Lao động Việt trước thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0

Kỳ 1: Băn khoăn đứng giữa 3 dòng nước

Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0), nhiều công đoạn sản xuất sẽ được tự động hóa hoặc sử dụng robot. Điều này đang trở thành mối đe dọa tới lượng lớn lao động Việt Nam (LĐVN) có trình độ phổ thông, nhất là những ngành sử dụng nhân công giá rẻ như: Dệt may, giày da, điện tử...  
ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc Lao động công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam dễ mất việc nhất vì 4.0
ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng với Cách mạng công nghiệp 4.0?

Tuy nhiên, LĐVN sẽ bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào, doanh nghiệp Việt sẽ đón nhận thách thức của làn sóng cách mạng 4.0 ra sao... đang là mối quan tâm, nhưng chưa có lời giải…

ky 1 ban khoan dung giua 3 dong nuoc
Nâng cao tay nghề là yếu tố sống còn của người lao động. Ảnh minh họa

Còn xa xôi

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có 86% LĐVN trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa. Trong khi đó, 3/4 LĐ làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện- điện tử có thể bị thay thế bởi robot.

Nói đến tác động mạnh mẽ của công nghiệp 4.0 tới ngành dệt may, chị Bùi Thị Liên (37 tuổi) -công nhân Công ty cổ phần Haprosimec lại bình thản cho rằng, cùng là ngành dệt may nhưng không phải công đoạn nào cũng sử dụng máy móc thay thế được, chẳng hạn công đoạn được cho là dễ như thùa khuyết nếu có máy móc thì vẫn cần người đứng đưa sản phẩm vào máy.

Một vòng luẩn quẩn đang diễn ra phổ biến với đa số công nhân làm việc tại các khu công nghiệp là “tăng ca- ngủ- tăng ca”. Nhiều công nhân tâm sự, họ không học hành thêm, không tham gia trường lớp và cũng không bằng cấp.

Cuộc sống trở nên tẻ nhạt và tuổi trẻ đang trôi đi vô ích, trong khi đó, những kỹ năng để sẵn sàng cho “chuyến xe” công nghiệp 4.0 lại chưa được trang bị đầy đủ. Nhiều công nhân nhận thấy những thiếu sót của bản thân, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể cải thiện tình hình.

Tuy nhiên, chỉ có 1 số ít LĐ được hỏi cho biết đã sẵn sàng học hỏi để thích nghi, còn lại nhiều người vẫn xem công nghiệp 4.0 là điều xa vời, chưa thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của họ. Thực tế trên đòi hỏi cả người LĐ và doanh nghiệp Việt Nam phải cùng nhau thay đổi để thích ứng với công nghiệp 4.0.

Chị Liên nói: “Tôi làm công đoạn tra khóa nên không lo mất việc, bình thường có những sản phẩm tra khóa bằng tay thợ lâu năm còn không làm nổi, phải rất nắn nót, tỉ mẩn từng chút một thì máy móc sao thay thế được. Hơn nữa, tôi nghĩ nhập khẩu 1 dây chuyền tự động thì số tiền bỏ ra không nhỏ nên chưa chắc doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ngay được”.

Vì những lý do trên nên chị Liên cho rằng, bản thân không lo quá xa, với thu nhập hiện tại thì chỉ người LĐ bỏ nghề chứ nghề không bỏ người. “Cùng lắm nếu thất nghiệp tôi sẽ đi làm giúp việc theo giờ, đi lau cửa kính cho các tòa nhà, văn phòng… nhìn chung tôi không sợ thất nghiệp”, chị Liên vui vẻ nói.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (23 tuổi) - công nhân Công ty cổ phần Giày Đông Anh cho biết, công nghiệp 4.0 còn rất xa xôi. Theo nam công nhân này, tự động hóa hay robot cũng không thay thế được một lực lượng lớn LĐ chân tay làm việc trong ngành giày da. “Sẽ không có máy móc nào làm thay công đoạn đóng đế giày mà tôi đang làm”, anh Tuấn khẳng định suy nghĩ về công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, nam công nhân còn cho rằng, bản thân chỉ cần làm ngày nào hay ngày đấy, còn trẻ không nhất thiết làm một chỗ, mỗi thứ chỉ cần biết một ít là được. Anh Tuấn nói: “Tại địa phương nơi tôi sinh sống nhiều công ty liên tục tuyển LĐ phổ thông nên không sợ thiếu việc làm”.

Sẵn sàng học để thích nghi

Trái ngược với suy nghĩ trên, chị ĐỗThu Hương (31 tuổi) -Công ty Cổ phần Dệt 10/10 lại cho rằng, dù hiện tại chị chưa biết về công nghiệp 4.0 nhưng bản thân luôn sẵn sàng học để thích nghi với yêu cầu mới. Chỉ cần công ty tạo điều kiện cho công nhân đi học, tiếp xúc với phương thức sản xuất mới thì công nhân sẽ cố gắng học, không ai muốn bị đào thải.

“Cơ hội xin việc ngày càng khó, lúc còn trẻ nếu không muốn làm ở nhà máy có thể xin bán hàng nhưng LĐ nữ càng nhiều tuổi xin việc càng khó hơn, nhất là sau giai đoạn nghỉ sinh con”, chị Hương bộc bạch.

Nữ công nhân lạc quan chia sẻ thêm, công việc liên quan đến cây kim, sợi chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Vì vậy, máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người được, chỉ có con người vận hành máy móc. Theo chị Hương, chỉ cần người LĐ chịu khó nâng cao tay nghề sẽ không lo bị đào thải. Trong công việc tự động hóa sẽ hỗ trợ công nhân những khâu nặng nhọc.

Chị Đào Thị Huệ (28 tuổi) - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam cũng cho biết, trong công ty có nhiều công đoạn, chi tiết nhỏ đã sử dụng robot thay công nhân như lắp ráp main chính đến bản mạch nhỏ nhưng vẫn cần người đứng trực máy.

“Trước kia một công nhân đứng một công đoạn nhưng giờ tự động hóa, một công nhân có thể đứng 2 - 3 công đoạn. Vì thế, theo tôi tự động hóa sẽ giúp gia tăng sản lượng sản xuất và sẽ cần nhiều LĐ hơn so với trước kia”, chị Huệ nêu suy nghĩ. Theo chị Huệ, trong một dây chuyền sản xuất máy in, tất cả các công đoạn công nhân đều có bị thay thế nhưng khâu kiểm tra (test) trước, phát hiện lỗi thì robot không làm thay con người được.

Thậm chí, trong quá trình vận hành robot, công nhân có thể đề xuất cải tiến robot giúp thực hiện những thao tác khó, mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao hơn. “Tại công ty tôi đang làm, ban lãnh đạo luôn chú trọng mở các lớp nâng cao nghiệp vụ, hướng dẫn rất chi tiết những kỹ năng mới cho công nhân tránh trường hợp để xảy ra tai nạn LĐ. Quan trọng công nhân có biết nắm bắt cơ hội hay không, một công nhân bình thường có suy nghĩ, không cần phải học hỏi thêm, chỉ cần làm hết một công đoạn và nhận lương hàng tháng rất dễ bị đào thải do nản lòng vì không bắt nhịp kịp công việc”, chị Huệ nói.

Một vòng luẩn quẩn đang diễn ra phổ biến với đa số công nhân làm việc ra tại các khu công nghiệp là “tăng ca- ngủ- tăng ca”. Nhiều công nhân đã tâm sự, họ không học hành thêm, không tham gia trường lớp và cũng không bằng cấp. Cuộc sống trở nên tẻ nhạt và tuổi trẻ đang trôi đi vô ích, trong khi đó, những kỹ năng để sẵn sàng cho “chuyến xe” công nghiệp 4.0 lại chưa được trang bị đầy đủ.

Nhiều công nhân nhận thấy những thiếu sót của bản thân, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để có thể cải thiện tình hình. Tuy nhiên, chỉ có một số ít LĐ được hỏi cho biết đã sẵn sàng học hỏi để thích nghi, còn lại nhiều người vẫn xem công nghiệp 4.0 là điều xa vời, chưa thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của họ. Thực tế trên đòi hỏi cả người LĐ và doanh nghiệp Việt Nam phải cùng nhau thay đổi để thích ứng với công nghiệp 4.0.

Mai Phương

Bài 2: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động