Phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc nói hoài vẫn thế

Kỳ cuối: Cần phải quyết liệt hơn

(LĐTĐ) Hiện nay tình trạng buôn bán chất phụ gia thực phẩm độc hại vẫn diễn ra một cách phổ biến. Thực tế cho thấy, công tác quản lý kinh doanh, sử dụng hóa chất, phụ gia nói chung và trong chế biến thực phẩm nói riêng, vẫn chưa có lối thoát... Hàng ngày, khắp các địa phương, cơ quan chức năng vẫn không ngừng phát hiện những vụ kinh doanh có liên quan đến sử dụng hóa chất, chất phụ gia... gây hại cho sức khỏe con người.
ky cuoi can phai quyet liet hon Kỳ 1: Bát nháo các loại phụ gia thực phẩm
ky cuoi can phai quyet liet hon Lạng Sơn: Phát hiện, thu giữ hàng trăm kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
ky cuoi can phai quyet liet hon Huế: Phát hiện hơn 100 máy hút thuốc lá điện tử không rõ xuất xứ

Những “kẻ giết người” thầm lặng

Gần đây nhất, trưa 4/5, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ 1 xe ôtô chở khối lượng lớn các loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cụ thể, trong khi làm nhiệm vụ tại quốc lộ 1A (đoạn qua xã Vân Thủy, Chi Lăng) lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn phát hiện xe ôtô BKS 12C- 075.01 có nhiều nghi vấn.

ky cuoi can phai quyet liet hon
Các loại thực phẩm sử dụng hóa chất tạo màu đẹp mắt vẫn bày bán tràn lan trên thị trường.

Dừng xe kiểm tra, phát hiện trên xe chở hơn nửa tấn thực phẩm các loại gồm củ cải sơ chế, lương khô, đạm tương, hơn 1.100 chai xì dầu, gia vị cùng nhiều loại phụ gia thực phẩm được sản xuất tại Trung Quốc. Lái xe Lô Văn Chứ (SN 1971, trú tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) không xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa này.

Đây chỉ là một trong số hàng loạt các vụ nhập lậu thực phẩm, chất phụ gia mà cơ quan chức năng vừa bắt giữ được. Điều đó cho thấy, hàng ngày, hàng giờ vẫn có hàng tấn các thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người được bày bán tràn lan trên thị trường. Mặc dù cơ quan chức năng, báo chí đã nhiều lần cảnh báo về những tác hại khôn lường của việc sử dụng chất phụ gia không đúng liều lượng, các chất phụ gia cấm nhưng nhìn chung tình trạng này vẫn còn diễn ra phổ biến.

ky cuoi can phai quyet liet hon

Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Nghiên cứu sinh học và thực phẩm – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) việc sử dụng phụ gia không đúng liều lượng, chủng loại, đặc biệt phụ gia không được phép sẽ gây tác hại khôn lường cho sức khỏe. Hiện mỗi năm nước ta có trên 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm và hàng chục người tử vong. Chất độc từ phụ gia thực phẩm không an toàn còn tích tụ trong cơ thể gây các bệnh mãn tính.

Dù dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên và liên tục, một số phụ gia thực phẩm sẽ tích lũy trong cơ thể gây tổn thương lâu dài. “Việc sử dụng phụ gia thực phẩm bị cấm có thể gây chứng ngộ độc mãn tính như: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mãn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút, có nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, gây quái thai ở phụ nữ mang thai”, ông Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam đã thực sự sợ hãi khi hàng ngày phải đối diện với những thông tin về thực phẩm độc hại. Theo số liệu của ghi nhận ung thư toàn cầu và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.

Còn theo số liệu mới nhất tỷ lệ mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138,7/100.000 dân, đứng thứ 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc. Nguyên nhân chủ yếu phải chăng là từ các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng cho rằng các chất phụ gia thực phẩm hầu như không gây độc hại khi được dùng đơn lẻ, nhưng nếu kết hợp nhiều phụ gia trong quá trình chế biến có thể phát sinh những chất độc hại do phản ứng hóa học hay do tác động vật lý. Vì vậy, ông khuyên rằng người tiêu dùng khi mua thực phẩm nên đọc kỹ nhãn mác để biết thực phẩm có chứa bao nhiêu chất phụ gia để có quyết định lựa chọn phù hợp.

Đặc biệt, trong quá trình chế biến thực phẩm tại gia đình không nên lạm dụng phụ gia như bột ngọt, bột nêm, phẩm màu, chất làm mềm, chất tẩy trắng. Muốn màu món ăn ngon, người tiêu dùng có thể sử dụng các phẩm màu tự nhiên, không nên dùng phẩm màu công nghiệp…

Xây dựng từ ý thức người tiêu dùng

Một thực tế diễn ra hàng chục năm nay, thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa hóa chất độc hại được bày bán công khai ở nhiều chợ lớn nhỏ trên địa bàn Thủ đô, song ít khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Trước khi thẩm lậu vào Hà Nội, các xe ôtô chuyên chở phụ gia thực phẩm đi qua rất nhiều chốt, trạm hải quan, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường… song vẫn dễ dàng qua mặt.

Đây là những vấn đề cần được chấn chỉnh. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng việc quản lý phụ gia thực phẩm hiện nay còn rất nhiều khó khăn do nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa tốt. Đặc biệt, trong đó có một số cơ sở chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà chưa quan tâm đến tác hại có thể gây ra cho người tiêu dùng.

Hồi chuông cảnh báo đã reo lên nhiều lần nhưng dường như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy, người bán cứ bán, người mua cứ mua và người ăn chất độc hại thì vẫn cứ ăn. Đề cập đến vấn đề này, anh Nguyễn Duy Phương (Lò Đúc, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi nghe rất nhiều thông tin về các hóa chất, phụ gia cấm hàng ngày được bày bán công khai tại các khu chợ. Tôi cảm thấy rất lo sợ. Lo sợ hơn nữa, khi chính những người cùng dân tộc lại đang hại nhau. Nên tôi cũng mong muốn các cơ quan chức năng sớm có biện pháp để ngăn chặn tình trạng bán tràn lan các chất độc hại ra thị trường”.

Vài khảo sát thị trường cho thấy, phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm truyền thống, không quan tâm đến xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm cũng như các chỉ số kiểm định từ cơ quan chức năng khi sản phẩm lưu thông tại thị trường. Điều mà phóng viên cảm thấy day dứt khi thực hiện bài viết này chính là vấn đề lương tâm của những người kinh doanh các loại phụ gia thực phẩm cấm, độc hại.

Bởi lẽ, hành vi của họ đang trực tiếp và ngày ngày tiếp tay cho những loại hoá chất gây hại cho sức khỏe đồng loại. Và, rất có thể trong số những khách hàng sử dụng những loại thịt ôi được ướp tẩm phụ gia, đồ uống có chứa chất độc đó có cả người thân của họ.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, muốn tránh tình trạng lạm dụng hóa chất, phụ gia độc hại trong chế biến thực phẩm như hiện nay thì chỉ biết kêu gọi, trông chờ vào lương tâm, ý thức của người kinh doanh. Bởi bản thân hóa chất không có tội, mà người có tội là người lạm dụng hóa chất khi chế biến thực phẩm. Ông cũng nhấn mạnh rằng, bản thân người tiêu dùng, người sử dụng thực phẩm, người trực tiếp đưa thức ăn qua cơ thể mình hằng ngày cũng cần có ý thức hơn trong việc lựa chọn nguồn gốc sản phẩm. Mỗi người hãy là một người tiêu dùng thông minh.

Do vậy, để ngăn chặn được dòng chảy của các loại phụ gia bẩn, yếu tố hết sức quan trọng chính là sự thay đổi nhận thức của cả một cộng đồng. Đừng vì lợi nhuận trước mắt để đánh đổi lại những mối nguy hại sức khỏe cho cả cộng đồng. Hãy cùng nhau tẩy chay các loại phụ gia bẩn và lên án những cá nhân đang ngày ngày tiếp tay cho các loại phụ gia này có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng. Có như vậy, các loại phụ gia bẩn mới được ngăn chặn tận gốc.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.

Tin khác

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

(LĐTĐ) Qua công tác nắm tình hình địa bàn và nguồn tin báo của người dân, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, phát hiện tình trạng một số bơm kim tiêm đã qua sử dụng bị vứt xung quanh các gốc cây sát khu vực đường sắt và hàng rào Bệnh viện Bạch Mai, đoạn từ cổng số 4 đến cổng số 3, đường Giải Phóng.
Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

(LĐTĐ) Có nhà mà không được nhận, lại mặc kẹt trong “vòng xoáy” lãi suất… thực trạng về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai đang là vấn đề gây nhức nhối dư luận, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua và cả hệ lụy về mặt xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động