Kỳ cuối: Những lá thư hoá thành các trang văn

(LĐTĐ) Trong những bức thư thời chiến, bên cạnh lý tưởng và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc là tâm tư, tình cảm của người lính đang yêu trong những hoàn cảnh rất riêng nhưng lại trong khung cảnh rất chung của đất nước. Những bức thư, những trang nhật ký chiến trường đã trở thành những trang văn và người lính đã hoá thành thi sĩ.
ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien Kỳ 2: Tinh thần quyết thắng và khát vọng về hoà bình
ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien Thư thời chiến - di sản cho hôm nay và mai sau

Những năm 1970, hơn 10.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội lên đường nhập ngũ, hình thành nên một thế hệ sinh viên thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Có nhiều người mới học xong năm thứ nhất, nhưng cũng có người sắp tốt nghiệp, chuẩn bị đi tu nghiệp nước ngoài. Một thế hệ thanh niên hào hoa ra trận, mang trong mình tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu gia đình. Những lá thư thời chiến của thế hệ sinh viên này còn ngập tràn tình yêu đôi lứa với những mộng mơ, bay bổng, trong sáng, rụt rè...

Mặt trận Quảng Trị ác liệt và anh hùng là mảnh đất mà nhiều chiến sĩ đã nằm xuống. Đã có cả một thế hệ thanh niên Thủ đô, từ trường đại học cầm súng bước thẳng ra mặt trận, vào chiến trường Quảng Trị, nhiều người đã ngã xuống và không trở về.

ky 3 sang them ve dep tam hon cua nguoi linh thoi chien
Những bức thư tình lãng mãn của người lính gửi cho hậu phương (Ảnh tư liệu).

Nguyễn Văn Thạc là một chiến sĩ như vậy. Sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công, Thạc là người đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 toàn miền Bắc năm học 1969-1970. Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô.

Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn những nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải ở lại để tham gia quân đội. Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập, để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6/9/1971.

Có những bức thư, những trang nhật ký chiến trường của anh đã trở thành những trang văn học, người lính Nguyễn Văn Thạc đã hoá thành thi sĩ. Vào một đêm thức trắng tại tuyến lửa, người lính binh nhì Nguyễn Văn Thạc viết thơ tặng người yêu đang sống ở thành phố chân trời xa, 11/7/1972: “Đêm trắng trong... là đêm của em /Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn/ Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn/ Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa…”. Đằng sau sau những “lời xa xôi” đó là một tình yêu cháy bỏng và thủy chung vô bờ.

Cũng có đoạn cuối của lá thư như một lời thì thầm cảm động đến tận đáy lòng: “TB: Con nói khẽ với mẹ thôi nhé. Mẹ xem có “khóm hoa” nào tươi tốt, ngắm kỹ một bông dù trắng dù hồng, cốt ở cái hương mà được người khen thơm rồi mẹ mách trước cho con để con... Mẹ đừng nói cho ai biết và đừng cười con mẹ nhé!

Đứa con bé bỏng của mẹ chưa bao giờ làm mẹ được vui lòng. Hôm nay con nói vui thế thôi, kẻo xóm giềng họ biết họ cười con đấy mẹ nhỉ...” - thư của chiến sĩ Vũ Xuân Thu viết ngày 15/3/1975. Khi đó chàng trai Vũ Xuân Thu 26 tuổi, vừa cùng đơn vị giải phóng Phước Long.

Có những bức thư người chồng gửi cho vợ ở hậu phương với một tình cảm thật nồng nàn. Ngày 5/2/1973, từ núi rừng Trà Mi, Đại tá Đỗ Sâm viết: “Hiện nay em chẳng thể tới thăm anh ở rừng Trà Mi được, nhưng khi hòa bình chiến thắng rồi em sẽ có điều kiện vào trong này thăm miền Nam đấy. Em sẽ đi qua cầu Hiền Lương, qua Huế, Đà Nẵng... thăm thành đồng anh hùng của Tổ quốc, nơi người chồng thân yêu của em đã anh dũng chiến đấu những ngày xa em. Anh sẽ dẫn em đi chơi trên các đường phố, làng quê ở miền Nam... em chuẩn bị đi nhé... Anh muốn trước khi trở về hẳn miền Bắc hai vợ chồng mình được dạo chơi trong này một thời gian để em có dịp đi thăm đất nước quê hương... Anh yêu của em: Đỗ Sâm”.

Các lá thư của Đại tá Đỗ Sâm gửi cho vợ ở hậu phương (đến nay gia đình còn lưu lại được 34 lá) trong suốt hơn 10 năm ông đi chiến trường đều bắt đầu bằng những dòng chữ “Em yêu quý!”, Em yêu quý nhất của đời anh!”, “Em yêu duy nhất của đời anh!”, “Em vô cùng thương mến!”...

Mỗi lá thư thời chiến rất đỗi riêng tư nhưng tất cả lại cho người đọc cảm nhận nhiều điều về đời sống tinh thần của lớp thanh niên của xã hội thời chiến; góp phần làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn người lính tuy gian khổ nhưng luôn yêu đời, khát vọng hòa bình, mong đợi ngày đoàn tụ, tin tưởng vào thắng lợi ở ngày mai.

Và chính tình yêu vững chắc nơi hậu phương ấy đã làm động lực cho các chiến sĩ thêm quyết tâm, vượt qua gian khổ để làm nên cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Đó là ý nghĩa và cũng chính là thông điệp từ những lá thư thời chiến truyền lại cho các thế hệ sau hôm nay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động