Thắp sáng tương lai con em công nhân

Kỳ 1: Thương con nhưng... điều kiện chưa cho phép

(LĐTĐ) Trong cuộc sống hiện nay, có những con em công nhân vẫn còn chịu không ít khó khăn, thiệt thòi vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục cần thiết. Thấu hiểu điều đó, các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên… đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chung tay giúp đỡ, thắp sáng tương lai cho con em công nhân.
ky 1 thuong con nhung dieu kien chua cho phep Lấy uy tín công ty làm thước đo trong công việc
ky 1 thuong con nhung dieu kien chua cho phep Trao 50 triệu đồng mua đồ chơi cho con em công nhân khu công nghiệp

Đặc thù công việc của công nhân là làm ca, kíp và thường xuyên tăng ca để kiếm thêm thu nhập nên việc chăm sóc, giáo dục con cái thường trông chờ vào các nhóm nhà trẻ hoặc ông bà. Chính vì thế, có không ít con em công nhân phải chịu thiệt thòi, thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục cần thiết của cha mẹ.

ky 1 thuong con nhung dieu kien chua cho phep
Có những con em công nhân vẫn còn chịu thiệt thòi vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục cần thiết.

Tìm đến những khu nhà trọ công nhân, chúng tôi không còn xa lạ với hình ảnh những người bà bồng bế cháu, những nhóm trẻ em con công nhân tự chơi đùa với nhau sau giờ tan học hay hình ảnh những con trẻ ở một mình trong phòng trọ khóa trái cửa, làm bạn với điện thoại, vô tuyến để đợi bố mẹ đi làm về và tự phải chăm sóc cho bản thân, phụ giúp bố mẹ việc cơm nước…

Thực tế đó đã khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng về cuộc sống của những đứa trẻ con công nhân và có cảm giác như đời sống tinh thần của các em đang rất thiếu thốn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, gần gũi, sẻ chia của bố mẹ và đó có thể là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy không mong muốn liên quan đến sức khỏe, tâm lý của các em.

Ngoài việc cố gắng lo cho các con ăn học tại trường như bạn bè cùng trang lứa, tôi cũng luôn có ý định cho các con được tham gia những lớp học thêm về ngoại ngữ, kỹ năng sống và được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích để phát triển toàn diện về nhân cách, trí lực và thể lực.

Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi chưa thể làm được điều đó và bản thân công nhân lao động chúng tôi cũng gặp nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ các con học tập.

Vì vậy, tôi mong rằng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên… có biện pháp và hình thức hỗ trợ để con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập, phát triển toàn diện về thể chất và năng lực, tiếp thêm động lực để các con vững bước tới tương lai”.

Vẫn biết con em mình còn chịu nhiều thiệt thòi và luôn mong muốn các con được hưởng những điều tốt đẹp nhất nhưng vì cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế chưa cho phép nên nhiều công nhân đã phải chấp nhận và lấy đó làm động lực để cố gắng làm việc, tăng thêm thu nhập để có thể bù đắp những thiệt thòi của con. Bên cạnh đó, nhiều công nhân cũng bày tỏ mong muốn chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp hỗ trợ để con em họ ngày càng được quan tâm và chăm lo tốt hơn.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Yên (quê Lào Cai), công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh cho biết: “Gia đình tôi có 2 cháu năm nay đều đang học tiểu học. Vì cả hai vợ chồng cùng làm công ty, thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập, lại nghĩ con mình đã tự chăm sóc được cho bản thân và có thể phụ giúp bố mẹ việc cơm nước nên chúng tôi đã dành phần lớn thời gian cho công việc mà ít quan tâm, chăm sóc các con.

Thú thực, để các con thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ như thế thực sự chúng tôi cũng không đành lòng nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo của cả gia đình nên chúng tôi phải chấp nhận. Nhiều lúc thương các con, muốn dành thời gian tâm sự, sẻ chia với các con và cho các con đi chơi nhân dịp cuối tuần, Trung thu hay 1/6 nhưng rồi áp lực công việc, áp lực kinh tế khiến chúng tôi phải “nhắm mắt làm ngơ”.

Để các con một mình, tự chăm sóc lẫn nhau chúng tôi cũng nơm nớp lo sợ con sẽ ham chơi, lười học và bị những kẻ xấu xui khiến làm những điều dại dột. Vì thế tôi luôn mong chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ công nhân trong việc quan tâm, chăm sóc con cái để chúng tôi yên tâm lao động sản xuất.”

Chị Trần Thị Thực (quê Thanh Hóa), công nhân Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) cũng chia sẻ: “Vợ chồng tôi có một con năm nay đang học lớp 2, trước đây khi cháu còn học mầm non, lớp 1 thì có bà ngoại lên trông nom, đưa đón nhưng từ khi cháu lên lớp 2, mọi sinh hoạt của bản thân vợ chồng tôi đều để cháu tự làm.

Cũng vì thế mà có lần chủ quan, cháu bị sốt virut nhưng hai vợ chồng lại nghĩ là bị cảm cúm bình thường và cũng đúng đợt công ty đang nhiều việc nên tôi chỉ mua thuốc cho cháu uống. Sau đó, tôi phải xin nghỉ một tuần để đưa cháu đi viện và chăm sóc cháu. Từ đó, tôi đã chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chăm sóc sức khỏe để có thể nhận biết các loại bệnh tật và chăm sóc con cái tốt hơn.

Công việc của công nhân thường đi sớm về hôm nên các cháu ít có cơ hội được bố mẹ đưa đi vui chơi, giải trí, tiếp xúc với những người xung quanh dẫn đến nguy cơ các cháu dễ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ. Vậy nên, công nhân chúng tôi luôn mong muốn nhà trường hoặc những đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức những hoạt động vui chơi, tạo môi trường lành mạnh để con công nhân được giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa và mọi người xung quanh qua đó giúp các cháu phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.”

Con em công nhân ngoài những giờ học ở trường lớp thường ít có cơ hội được tham gia các lớp học thêm về ngoại ngữ, năng khiếu, kỹ năng sống… do điều kiện kinh tế của bố mẹ chưa cho phép.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Định (quê Thái Bình), công nhân đang làm việc tại Công ty Jtec (KCN Thăng Long) giãi bày: “Vợ chồng tôi có 2 cháu, một cháu học ở Trường THCS Kim Chung và một cháu học ở Trường Tiểu học Kim Chung. Hàng tháng, tiền lo ăn học cho hai cháu cũng ngốn của vợ chồng tôi 1/3 thu nhập, trong khi còn biết bao nhiêu khoản phải chi tiêu.

Mặc dù tốn kém là thế, song vợ chồng tôi vẫn cố gắng, quyết tâm đầu tư cho các con ăn học thành tài. Ngoài việc cố gắng lo cho các con ăn học tại trường như bạn bè cùng trang lứa, tôi cũng luôn có ý định cho các con được tham gia những lớp học thêm về ngoại ngữ, kỹ năng sống và được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích để phát triển toàn diện về nhân cách, trí lực và thể lực.

Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi chưa thể làm được điều đó và bản thân công nhân lao động chúng tôi cũng gặp nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ các con học tập. Vì vậy, tôi mong rằng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên… có biện pháp và hình thức hỗ trợ để con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để học tập, phát triển toàn diện về thể chất và năng lực, tiếp thêm động lực để các con vững bước tới tương lai”.

Mai Quý

Kỳ cuối: Chung tay vì tương lai con em công nhân

Nên xem

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động