Kỳ họp thứ Tư Quốc hội Khóa XIV: Tăng trưởng phải đi liền với an sinh xã hội

Làm sao để tăng trưởng thực sự bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2018 trên cơ sở tiền đề năm 2017 đã hoàn thành và vượt 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như kế hoạch là sự quan tâm, trăn trở của nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong 2 ngày (31/10 và 1/11) khi thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và Ngân sách nhà nước năm 2017 - kế hoạch năm 2018.
tang truong phai di lien voi an sinh xa hoi Huy động tốt mọi nguồn lực “Chung tay vì người nghèo”
tang truong phai di lien voi an sinh xa hoi Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội

“Chúng ta đang cố tăng trưởng bằng mọi giá?”

Nhận định của một số ĐBQH về tình hình KT - XH của đất nước trong năm 2017 cho thấy có nhiều điểm sáng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý là đã tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và giữ môi trường ổn định để phát triển...

tang truong phai di lien voi an sinh xa hoi
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp ngày 31/10 và 1/11

Kết quả đó đã củng cố, tăng cường “đáng kể” niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tạo sự đồng thuận và động lực chung để toàn dân và doanh nghiệp vững tin, chung tay cùng Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiến nhanh về phía trước.

Tuy nhiên, điều mà các ĐBQH gửi gắm, đóng góp ý kiến giải pháp nhiều trong 2 ngày thảo luận về tình hình KT- XH là kiên quyết không tăng trưởng bằng mọi giá. Tăng trưởng nhưng phải bền vững với những giải pháp căn cơ, lâu dài. Đáng chú ý, đi sâu phân tích về chỉ tiêu tăng trưởng, ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng, “Tăng trưởng giữa các quý đang lên xuống đột ngột, không theo logic thông thường”.

Nếu như các quý cuối năm tăng trưởng rất cao, thì sang quý I liền kề của năm sau lại giảm xuống rất nhanh và đột ngột. Có thể lý giải do quý I cũng là dịp Tết nên sản xuất giảm sút, nhưng cũng không thuyết phục. Bởi lẽ, sự giảm sút về sản xuất đã được bù đắp bởi tiêu dùng và du lịch, nên dù có giảm cũng không thể giảm quá sâu.

Mặt khác, do quy trình ngân sách theo năm nên đầu năm chí ít cũng không thể làm tốc độ tăng trưởng giảm quá nhanh. Vì rằng quý I có thể giảm chi đầu tư, nhưng các khoản khác vẫn phải chi và chi tiêu ngân sách chỉ tác động một phần đến tăng trưởng. Đồng thời, sản xuất cũng không thể đình trệ đột ngột trên diện rộng để GDP “rơi tự do” như diễn biến mấy năm gần đây, mà theo ĐB Hoàng Quang Hàm là “rất kỳ lạ”.

Đơn cử, nếu quý IV.2015, cả nước hân hoan vì tăng trưởng đạt 7,01%, thì quý I.2016 rơi xuống còn 5,48%, giảm hơn 2,2%. Mức tăng trưởng này nhích lên trong quý II, quý III và đạt mức cao là 6,68% ở quý IV.2016, nhưng lại đột ngột giảm ngay ở quý liền kề (quý I.2017 giảm xuống còn 5,1%). Và hiện nay, GDP lại đang “tăng tốc rất thần kỳ” ở các quý cuối năm 2017.

Liệu rằng quý I.2018 có thoát khỏi quy luật bất thường này hay không?“Với số liệu trên cử tri cho rằng, nếu thống kê tốt không có nghi vấn gì, thì tăng trưởng đã có những điểm nghẽn bất hợp lý. Chính phủ phải làm rõ và có giải pháp khắc phục ngay, không để tình trạng này tiếp tục xảy ra ở quý I.2018 và quý I các năm sau”, ĐB Hoàng Quang Hàm đề nghị.

Cũng nhất trí với nhận định về chu kỳ tăng trưởng GDP trong năm có sự khác biệt, tăng giảm giữa các quý, song theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: “Hiện tượng và tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong năm, nhưng quý I năm sau thấp hơn quý IV của năm trước đã được các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá và phản ánh đúng chu kỳ, mùa vụ trong tăng trưởng của năm”.

Bên cạnh đó, theo ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cũng như nhiều ĐBQH khác còn băn khoăn, đó là Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã “chuyển” khá mạnh, nhưng một số bộ, ngành và nhiều địa phương, nhất là ở cấp cơ sở thì vẫn chưa thực sự “động”. Nói như ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), đó là tình trạng “trên bảo dưới không làm”, trong khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, thì bộ máy bên dưới thờ ơ, vô cảm trong thực hiện công vụ. Và đây là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng vẫn còn nhiều “vật cản”.

Đã đến lúc cần tính lại tính cạnh tranh trong công chức

Góp ý kiến thảo luận về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, ĐB Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng, để có một tấm bằng cử nhân chứ chưa nói đến bằng thạc sỹ là cả một quá trình phấn đấu của một con người, chưa kể đến sự tôn vinh, kỳ vọng của gia đình, dòng tộc.

Nhiều gia đình đầu tư cả gia sản, bán cả ruộng vườn mà cả đời mình lao động cực nhọc, tích góp được để vun vén cho con ăn học. Đó là chưa kể đến sự đầu tư của xã hội cho mỗi người đi học như vậy. Song theo số liệu từ Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH) thì đến thời điểm quý II năm 2017 trong cả nước còn có 180.000 cử nhân chưa có việc làm.

ĐB Nguyễn Quốc Hận cho rằng, vấn đề này đã được các ngành chức năng mổ xẻ nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hữu hiệu. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết sớm. Ông Hận cũng đề cập đến hiện tượng trên một số trang mạng có những sinh viên do phẫn uất đã tự tay đốt tấm bằng đại học mà sau bao ngày phấn đấu cật lực của mình để đi làm việc khác, công việc mà không cần phải học hành nhiều cũng làm được, đó là chạy xe ôm.

Đối lập với câu chuyện cử nhân trên ĐB Hận cũng chỉ ra mặt khác của đội ngũ công chức hiện nay, khi trong nhiều báo cáo đều có chung đánh giá, một bộ phận cán bộ, công chức có năng lực hạn chế nên không đáp ứng yêu cầu công việc.

“Vậy tại sao công chức thì phải là công chức suốt đời, dẫn đến tình trạng chạy đua bằng mọi cách để vào công chức, thế là đã được bao bọc suốt đời, cứ làm việc từ từ, cứ đến tháng thì lĩnh lương, đến năm thì lên lương, đến tuổi về hưu thì có bảo hiểm xã hội?” – ông Hận đặt câu hỏi.

Vì thế, theo ĐB Hận, đã đến lúc cần tính lại tính cạnh tranh trong công chức, bằng cách cứ sau vài năm đánh giá lại công chức một cách thực chất để từ đó loại ra khỏi công chức một số người không còn đủ điều kiện, không đáp ứng được yêu cầu công việc và song song đó chúng ta tổ chức tuyển dụng đội ngũ công chức mới vào, đây cũng có thể cho là một giải pháp đầu ra cho nạn cử nhân thất nghiệp.

Còn đề cập đến khía cạnh khác của lực lượng lao động, vấn đề việc làm, ĐB Nguyễn Thị Như Ý và ĐB Bùi Xuân Thông (Đồng Nai) tranh luận với ĐB Bùi Sỹ Lợi về việc nhiều doanh nghiệp lách luật chấm dứt hợp đồng đối với những lao động sau tuổi 35 - 40 (có nguyên nhân từ phía người lao động).

Theo ĐB Như Ý, bà đồng tỉnh với ý kiến của ĐB Ngọ Duy Hiểu khi cho rằng tình trạng doanh nghiệp lách luật chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động có thâm niên công tác từ 10-15 năm là rất đáng lo ngại. Bởi nó không trái với quy định về pháp luật lao động nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi sau này của người lao động cũng như việc thực hiện chính sách an sinh của nhà nước.

Vì thế, bà đề nghị cần đánh giá lại để có giải pháp thực hiện trong thời gian tới.Tranh luận lại, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định dù thực tế có nhiều DN có tư tưởng đẩy lao động cao tuổi ra khỏi dây chuyền nhưng ông không kết luận mọi đơn vị, địa phương đều như vậy…

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động