Đừng để ăn vào… mắc bệnh

Kỳ cuối: Căn nguyên gây ra các bệnh ung thư về đường tiêu hóa

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm tồn dư hóa chất sẽ không bị ung thư ngay, nhưng nó tích tụ trong cơ thể, đến thời điểm nhất định trở thành tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính gây nên những bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa Mất bao lâu để bạn tiêu hóa thực phẩm bạn ăn?
ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa Nguy cơ ung thư đại tràng từ việc ăn thực phẩm ít chất xơ

Nguy hại từ hóa chất trong thực phẩm

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, thực phẩm bẩn đang là quốc nạn của Việt Nam. Đó là nguyên nhân dẫn đến số ca bệnh nhân ung thư gia tăng. Cần định nghĩa rõ ràng: “Một thực phẩm được đánh giá là không an toàn (thực phẩm bẩn) khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho sức khỏe.

Trong thực phẩm bẩn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích, thuốc nhuộm màu. Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, tiêu chảy…Về lâu dài có thể là căn nguyên gây ra các bệnh mãn tính, ung thư và dẫn tới tử vong”, GS Nguyễn Bá Đức phân tích.

ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa
Ăn quá nhiều đồ nướng, cháy cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm và do tuổi thọ tăng. Trong đó, tác nhân từ thực phẩm đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá chiếm khoảng 30%, di truyền từ 5-10%. Tuy nhiên, GS Nguyễn Bá Đức cho rằng, thuốc lá là nguyên nhân có thể nhìn thấy để tránh được, còn thực phẩm rất đa dạng, không thể tránh hết được.

Bản thân thực phẩm không có hại, nhưng các hóa chất trong thực phẩm là cái nguy hại nhất, thông qua ăn uống, rất nhiều chất độc hại vào cơ thể mà chúng ta không hay. “Hiện nay, vì lợi nhuận người dân đang tự hại lẫn nhau. Đơn cử, rau cỏ phun quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Nhiều trường hợp rau phun thuốc hôm trước, hôm sau đã thu hoạch, bán thì sao không gây bệnh”, chuyên gia đầu ngành ung thư phân tích.

GS Nguyễn Bá Đức cũng cho biết, ngoài nguồn gốc thực phẩm, một tác nhân gây ung thư phổ biến ở Việt Nam là do chế biến thực phẩm sai cách. “Các đồ ăn chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các amin dị vòng có khả năng gây ung thư. Đồ nướng, như thịt nướng, nội tạng nướng… sẽ hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng, đơn cử như pyrene (có trong bồ hóng gác bếp và nhựa đường) gây ung thư”, GS Nguyễn Bá Đức phân tích. Đồng thời, người Việt cũng có tâm lý tiết kiệm, nhiều người ăn các loại hạt quá hạn sử dụng, gạo mốc, đồ khô bị mốc…dễ gây nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% UBND các tỉnh, thành phố có kế hoạch và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như các nguyên tắc phòng, chống bệnh... hiệu quả.

Bên cạnh đó, những thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này. “Việc ăn quá nóng, quá mặn cũng là một trong những tác nhân gây ung thư. Cụ thể, hay ăn nóng dễ gây bệnh ung thư thực quản, mặn quá dễ gây ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, ruột. Còn ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú, đại tràng…”, chuyên gia ung thư dẫn chứng.

Trẻ hóa ung thư

Đáng lo ngại, hiện nay các ca mắc bệnh ung thư không chỉ gia tăng, Việt Nam đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn trên thế giới. Điển hình là ung thư vú đang ghi nhận trẻ hơn so với thế giới tầm 5 – 10 tuổi. Nhiều phụ nữ mới 40 tuổi đã mắc bệnh. Bên cạnh đó, còn có một số bệnh ung thư ở nước ta mắc trẻ hơn so với thế giới là ung thư phổi, trực tràng…

Lý giải về điều này, GS Nguyễn Bá Đức cho rằng, ung thư vốn dĩ là căn bệnh mà mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, bao gồm cả người già lẫn người trẻ. Trong đó, một số loại ung thư thường mắc ở đối tượng người cao tuổi như: Ung thư dạ dày, gan, phổi, trực tràng. Ngược lại, một số loại ung thư được ghi nhận nhiều hơn ở những người trẻ như: Ung thư máu, bạch cầu…

Cụ thể, theo GS Nguyễn Bá Đức, ung thư ở những người già vẫn được ghi nhận nhiều hơn do nằm trong quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người khi sống càng lâu, các chức năng trong cơ thể dần bị lão hóa, suy giảm; đồng thời, thời gian tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ngày càng nhiều. Nguyên nhân thứ hai là do trong cơ thể mỗi con người luôn diễn ra quá trình tự đào thải và tạo mới các tế bào. Những chu trình này càng diễn ra nhiều theo thời gian, sai sót đột biến tế bào càng nhiều, đây có thể chính là yếu tố gây nên các bệnh, trong đó có ung thư.

Do đó, để phòng chống ung thư, chuyên gia đầu ngành về ung thư khuyên mọi người nên điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng cho phù hợp, tránh các nguy cơ gây ung thư. Trong đó, mọi người cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn nhiều rau củ quả, từ đó rèn luyện cho mình một cơ thể thực sự khỏe mạnh.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Bá Đức cũng thẳng thắn nhìn: Dù biết thực phẩm là căn nguyên chính gây ung thư, nhưng với tình hình hiện tại, người dân cũng khó phân biệt thực phẩm bẩn mà tránh. “Cứ nói rau sạch, thịt sạch nhưng để truy được nguồn gốc rất khó. Không chỉ rau, thịt đến nguồn nước cũng không sạch hoàn toàn”, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, người dân vẫn có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách thường xuyên thăm khám và tầm soát ung thư. Bởi bệnh ung thư nếu được phát hiện càng sớm, việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn, điều trị kéo dài, tốn kém trong khi hiệu quả lại không cao. Trong khi đó, hiện nay đa số người dân đến khám và điều trị ung thư ở giai đoạn muộn. Đây chính là lý do chính khiến tỷ lệ chữa khỏi ung thư tại nước ta thấp, không bằng các nước phát triển.

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư tại các nước phát triển trên 80%, nhờ chiến dịch sàng lọc và phát hiện sớm bệnh. Nếu người dân Việt Nam cũng được phát hiện sớm bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ ngang với các nước phát triển. “Bởi vậy, người dân cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào thấy trong cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, với những người có tiền sử trong gia đình từng mắc bệnh ung thư thì cần chú ý hơn”, GS Nguyễn Bá Đức cho biết thêm.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Xem thêm
Phiên bản di động