Những “dòng nước độc” bủa vây Hà Nội

Kỳ cuối: Cần lắm những giải pháp đột phá

(LĐTĐ) Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh, mương, cống lộ thiên… song hiệu quả mang lại vẫn chưa được triệt để. Những “dòng nước độc” bủa vây đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với Thành phố trong quá trình phát triển, đòi hỏi cần có giải pháp tổng thể, đầu tư lớn cho hệ thống xử lý, cũng như sự chung tay của cả cộng đồng.
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 3: Nan giải việc hồi sinh các dòng sông
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 2: Khốn khổ vì kênh mương ô nhiễm
ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha Kỳ 1: “Ngạt thở” bên những dòng nước ô nhiễm

Vẫn là vấn đề nan giải

Về vấn đề cải tạo, giảm thiểu ô nhiễm nước trên địa bàn Hà Nội không phải đến bây giờ mới được đề cập. Dễ thấy là, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện kết quả dù đã cải thiện song vẫn chỉ dừng lại ở mức độ bê-tông hóa và cống hóa. Riêng phần “gốc” là xử lý nguồn nước ô nhiễm, làm sạch nước thải, hạn chế xả thải trực tiếp ra kênh, mương, sông, hồ… thì vẫn chưa được đồng bộ.

ky cuoi can lam nhung giai phap dot pha
Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm huy động sức mạnh của cộng đồng vào công tác giữ vệ sinh môi trường dọc sông Cầu Bây

Theo ghi nhận thực tế, ở cấp quản lý địa phương, vấn đề xử lý ô nhiễm liên quan tương đối nan giải, đặc biệt là các khu vực ngoại thành. Chẳng hạn, ở huyện Mê Linh, có thời điểm tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện lên tới 721.000 con. Có thế mạnh về chăn nuôi nhưng đến nay, cả 16/16 xã đều chưa có điểm xử lý chất thải tập trung.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát vẫn phổ biến tại hầu hết các xã. Đáng quan ngại hơn cả, tại không ít hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa phương này, chất thải được xả thẳng ra kênh rạch, ao hồ mà không hề qua xử lý. Điều này khiến tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải vật nuôi, trở thành bài toán khó đối với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững của địa phương.

Có mặt tại xã Liên Mạc - một trong những địa phương thuộc huyện Mê Linh có nghề chăn nuôi lợn phát triển mạnh, song khi đi dọc những kênh rạch, mương, rãnh… thuộc xã không khó để nhận thấy chất thải vật nuôi lắng đọng lâu ngày, bốc mùi xú uế. Nhiều đoạn, dòng nước đã không thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức.

Dương Liễu vào thời điểm này luôn tấp nập, chuẩn bị hàng hóa phục vụ dịp tết Nguyên đán. Đáng nói, ở làng nghề này vẫn tồn tại hiện tượng nước thải, đất, bã thải dong riềng, sắn không qua xử lý được “xả” trực tiếp ra môi trường qua hệ thống mương thoát nước hai bên đường. Do chất thải lâu ngày lắng đọng, tại các rãnh, mương nước mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc.

Được biết, để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của huyện Hoài Đức, cuối năm 2016, UBND TP Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành Nhà máy Xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà (đặt tại xã Dương Liễu) với công suất thiết kế 20.000m3/ngày - đêm. Tuy nhiên, công tác xử lý ô nhiễm môi trường nơi đây vẫn vô cùng khó khăn.

Chẳng hạn, chế biến tinh bột chỉ sản xuất theo mùa vụ, từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau và các hộ đều chế biến tại gia đình. Đất chật, quy mô nhỏ, sản xuất mùa vụ nên dù chính quyền sở tại tích cực vận động song phần lớn các hộ gia đình làm nghề đều hạn chế đầu tư hệ thống xử lý nước, bã thải.

Còn tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín hệ thống kênh nước chảy qua địa bàn ô nhiễm bởi ý thức người dân chưa cao. Vân Tảo có kênh Đông và kênh 71 chảy qua, ở những điểm này thường tái diễn tình trạng rác thải dồn ứ. Nguyên nhân khiến kênh Đông bị ô nhiễm là do nước từ Trạm thủy lợi Hồng Vân chảy về, đi kèm với đó rác thải đều dồn ứ theo.

Ở kênh 71, dù nằm dọc đường tỉnh lộ 427, từng được xem là kênh mương dẫn nước chính qua địa bàn các xã Văn Bình, Vân Tảo, Hồng Vân… của huyện Thường Tín. Thế nhưng, nước trong mương này cũng đang trong tình cảnh đặc quánh, đen ngòm, rác thải nổi lênh bềnh trên mặt nước. Nguyên nhân được xác định là do một số cá nhân ý thức kém vô tư vứt bừa bãi các loại rác thải, túi nilon, chai lọ xuống mương… gây ô nhiễm.

Từng bước khắc phục

Với vấn đề ô nhiễm liên quan, theo khảo sát và ghi nhận trực tiếp từ các địa phương như: Vân Tảo (huyện Thường Tín); Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); Sơn Đồng, An Thượng (huyện Hoài Đức)… những phường, xã nơi chịu ảnh hưởng ô nhiễm trực tiếp đều đã tích cực kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền có hướng xử lý, khắc phục.

Tuy nhiên, do kinh phí địa phương hạn hẹp, khó tổ chức nạo vét hay bê tông hóa các khu vực ô nhiễm nên biện pháp duy nhất những nơi này có thể triển khai là kêu gọi và tuyên truyền, vận động người dân giữ vệ sinh môi trường.

Ở một góc độ tích cực hơn, đó là nhận thức được những nguy cơ về ô nhiễm môi trường nên chính quyền địa phương đồng bộ các biện pháp chặn ô nhiễm từ gốc. Cụ thể, tại huyện Mê Linh, địa phương này đang rốt ráo giảm ô nhiễm từ chăn nuôi thông qua phương cách triển khai hỗ trợ một lần đến 50% giá trị hầm biogas cho các gia trại, trang trại chăn nuôi. Về lâu dài, Mê Linh sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư và khuyến khích phát triển chăn nuôi an toàn sinh học.

Được biết, địa phương này cũng đang kiến nghị Thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các sở, ban ngành sớm triển khai Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố ban hành Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, trọng tâm là đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường khu chăn nuôi cho các vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, cụ thể hóa cơ chế khuyến khích chuyển đổi cơ cấu vật nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại xa khu dân cư giai đoạn 2017 - 2019.

Theo nhiều chuyên gia môi trường, về lâu dài, Thành phố phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi xả xuống các con sông. Cụ thể, Hà Nội cần triển khai xây dựng cống gom nước thải dọc tuyến sông để chuyển về điểm xử lý tập trung, kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông, thường xuyên các hoạt động vớt rác và nạo vét lòng sông thì chắc chắn sẽ giải quyết được dứt điểm tình trạng ô nhiễm sông.

Chưa hết, với vấn đề cải tạo sông hồ trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học cũng chỉ ra, bên cạnh các biện pháp xử lý như khảo sát, nạo, vét, ứng dụng khoa học công nghệ thì điều tiên quyết là huy động được sức mạnh tổng thể của cộng đồng vào nhiệm vụ “hồi sinh” các dòng nước ô nhiễm.

Câu chuyện hồi sinh sông Cầu Bây nhờ sức dân là một ví dụ. Sông Cầu Bây có chiều dài khoảng 7,2km đi qua địa phận huyện Gia Lâm. Trước đây, nhiều hộ dân sinh sống 2 bên bờ sông thường xuyên xả thải trực tiếp ra sông và xây dựng các công trình dân sinh gây ô nhiễm môi trường và thu hẹp dòng chảy.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm liên quan, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo UBND các xã: Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đông Dư và thị trấn Trâu Quỳ huy động người dân tham gia vệ sinh môi trường dọc tuyến sông trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền để nhân dân tự giác tham gia dọn vệ sinh, không vứt rác thải ra sông; Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với UBND các xã, thị trấn trồng hoa, cây cảnh trên những đoạn đường ven sông; các đoàn thể xã hội vận động hội viên, đoàn viên tham gia thu gom rác thải, thành lập câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm duy trì vệ sinh môi trường sau đợt ra quân...

Theo đánh giá, sau hơn một tháng phát động, đã có 1.303 cây xanh hai bên bờ sông và mái ta luy được cắt tỉa; 232 cây gãy, đổ, cây không phù hợp được giải tỏa; gần 82.000m2 bờ sông được phát quang bụi rậm... Tại xã Đa Tốn, nơi có 3,6km sông Cầu Bây đi qua, những đoạn đường ven bờ sông nay được “thay áo”, rực rỡ sắc hoa.

Là một trong những địa phương khá chủ động và thành công khi huy động sức mạnh tập thể của cộng đồng vào công tác vệ sinh môi trường, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư cho biết, thực hiện kế hoạch của UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Đông Dư đã tổ chức tổng vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Để dọn dẹp sông Cầu Bây, đoạn chảy qua địa bàn, xã đã vận động thành công hơn 120 người gồm nhân dân và cán bộ địa phương tham gia chặt dọn cỏ bên bờ và đường dọc sông Cầu Bây. “Nhờ huy động sức mạnh của cộng đồng, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn được đảm bảo. Các đợt vệ sinh liên quan cũng trực tiếp góp phần nâng cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các cấp, các ngành trong công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là việc giữ gìn và bảo vệ môi trường dọc tuyến sông Cầu Bây” - Lãnh đạo UBND xã Đông Dư chia sẻ.

Đinh Luyện – Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/3/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.

Tin khác

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, theo đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đầu tư khoảng 172.735 căn nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2.
Xem thêm
Phiên bản di động