Phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật

Kỳ 2: Khoảng trống về chính sách pháp lý

(LĐTĐ) Có một thực tế, phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường là nhóm đối tượng đặc thù chịu nguy cơ “kép” về bạo lực, bạo lực tình dục. Đáng lo ngại là, phần lớn nạn nhân không dám chia sẻ với ai, số rất ít dám đến trình báo chính quyền địa phương. Việc sớm hoàn thiện các chính sách pháp luật đặc thù dành cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong phòng, chống xâm hại trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
ky 2 khoang trong ve chinh sach phap ly Kỳ 1: Đối diện nhiều nguy cơ
ky 2 khoang trong ve chinh sach phap ly Tổ chức khám sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tật
ky 2 khoang trong ve chinh sach phap ly Người khiếm thính gian nan "vượt cạn"

Những sự thật nhức nhối

Theo báo cáo tình hình người khuyết tật năm 2018 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, hiện có 101.844 người khuyết tật, trong đó nữ chiếm 49%, trẻ em chiếm 12,3%. Kết quả khảo sát thực trạng phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực tình dục tại hai địa phương là huyện Ba Vì (Hà Nội) và Thanh Khê (Đà Nẵng) của Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất 1 hình thức bạo lực tình dục.

Trong đó, nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao, trên 35%. Có những người bị lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm cả hành vi bắt ép quan hệ tình dục.

ky 2 khoang trong ve chinh sach phap ly
Cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. (Ảnh minh họa)

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương – đại diện ACDC cho biết, đa số nạn nhân cảm thấy sợ hãi, khó chịu nhưng không dám làm gì hoặc im lặng trước các hành vi bạo lực tình dục. “Các hành vi từ lời nói đến hành động ép buộc quan hệ tình dục đã để lại hậu quả tương đối nghiêm trọng cho nạn nhân như nạn nhân cảm thấy bị xúc phạm, coi thường, đầu óc căng thẳng, lo sợ, xấu hổ, thậm chí là mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai…” - Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương chia sẻ.

Ghi nhận thực tế, nguyên nhân khiến cho các vụ bạo lực tình dục đối với phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật bị chìm vào quên lãng là do phần lớn nạn nhân không dám chia sẻ với ai, số rất ít dám đến trình báo chính quyền địa phương.

Nhiều người khuyết tật cũng chưa được trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực tình dục, nên khi bị tấn công, họ hầu như không thể làm gì được. Bổ sung kết quả nghiên cứu quanh vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương cho biết, 27%-40% phụ nữ khuyết tật dù sợ hãi, khó chịu nhưng không dám làm gì, thậm chí im lặng hoặc đã phản đối, chống cự nhưng không làm gì được…

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý

Quanh vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật, hiện Việt Nam có khung pháp lý về phòng chống bạo lực tình dục nói chung đã tương đối hoàn chỉnh. Chẳng hạn, với nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em gái có Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã đề cập về việc phải bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20).

ky 2 khoang trong ve chinh sach phap ly
Nhiều chương trình tuyên truyền, tọa đàm về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật đã được tổ chức, góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức về bạo lực tình dục với phụ nữ khuyết tật. Ảnh: Giang Nam

Ngoài ra, có không dưới 10 đạo luật có quy định về phòng và chống bạo lực tình dục như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ Luật Lao động 2012; Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, Luật phòng chống mua bán người 2011, Luật trẻ em 2016; Luật Giáo dục 2005; Luật Khám chữa bệnh 2008…

Quấy rối tình dục có thể hiểu là khi một người có các cử chỉ/ hành vi hoặc lời nói liên quan đến tình dục với người khác làm cho người bị quấy rối cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi;

Lạm dụng tình dục có thể hiểu là khi một người dùng lời nói hay hành động nhằm lợi dụng người khác để thực hiện một số hành vi liên quan đến tình dục (sờ mó bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, đưa ngón tay hoặc bộ phận sinh dục của họ vào hậu môn/bộ phận sinh dục của một ai đó, bắt một ai đó sờ mó bộ phận sinh dục của họ, chụp ảnh khoả thân, khoe bộ phận sinh dục cho người khác thấy, hoặc rình/ xem trộm cơ thể, cố tình cho ai đó xem phim khiêu dâm, ảnh khoả thân nhằm khiêu dâm);

Bạo lực tình dục có thể hiểu là khi ai đó sử dụng lời nói hay hành động đe doạ, cưỡng ép người khác để thực hiện các hành vi liên quan đến tình dục, kể cả quan hệ tình dục (giao hợp) với người đó gây tổn hại đến cơ thể hoặc tâm lý của người bị hại. Bạo lực tình dục bao gồm quấy rối tình dục; lạm dụng tình dục; cưỡng ép kết hôn hoặc chung sống cưỡng ép mang thai; cưỡng ép làm mại dâm; cưỡng ép nạo phá thai…

Dẫn như vậy để thấy rằng, hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chế tài xử lý đã có. Thậm chí, với chủ thể có hành vi bạo lực tình dục còn có chế tài xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe và phòng ngừa cao. Minh chứng dễ thấy nhất là trong các điều luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ Luật Hình sự đều quy định: Hành vi bạo lực tình dục mà nạn nhân hay người bị hại là người khuyết tật được coi là tình tiết tăng nặng để xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Tuy nhiên, theo luật sư Lê Hải Yến hiện vẫn còn những “khoảng trống” trong các văn bản pháp lý liên quan. Minh chứng dễ thấy nhất là hiện vẫn thiếu định nghĩa, giải thích các thuật ngữ khác nhau liên quan đến bạo lực tình dục trong các văn bản pháp luật. Nói cách khác, trong một số các văn bản pháp luật của Việt nam hiện nay mới chỉ đề cập đến các thuật ngữ về bạo lực tình dục mà thiếu định nghĩa cụ thể, thiếu mô tả chi tiết dẫn đến khó khăn nhất định trong việc nhận diện, phân định các hành vi vi phạm và áp dụng pháp luật để xử lý người có hành vi bạo lực tình dục trong thực tiễn.

Ngoài ra, các văn bản quy phạm vẫn thiếu một số chế tài tương ứng xử lý chủ thể vi phạm quy định cấm liên quan đến bạo lực tình dục. Chẳng hạn, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động (Nghị định số 95/2013/NĐ-CP; NĐ 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 95/2013/NĐ-CP) vẫn thiếu chế tài xử phạt chủ thể có hành vi quấy rối tình dục người lao động trong quan hệ.

Ngoài ra, một số đạo luật có liên quan như Luật Bình đẳng giới 2007; Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007; Luật Người khuyết tật 2010… vẫn thiếu quy định ở tầm chính sách đặc thù khẳng định phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật là đối tượng đặc biệt cần có chính sách đặc biệt hỗ trợ, bảo vệ khỏi hành vi bạo lực, bạo lực tình dục.

Bà Phan Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ quyền trẻ em cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ khuyết tật bị xâm hại tình dục, có thể đến từ phía thủ phạm, gia đình thiếu kiến thức và nhận thức đúng đắn. Ngoài ra, khi trẻ khuyết tật bị xâm hại, bố mẹ thường che giấu, e ngại không muốn nói ra, đó cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng trẻ khuyết tật bị xâm hại tình dục có diễn biến phức tạp…

Để ngăn ngừa tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng, bà Phan Thị Lan Hương cho rằng, việc chia sẻ kiến thức phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ vô cùng cần thiết. Gia đình và nhà trường cần trang bị những kỹ năng, dạy cho trẻ những vị trí nào trên cơ thể là nhạy cảm, cho trẻ hiểu về không gian và khoảng cách an toàn để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân…

Giang Nam – Lê Thắm

Còn nữa…

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.

Tin khác

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Thủ phủ dâu tằm ngoại thành Hà Nội tất bật thu hoạch

Thủ phủ dâu tằm ngoại thành Hà Nội tất bật thu hoạch

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) tất bật thu hoạch vườn dâu tằm trĩu quả, chín mọng để kịp xuất hàng cho thương lái.
Xem thêm
Phiên bản di động