Vì sự an toàn của bệnh nhân tại các cơ sở y tế

Kỳ cuối: Muốn an toàn, luyện kỹ năng thoát hiểm

(LĐTĐ) Phòng chống cháy, nổ là công tác quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của các nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh trong bệnh viện, tuy nhiên, việc này chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi bệnh viện luôn tích cực và chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Đặc biệt, mỗi cá nhân cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thoát nạn cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
ky cuoi muon an toan luyen ky nang thoat hiem Góc nhìn từ Bệnh viện Nhi Trung ương
ky cuoi muon an toan luyen ky nang thoat hiem Công đoàn Y tế Việt Nam: Góp phần giảm thiểu bạo hành trong cơ sở y tế
ky cuoi muon an toan luyen ky nang thoat hiem Chính thức áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh

Sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh

Theo thông tin từ Phòng PC07 - Công an thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 492 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó120 bệnh viện, 39 trung tâm y tế, 182 trạm y tế, 107 phòng khám đa khoa và 34 cở sở khám chữa bệnh khác. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Trong đó, các nguyên nhân xảy ra cháy thì phần lớn là do sự cố hệ thống điện và ý thức về công tác PCCC của các bệnh viện chưa cao.

ky cuoi muon an toan luyen ky nang thoat hiem
Một số hình ảnh minh họa kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy. (Ảnh: Cục Phòng cháy chữa cháy).

Đáng lo ngại, Phòng PC07 cho rằng, công tác PCCC&CNCH tại các bệnh viện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Bởi lẽ, khi không may xảy ra cháy, nổ, nhiều bệnh viện nằm trong ngõ nhỏ, đường đông, đường nội bộ bị lấn chiếm… gây khó khăn cho xe chữa cháy và các loại xe chuyên dụng tiếp cận cơ sở.

Đặc biệt, tại một số bệnh viện cũ, xuống cấp, nguồn nước PCCC tại các bệnh viện không đảm bảo phục vụ chữa cháy. Bên cạnh đó, tại nhiều bệnh viện, lối thoát nạn không đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC. Cụ thể, nhiều bệnh viện hành lang hở, cầu thang hở, không có giải pháp thông gió, chống tụ khói … Nếu không may xảy ra cháy nổ, thì công tác PCCC& CNCH gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 28/12/2016, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội (trước đây) và Sở Y tế Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp số 1436/QCPH-CSPC&CC-SYT về công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố.

Ngày 9/8/2018, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 4082/QĐ-BCA về việc sáp nhập Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội vào Công an thành phố Hà Nội. Theo đó, Công an Thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Y tế Hà Nội theo quy chế phối hợp mới để đảm bảo công tác phối hợp trong công tác PCCC&CNCH.

Bởi vậy, để chủ động trong công tác phòng chống cháy, nổ, Phòng PC07 cho rằng, các bệnh viện cần thực hiện đầy đủ việc thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc có liên quan đến an toàn PCCC. Đồng thời, phải niêm yết nội quy, quy định an toàn về phòng cháy, biển cấm lửa và tiêu lệnh chữa cháy tại các khu vực.

Đặc biệt, các bệnh viện cần trang bị đầy đủ phương tiện PCCC và thường xuyên kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC định kỳ theo quy định tại TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”. Bên cạnh đó, cần bố trí lực lượng PCCC cơ sở tuần tra, thường trực, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra và lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện về nghiệp vụ PCCC.

Và để công tác PCCC được đảm bảo, khi xây dựng, các bệnh viện cần thiết kế công trình có lối thoát nạn, phương tiện thoát nạn phù hợp cho bệnh nhân và người tàn tật, xây dựng và luyện tập phương án thoát nạn khi cháy xảy ra. Các lối thoát nạn trong và ngoài công trình như: Hành lang, thang bộ, cửa đi…phải luôn thông thoáng, đảm bảo yêu cầu thoát nạn.Trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng sự cố, biển chỉ dẫn thoát nạn.

Tại tầng để xe bố trí trong bệnh viện phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng và đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC theo quy định…Tại các khu vực đặt máy biến áp, máy phát điện phải bố trí tại các phòng được ngăn cháy riêng biệt hoặc áp dụng các giải pháp chống tràn dầu, chống cháy lan khác.

Không cho phép bảo quản các loại phim X quang và các loại hoá chất dễ cháy khác trong cùng dãy nhà điều trị bệnh nhân.Trong các khu khám chữa bệnh, khu kỹ thuật nghiệp vụ tồn tại các hệ thống làm việc dưới áp lực cao có nhiều nguy hiểm cháy nổ như hệ thống các trang thiết bị làm lạnh, kho lạnh, hệ thống khí oxi âm tường đến các giường bệnh, trong quá trình vận hành sử phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn.

Cũng theo Phòng PC07, các bệnh viện nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh. Chức năng của hệ thống này là phát hiện và báo cháy sớm, điều khiển liên động các hệ thống chữa cháy tự động và các hệ thống khác có liên quan như: Thông gió, điều áp, thang máy, cửa chống cháy, loa truyền thanh báo cháy…

Đặc biệt, hệ thống báo cháy địa chỉ thông minh còn hạn chế tránh được việc khi có cháy xảy ra sẽ không báo động cùng lúc cho toàn bộ các khu vực, vì như thế sẽ dẫn đến cảnh những người hiện đang có mặt trong tòa nhà tâm trạng hoản loạn, dòng người thoát nạn gia tăng đột biến dẫn đến xô đẩy, dẫm đạp lên nhau… gây khó khăn cho công tác cứu nạn cứu hộ.

Người dân cần chủ động

Hiện nay, công tác PCCC là trách nhiệm không của riêng ai. Những đám cháy dù lớn hay nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, gây thiệt hại về người và tài sản. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, bệnh viện, điều quan trọng là phải bắt đầu từ ý thức, hành vi coi trọng công tác PCCC của mỗi người dân. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ, tích cực tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng PCCC để có thể tự bảo vệ mình trước những hiểm họa khôn lường của “thần lửa”.

Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, phụ trách công tác PCCC chia sẻ với báo chí: Khi xảy ra cháy nổ, người dân thường thiếu kỹ năng PCCC. Đa phần các nạn nhân trong các vụ cháy, nổ có hậu quả nghiêm trọng là do hít quá nhiều khí độc mà tử vong. “Khi xảy ra cháy, nổ trong trường hợp ngọn lửa không trực tiếp đe dọa đến tính mạng, thì mọi người nên bình tĩnh tìm cách để tự bảo vệ mình.

Nếu như đối với những tòa nhà cao tầng, cháy tầng dưới, thì những người tầng trên nên tìm một phòng an toàn, sau đó đóng cửa lại, dùng chăn màn thấm nước, cùng với băng dính bịt kín các kẻ hở của cửa lại, để chờ cơ quan chức năng đến ứng cứu. Thay vì mọi người sợ hãi, bỏ chạy toán loạn ra ngoài thì việc hít phải khí độc là cực kỳ nguy hiểm”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Còn đối với những trường hợp ngọn lửa trực tiếp đe dọa đến tính mạng, thì việc tìm cách thoát thân nào hợp lý nhất là điều cấp thiết. Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, khi xảy ra cháy, nổ, người dân thoát ra ngoài phòng cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ, tuyệt đối không được chen lấn xô đẩy trong quá trình thoát nạn.

Không được sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong. Và nếu phải mở cửa thì phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa phải tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Đặc biệt, khi xảy ra cháy, nổ tại những nơi tập trung đông người như bệnh viện, người dân phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thông thường như: Cầu thang bộ, nơi có đèn Exit – Lối ra là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy, nổ, cần cứu nạn cứu hộ hãy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết. Đồng thời gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 (Số điện thoại 114 là số điện thoại gọi không mất tiền). Mọi công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã được nhà nước chi trả, người dân không phải mất một khoản chi phí nào.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động