Bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu

Kỳ 2: Cần bảo tồn nghệ thuật biểu diễn đàn bầu

(LĐTĐ) Là một cây đàn được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.
ky 2 can bao ton nghe thuat bieu dien dan bau Kỳ 1: Nhạc cụ thuần Việt độc đáo

“Lắng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu, tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha...”, những thanh âm trầm bổng của cây đàn một dây này đã đi vào tâm thức của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.

ky 2 can bao ton nghe thuat bieu dien dan bau
Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh trình diễn đàn bầu trong Festival Âm nhạc mới Á. (Ảnh cắt từ clip)

Ðàn bầu là một trong những nhạc cụ tiêu biểu nhất của kho tàng nhạc cụ dân tộc Việt Nam, có xuất xứ lâu đời từ dân gian, được nhiều thế hệ nghệ sĩ dày công cải tiến. Ðến nay, đàn bầu không chỉ độc tấu mà có thể hòa tấu cùng nhiều nhạc cụ khác, trình diễn trên sân khấu lớn; tiếp tục lan tỏa giá trị trong đời sống văn hóa nước nhà, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến và hâm mộ.

Trong số các nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam, đàn bầu là nhạc cụ thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều nhạc sĩ sáng tác và những người nghiên cứu, cải tiến nhạc cụ. Trong các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ du khách quốc tế, khách ngoại giao hoặc các sự kiện lớn trong nước cũng như chương trình của các nhóm, đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài, luôn có tiết mục đàn bầu. Tiếng đàn bầu đã gợi lên tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn con người bằng những âm thanh thánh thót, dạt dào, sâu lắng. Khi xa quê, nghe một tiếng đàn bầu, chúng ta như được về với quê hương; với bờ tre, gốc lúa, dòng sông, bến nước, con đò,…

Nghệ sĩ ưu tú Hồ Hoài Anh cho rằng: Nghệ thuật biểu diễn đàn bầu hiện nay là sự kế thừa và phát triển vốn cổ với những ngón đàn độc đáo của các thế hệ nghệ nhân. Nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu và sự kết hợp chặt chẽ về mặt kỹ thuật, nghệ thuật nhằm nâng cao khả năng tiềm tàng của cây đàn để tạo ra hiệu quả âm nhạc vừa dân tộc, vừa hiện đại, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống mới và hội nhập với thế giới.

Bởi vậy, cần có các dự án về bảo tồn âm nhạc truyền thống bằng cách mời những kỹ sư âm thanh giỏi cùng với các nghệ nhân làm đàn, các nghệ sĩ am hiểu về đàn bầu nghiên cứu về các nguyên lý của âm thanh, cách phát âm đặc biệt của đàn bầu để từ đó tìm ra một cây đàn giữ được âm sắc của đàn bầu truyền thống với âm lượng đảm bảo phục vụ cho đông đảo quần chúng yêu nghệ thuật âm nhạc dân tộc.

Ngoài ra, phải có biện pháp khuyến khích người sáng tác các tác phẩm dành cho đàn bầu. Đặc biệt là những tác phẩm ngẫu hứng và ngẫu hứng trên cơ sở hòa thanh nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, cũng như tìm thêm được những kỹ thuật mới bổ sung cho khả năng diễn tấu của cây đàn thông qua các tác phẩm. Đây là một mảng hầu như còn để ngỏ.

Theo nghệ sĩ Hồ Hoài Anh, nên dạy song song hai cây đàn bầu mộc và đàn bầu điện trong hệ thống các trường âm nhạc, trước hết là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Khi chúng ta chưa có được một cây đàn bầu mới có âm sắc như đàn bầu cổ truyền thì nên đưa cả cây đàn bầu mộc vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp song song cùng cây đàn bầu điện bởi hai cách diễn tấu của hai cây đàn này có sự khác nhau.

Hiện nay, chỉ chú trọng cây đàn bầu điện mà chưa chú ý đến đàn bầu mộc, trong khi đàn bầu mộc mới là gốc rễ và độc đáo, là cây đàn thuần Việt nhất. Người học được học cả hai cây đàn sẽ hiểu về đàn bầu hơn, yêu đàn bầu hơn, đưa cây đàn đi xa hơn trong quá trình hòa nhập với thế giới.

Ở góc độ khác, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, các nhà quản lý văn hóa, các cơ quan, đơn vị nghệ thuật nên tổ chức nhiều cuộc liên hoan dành riêng cho đàn bầu, tạo nhiều điều kiện để những nghệ sĩ đàn bầu có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và đặc biệt, đông đảo khán giả có dịp được thưởng thức đàn bầu, để đàn bầu trường tồn với thời gian, xứng đáng là một món ăn tinh thần quý giá trong đời sống của người dân đất Việt.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: Đàn bầu là một nhạc cụ thuần Việt nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống được các thế hệ người Việt Nam trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong tâm thức người Việt, đàn bầu chính là tâm hồn của dân tộc, nó tấu lên buồn vui, sướng khổ trong mỗi con người. Vì thế, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị của đàn bầu không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, đặc biệt đối với những người nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn, học tập đàn bầu.

Theo nghệ sĩ ưu tú Bùi Lệ Chi, Trưởng Bộ môn đàn bầu, Khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, để đàn bầu trường tồn, bên cạnh việc công nhận đàn bầu xứng tầm di sản, cũng cần phải chú trọng vào công tác đào tạo. Bởi thực tế hiện nay, nhiều dòng nhạc du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ yêu thích, chính vì vậy mà đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những vấn đề liên quan đến ngành nghề của mình như thực trạng đào tạo, biểu diễn…

Việc bảo tồn nhạc cụ truyền thống nói chung, trong đó có đàn bầu là một vấn đề mang tính cấp thiết, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống của dân tộc.

Cùng với đó, để đàn bầu có thể hội nhập vào xu thế phát triển chung của xã hội, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho rằng, cần phải tập chung vào công tác sáng tác để đàn bầu có thêm nhiều tác phẩm mới. So với thời kỳ trước, hiện nay các nhạc sĩ ít viết cho cây đàn bầu, ngoại trừ một số nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vẫn tiếp tục say mê truyền bá và biểu diễn đàn bầu... “Giờ đây ngay các nhạc sĩ quốc tế cũng bắt đầu quan tâm tìm hiểu và viết cho cây đàn bầu. Hy vọng trong tương lai các nhạc sĩ Việt Nam sẽ chú ý dành tâm huyết nhiều hơn nữa với cây đàn bầu”.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, đàn bầu được coi là “hồn cốt” của dân tộc, được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích, nghiên cứu, nhưng cho đến nay đàn bầu vẫn chưa được công nhận là Di sản văn hoá cấp Quốc gia. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách nhằm khẳng định vị thế của cây đàn bầu trong nền văn hóa Việt Nam và thế giới, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dự kiến sẽ đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận đàn bầu là di sản văn hóa quốc gia, và tiến tới đề nghị UNESCO xem xét, công nhận là di sản thế giới. Trong những bước đi đầu tiên của kế hoạch xây dựng hồ sơ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã giao Viện Âm nhạc triển khai công tác chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho bộ hồ sơ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Tin khác

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Xem thêm
Phiên bản di động