Lao động Việt trước thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0

Kỳ 2: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?

Trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp (DN) xác định rất rõ: Tự động hóa là xu thế tất yếu. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, nếu DN nào không tận dụng được lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tụt lại phía sau. 
ky 2 doanh nghiep viet da san sang Kỳ 1: Băn khoăn đứng giữa 3 dòng nước
ky 2 doanh nghiep viet da san sang Lao động công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam dễ mất việc nhất vì 4.0

Để hội nhập, DN không còn cách nào khác là phải đầu tư thiết bị, dây chuyền công nghệ và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề cho người lao động, bởi xét cho cùng, yếu tố con người vẫn chiếm vị trí chủ chốt trong sự phát triển bền vững của DN.

ky 2 doanh nghiep viet da san sang
LĐ làm việc trong môi trường hiện đại của Trung tâm R&D Chiếu sáng Rạng Đông.

Tự động hóa là xu thế tất yếu

Chỉ ra những thách thức của DN trong làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bà Phạm Thị Thu Lan- Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) dẫn chứng: Mới đây, hãng Adidas đã công bố sản xuất thành công 500 đôi giày đầu tiên không cần sử dụng công nhân nào.

May là khâu khó tự động hóa nhất trong ngành dệt may, do nguyên liệu vải sẽ bị co rúm trong quá trình may, nhất là các đường may vòng, uốn lượn, tuy nhiên, hai Công ty công nghệ của Mỹ là Softwear Automation ở Attlanta và Sewbo ở Seattle đã công bố thiết kế thành công máy may tự động hóa hoàn toàn với hai công nghệ khác nhau.

Một là công nghệ xử lý độ mềm của vải gọi là xử lý kỹ thuật, vải được làm cứng trước khi đưa vào may và thành phẩm được nhúng vào nước để trở lại trạng thái ban đầu. Hai là công nghệ xử lý độ khéo léo của máy may thông qua việc lắp một camera có độ phân giải cực cao tại kim may để theo dõi độ biến động của vải.

Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện biến động nào của sợi vải, có thể dẫn đến co, rúm, nhàu vải, một thiết bị được báo hiệu sẽ thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vải trở lại trạng thái chuẩn trước khi may tiếp.

Theo bà Lan, trong tương lai, trí tuệ nhân tạo kết với robot có thể tạo ra việc làm mới thay thế việc làm cũ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân viên tiếp thị, nhà hàng, khách sạn, nhân viên bán hàng, nhân viên trực tổng đài, thủ quỹ, kế toán, kiến trúc sư, lái xe, bác sĩ….

Robot tự động hóa hoàn toàn có thể thay thế việc làm trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp hàng loạt như ô tô, điện tử, dệt may, da giày… Để làm việc trong những lĩnh vực này, con người đòi hỏi phải thông minh hơn và sáng tạo hơn robot, và cải tiến cả robot.

Nhận định về xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bà Nguyễn Thị Liên- Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú- DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may- khẳng định: Chuyên môn hóa, tự động hóa là xu thế tất yếu và DN không thể đi ngược lại xu thế trên, nhất là với DN xuất khẩu sản phẩm 100% đi nước ngoài như Phong Phú, nếu không tự động hóa thì sẽ khó có khách hàng.

Bà Liên cho biết, vừa qua, DN của bà đã đặt mua một con robot với giá 250.000 euro để phục vụ cho công đoạn phun màu vì công đoạn này sử dụng hóa chất, sẽ tránh cho CNLĐ không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú cũng đã sử dụng máy móc tự động hóa trong nhiều công đoạn như máy laser để tạo ra những vết rách (quần bò) theo như thiết kế…

“Từ khi nhập những thiết bị công nghệ mới này về, chúng tôi huấn luyện cho công nhân điều khiển máy. Tôi không nghĩ việc áp dụng công nghệ tự động trong Công ty sẽ khiến công nhân mất việc. Đối với số lao động dôi dư, Công ty tôi tiến hành đào tạo lại họ để họ có thể làm công việc khác. Trong các cuộc họp với CNLĐ, chúng tôi luôn khuyến khích CNLĐ tăng cường kỹ năng tay nghề, bởi nếu có kỹ năng tay nghề tốt thì họ sẽ không bao giờ lo bị đào thải. Bản thân Công ty tôi cũng hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho CNLĐ hằng năm”, bà Liên cho biết.

Đào tạo lao động là yếu tố sống còn

Xác định tự động là xu thế tất yếu, nhiều DN đồng nghĩa cũng xác định không thể không nâng cao kỹ năng tay nghề cho NLĐ trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Ban lãnh đạo Công ty đã xác định rõ chủ trương: Chuyển từ công ty công nghệ thành công ty công nghệ cao, có năng lực sản sinh ra tri thức, không ngừng đổi mới, sáng tạo và cải tiến liên tục, thực hiện tự động hóa rộng rãi các khâu sản xuất và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, củng cố và phát triển hệ thống kết nối thông minh trên nền tảng dữ liệu lớn và các phương tiện truyền thông tích hợp tạo nên một hệ sinh thái thông tin đủ năng lực chủ động thích ứng nhanh, kịp thời trước mọi biến động của thị trường.

Theo đó, Trung tâm R&D Chiếu sáng Rạng Đông đã được đầu tư thành lập từ tháng 4/2011, đến nay, các nhà khoa học đã làm quen điều chỉnh kỹ năng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sang phục vụ yêu cầu sản xuất- kinh doanh, đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu trung hạn 18 tháng.

Dẫn ra những số liệu về việc 3 năm nay, 5 lớp đào tạo tiếng Anh cho các kỹ sư đã được mở, các lớp đào tạo công nghệ thông tin đã được tiến hành... Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng khẳng định: Công ty đã tạo ra môi trường học tập và điều kiện để mọi người phấn đấu nâng cao trình độ, vấn đề còn lại là quyết tâm của bản thân mỗi CBCNV.

“Chúng tôi luôn xác định, CBCNV Rạng Đông vừa được trang bị tri thức mới, vừa là cổ động tập thể sở hữu đa số cổ phần trong Công ty, họ là người chủ sở hữu thực sự của Công ty. Thu nhập của họ không phải là tiền thuê nhân công mà là sự chia sẻ giá trị gia tăng do chính họ tạo ra. Nền tảng văn hóa, tri thức được bổ sung và tư cách người làm chủ trong quan hệ sở hữu, nhân tố con người Rạng Đông trở thành một trục rất quan trọng của cuộc đổi mới”, ông Thăng nhấn mạnh.

Trước những thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng 4.0, nhiều DN Việt đã chủ động nắm bắt thông tin và chuẩn bị đón nhận mọi thách thức. Ông Đoàn Tiến Dũng- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Nam Hà (Nam Định) cho biết: Chúng tôi đã phổ biến thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này đến toàn thể cán bộ quản lý, NLĐ trong Công ty để giúp họ hiểu hơn về bối cảnh và từng bước có sự thay đổi về nhận thức, tích cực nâng cao tay nghề để có thể thích ứng trong tình hình mới.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào DN không thể diễn ra đột ngột, mà phải từng bước để thích ứng với sự thay đổi của thời đại. Hiện, Công ty cổ phần May Nam Hà đã áp dụng nhiều loại máy bán tự động (vẫn phải có bàn tay con người điều khiển) để tăng năng suất lao động.

Nhưng, với ngành dệt may, đặc biệt là đối với những sản phẩm mà khách hàng muốn có sự khác biệt thì vẫn không thể thay thế được bàn tay con người, bởi chỉ con người mới có thể làm một sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng.

Đồng quan điểm về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú Nguyễn Thị Liên cũng cho rằng: Thực tế tại công ty, do yêu cầu của đối tác, Công ty đã đầu tư robot, đã tự động hóa nhiều khâu, công đoạn, nhưng nhiều khâu còn lại vẫn rất cần LĐ làm trực tiếp.

Và hiện nay, cũng như nhiều DN ngành may khác, Công ty vẫn đang rất cần LĐ. Vấn đề là chú trọng đào tạo tay nghề cho CNLĐ, nhất là với số LĐ tay nghề thấp để họ có thể thích nghi với những thay đổi của thị trường.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư sẽ mở ra nhiều thách thức. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế ấy. Để hội nhập, các DN Việt đã không ngừng nỗ lực đầu tư máy móc, thiết bị, cải thiện môi trường làm việc, quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ... Và trong quá trình hội nhập đó, cũng không thể thiếu vai trò của tổ chức Công đoàn.

Bảo Duy

Bài 3: Công đoàn không thể đứng ngoài cuộc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Xem thêm
Phiên bản di động