Vì sao trụ sở cũ một số bộ, ngành vẫn không bàn giao cho TP Hà Nội xây dựng các công trình dân sinh?

Kỳ 2: Thiếu trường, lớp chật, vẫn trây ỳ không trả trụ sở!

(LĐTĐ) Hiện tại, mặc dù đã có một số bộ, ngành thực hiện di chuyển trụ sở ra khỏi khu vực nội đô. Tuy nhiên, trụ sở cũ vẫn được các cơ quan Nhà nước này “cố thủ” chiếm giữ, hoặc giao cho đơn vị trực thuộc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, ngành Giáo dục Hà Nội đang phải giải quyết tình trạng quá tải sĩ số học sinh/ lớp bằng việc “chèn” ghế, kê thêm bàn cho học sinh bởi thiếu quỹ đất. Vì sao lại có nghịch lý này?
ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so Khó thu hồi đất tại các trụ sở
ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so Còn tình trạng lạm thu, lãng phí quỹ đất xây trường
ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so Hà Nội phải bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội

Thiếu quỹ đất cho giáo dục, tiện ích công cộng

Những ngày cận kề năm học mới, điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất đó là việc tìm trường học cho con sao cho lớp học không chỉ đạt chất lượng, mà số lượng học sinh cũng không ở mức quá tải. Mong muốn là vậy, tuy nhiên, nhiều phụ huynh cũng đành phải chấp nhận cho con học nhiều ca, hoặc nghỉ luân phiên trong tuần để có lớp học gối thêm vào ngày thứ 7…

ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so
Số lượng học sinh không ngừng tăng, quỹ đất trong các quận nội đô có hạn nên không đủ để xây mới trường. Trong khi TP Hà Nội đã cấp đất cho một số bộ, ngành để xây trụ sở làm việc mới thì vẫn không chịu trả quỹ đất trụ sở cũ cho Thành phố!

Thực tế, theo kết quả khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội năm học 2018 - 2019 cho thấy, toàn thành phố Hà Nội có 2.689 trường và 1.986.809 học sinh mầm non và phổ thông (so với năm học 2017 - 2018 tăng 48 trường, tăng 109.930 học sinh), trong đó 2.182 trường công lập, có 507 trường tư thục. Trong khi đó, Hà Nội có hơn 100 trường mầm non, tiểu học công lập có sĩ số từ 50 học sinh trở lên mỗi lớp, thậm chí không ít trường số học sinh mỗi lớp lên đến trên 60 em.

Cụ thể, có 19/772 trường mầm non công lập có sĩ số từ 50 cháu trở lên/lớp học. Cá biệt có 4 trường mầm non có sĩ số 60 cháu/lớp, tập trung ở quận Cầu Giấy. Có 87/697 trường tiểu học công lập (chiếm 14%) có sĩ số từ 50 học sinh trở lên/lớp học. Cá biệt có 37 trường có sĩ số từ 55 học sinh trở lên/lớp, trong đó có 3 trường có sĩ số từ 60 học sinh trở lên/lớp. Ở khối THCS, có 13/599 trường công lập có sĩ số từ 50 học sinh trở lên/lớp.

Đơn cử như quận Hoàng Mai, một trong những “điểm nóng” về quá tải học sinh ở một số trường công lập, mặc dù năm học 2018 - 2019 đã tăng đáng kể về số trường, lớp (tăng 14 trường, tăng 122 lớp so với cùng kỳ năm trước) nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Bởi thế, riêng trong năm học này, số học sinh hiện tại trên địa bàn quận là 87.504 học sinh, tăng 5.000 học sinh so với cùng kỳ năm trước. Bình quân học sinh tại các trường là 45 học sinh/lớp. Trong đó, bình quân học sinh tại trường công lập là 48 học sinh/lớp.

Mặc dù số lượng học sinh của năm nay vẫn chưa được cập nhật bởi năm học 2019 - 2020 chưa bắt đầu, tuy nhiên, điệp khúc phải học trong lớp học lên tới 60 học sinh/lớp có lẽ vẫn là câu chuyện chưa thể khắc phục của Hà Nội. Nguyên nhân được các nhà quản lý đô thị chỉ ra là do tốc độ tăng dân số cơ học cao, cùng với việc phát triển đô thị, xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng trên địa bàn Thủ đô dẫn đến hiện tượng quá tải trong các trường công lập. Trong khi đó, Hà Nội lại đang thiếu quỹ đất để xây trường, đặc biệt là tập trung tại các quận nội thành như Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy...

Thu hồi đất tại các trụ sở có quá khó?

Có thể khẳng định với tốc độ đô thị hóa và kéo theo dân số tăng cơ học như hiện tại, thời gian tới các quận của Hà Nội sẽ còn tiếp diễn thực trạng thiếu trường học, thiếu tiện ích công cộng cho con em học. Do đó, hệ thống trường công từ bậc tiểu học đến phổ thông mỗi lớp sẽ phải chịu áp lực 45 - 60 học sinh là chuyện bình thường. Tuy nhiên, mặc dù ngân sách chưa nhiều, song không phải là hạn hẹp, việc chi ngân sách để xây hệ thống trường học không phải là vấn đề khó khăn đối với Hà Nội. Cái khó quỹ đất ở đâu?.

ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so
Nhiều đơn vị đã có trụ sở mới nhưng không bàn giao lại trụ sở cũ cho Thành phố Hà Nội quản lý.

Trong khi quỹ đất đang rất hiếm thì có một nghịch lý tồn tại trong nhiều năm vẫn chưa được giải quyết triệt để đó là, không ít cơ quan Nhà nước mặc dù đã di dời trụ sở chính nhưng vẫn không chịu trả lại trụ sở cho Thành phố, thậm chí, nhiều bộ, ngành, trường học sau khi đã bố trí quỹ đất mới xây trụ sở thì vẫn “án binh bất động”. Theo thống kê của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Sở đã tiến hành rà soát 28 cơ quan bộ, ngành Trung ương. Kết quả cho thấy, có 8 cơ quan đã thực hiện chủ trương di dời. Theo tính toán của các chuyên gia xây dựng, nếu thu hồi được số diện tích trụ sở trên, chỉ cần đầu tư 300 tỷ đồng sẽ có một ngôi trường bề thế cho Hà Nội.

Có thể thấy, không chỉ việc các bộ, ngành “ôm” trụ sở cũ không chịu trả cho Hà Nội, mà một thực tế cũng cho thấy, đã có nhiều cơ quan, xí nghiệp chuyển trụ sở ra ngoại thành và trả lại “đất vàng” cho thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, diện tích đất được trả lại này lại không được sử dụng vào mục đích công cộng, mà lại biến thành chung cư cao tầng, gây sức ép về hạ tầng, dân số, đi ngược với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Liên quan đến vấn đề các bộ, ngành chậm di dời trụ sở ra khỏi nội đô, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nêu ra hàng loạt các căn cứ và quy trình để thực hiện. Ví như việc lập danh mục, xác định các tiêu chí lộ trình, biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời ra ngoài nội thành. Bên cạnh đó là các đồ án, bố trí quỹ đất để phục vụ việc di dời, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích thực hiện việc khai thác sử dụng quỹ đất...

ky 2 thieu truong lop chat van tray y khong tra tru so
Đất vàng trước đây thuộc Đại học Y tế Công cộng số 138 B Giảng Võ giờ nơi đây đang hình Khu hỗn hợp và nhà ở của Công ty Cổ phần TNHH MTV Văn Phú- Giảng Võ

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, qua rà soát hiện có 13 bộ, ngành phải di dời từ nội đô ra khu vực Mễ Trì, Tây Hồ Tây và mọi phương án đã được tính toán, chỉ còn vấn đề nguồn lực rất khó, trừ một số trường hợp rất đặc biệt, còn lại không thể dùng ngân sách đầu tư công để di dời. Theo dự tính, nguồn kinh phí để di dời 13 trụ sở trên ước khoảng 17.000 tỷ đồng (số liệu được Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia, thuộc Bộ xây dựng đưa ra).

Trong khi các bộ, ngành vẫn còn loay hoay tìm phương án di dời trụ sở, thì nhiều trụ sở cũ vẫn đang được các cơ quan Nhà nước “ôm chặt”. Chỉ biết, năm học mới 2019 - 2020 đã cận kề và chắc chắn trong năm học này, nhiều em học sinh trên địa bàn thủ đô Hà Nội vẫn phải tiếp tục chịu cảnh lớp học quá tải về sĩ số. Đây là một nghịch lý cần phải giải quyết.

Còn nữa...

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xem thêm
Phiên bản di động