Nông sản ngoại “đội lốt” hàng ta bán tại thị trường Việt:

Không lẽ chịu bó tay!

(LĐTĐ) Nông sản ngoại “đội lốt” nông sản Việt, vấn đề không phải là chuyện quá mới mẻ. Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng “đội lốt” này, tuy nhiên, hiện vấn đề vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề. Vậy đâu là nguyên nhân?.
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản sử dụng mã Qrcode
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Hà Nội tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản với tỉnh Hòa Bình
nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay Khi nông sản ngoại lấn sân

Người tiêu dùng chịu thiệt đến bao giờ?

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không nguồn gốc, xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại với nông sản Việt Nam như: Nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa, cam Cao Phong, nhãn lồng Hưng Yên... Hành vi gian lận này mặc dù chưa phổ biến, nhưng cũng đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam và ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng.

nong san ngoai doi lot hang ta ban tai thi truong viet khong le chiu bo tay
Việc nông sản không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ…là cơ hội nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt.

Theo đó, một trong những hình thức mà nông sản ngoại (chủ yếu là nông sản từ Trung Quốc) thường sử dụng “đội lột” hàng Việt đó là, sản phẩm được nhập khẩu về sẽ được thương lái trà trộn với hàng Việt để bán ra thị trường, hai là thay nhãn mác để “mặc áo mới” cho sản phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam trước nông sản kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các sản phẩm nông sản từ thị trường này lại có mẫu mã đẹp, giá rẻ…

Với việc nông sản ngoại nhập nhèm “đội lốt” thương hiệu Việt xảy ra tràn lan như hiện nay, chị Phạm Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nông sản “đội lốt” hàng Việt chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc, bởi lẽ mặt hàng này từ lâu đã không còn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng như trước đây.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều tiểu thương vẫn sẵn sàng cho các mặt hàng này “đội lốt” hàng Việt.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân cơ bản được Bộ Công Thương đưa ra cho thấy các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng còn đơn giản; các quy định về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện, triệt để đối với nông, thủy sản; pháp luật chưa có quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là sản phẩm Việt Nam…đã khiến vấn nạn nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt tại các chợ dân sinh có “cơ hội” phát triển.

Với việc nông sản ngoại nhập nhèm “đội lốt” thương hiệu Việt xảy ra tràn lan như hiện nay, chị Phạm Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nông sản “đội lốt” hàng Việt chủ yếu vẫn là hàng Trung Quốc, bởi lẽ mặt hàng này từ lâu đã không còn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng như trước đây. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều tiểu thương vẫn sẵn sàng cho các mặt hàng này “đội lốt” hàng Việt.

“Mặc dù lo lắng khi đi chợ mua thực phẩm, tuy nhiên, để phân biệt được đâu là hàng Việt thật sự và đâu là mặt hàng thực phẩm ngoại, kém chất lượng đang được trà trộn thương hiệu Việt, đối với người tiêu dùng như chúng tôi là rất khó. Làm sao để người tiêu dùng thực sự được sử dụng những sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ? Câu trả lời này có lẽ chỉ có các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường mới có thể giải đáp được”, chị Ngọc Anh nói.

Giải pháp có triệt để?

Nhằm giảm thiểu tình trạng nông sản ngoại “đội lốt” hàng Việt, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp chế tài xử lý tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các giải pháp này đến này vẫn chưa có hiệu quả. Trong đó, việc bán hàng không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ và cũng không cần phải truy xuất nguồn gốc…là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng khó xử lý. Thậm chí, ngay cả khi “nghi ngờ” hàng bị đội lốt, chúng ta cũng không có đủ căn cứ pháp lý để xử lý và khẳng định đó là hàng Việt Nam hay không.

Để khắc phục tình trạng trên, vừa qua, Bộ Công Thương đã kiến nghị giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43/2017/ NĐ-CP. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện pháp luật Việt Nam đã có các qui định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, các qui định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm “của Việt Nam” hay không.

Trước giải pháp trên, cùng với việc diễn biến bất thường của thị trường trong nước, việc đề xuất của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, kiểm tra, rà soát lại các quy định về ghi nhãn hàng hóa…khiến người nhiều tiêu dùng nghi ngại về giải pháp xử lý thực trạng hàng ngoại “đội lốt” nông sản Việt. Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là chuỗi sản xuất, phân phối của chúng ta hiện rất lỏng lẻo, biện pháp phòng vệ thương mại còn rất kém, buôn bán qua đường tiểu ngạch còn diễn ra phổ biến…

“Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các cơ quan kiểm soát thương mại vùng biên giới như hải quan, biên phòng…tiếp đến là lực lượng quản lý thị trường trong nước. Khi chấn chỉnh được các cơ quan chức năng này, thì giải pháp kiểm soát ghi nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc mới đạt hiệu quả. Khi đó, vấn nạn hàng ngoại “đội lốt” hàng nội mới thực sự được giải quyết”, ông Phú nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động