Khi tích lũy từ thu nhập chỉ tăng 1,3%!

“Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình hiện tại, 17,2% người lao động (NLĐ) cho biết họ hài lòng, giảm 5,5% so với năm 2017; 65,7% NLĐ tạm hài lòng, tăng 13,3%; 17,1% NLĐ không hài lòng, giảm 7,8%. Và đặc biệt, so với năm 2017, tỷ lệ NLĐ cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%”. Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của NLĐ năm 2018.
khi tich luy tu thu nhap chi tang 13 Đảm bảo quyền và lợi ích cho đoàn viên, người lao động
khi tich luy tu thu nhap chi tang 13 Những điều cần chú ý khi "chốt" mua đất nền

NLĐ phải làm thêm vì tiền lương quá thấp

Tại Hội nghị công bố kết quả khảo sát chiều 12/7, PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết: Tiền lương cơ bản hàng tháng của NLĐ (làm đủ giờ công, ngày công) nhận được trung bình là 4,670 triệu đồng , tăng 4,24% so với kết quả khảo sát năm 2017.

khi tich luy tu thu nhap chi tang 13
Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu.

Theo thống kê từ các doanh nghiệp khảo sát, tiền lương cơ bản trung bình của NLĐ sản xuất trực tiếp là 4,23 triệu đồng/tháng (Vùng I là 4,76 triệu đồng; vùng II là 4,57 triệu đồng; vùng III là 4,14 triệu đồng; vùng IV là 3,32 triệu đồng); lao động gián tiếp, văn phòng là 6,52 triệu đồng/tháng; cán bộ quản lý người Việt Nam là 9,5 triệu đồng; lao động và quản lý người nước ngoài là 30,3 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, vẫn còn một bộ phận NLĐ nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cụ thể: vùng I là 2,35%; vùng II là 10,87%; vùng III là 3,34% và vùng 4 là 4,45%.

Khuyến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam với Chính phủ,

Hội đồng Tiền lương Quốc gia

* Chính phủ cần cụ thể hóa Nghị quyết 27/NQ-TW, ngày 21/5/2018, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về thực hiện Đề án cải cách tiền lương.

* Xây dựng cơ chế hỗ trợ và chỉ đạo các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp tích cực phối hợp với Công đoàn các cấp đẩy mạnh thương lượng tập thể về tiền lương và lương tối thiểu. Giao cho cơ quan nhà nước xác định mức sống tối thiểu vùng của NLĐ, làm cơ sở để các bên thương lượng.

* Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát, để tránh thất thu bảo hiểm xã hội, hạn chế doanh nghiệp huy động NLĐ làm thêm giờ quá cao, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.

* Chính phủ và chính quyền các địa phương cần quan tâm phát triển các dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, nơi vui chơi giải trí, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính triệt để giúp NLĐ, nhất là lao động nhập cư tiếp cận thuận tiện, giảm chi phí.

* Hội đồng Tiền lương quốc gia (bộ phận kỹ thuật) định kỳ cần kiểm tra lại cơ cấu, số lượng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phi thực phẩm thiết yếu mà NLĐ phải chi trả để yêu cầu tính toán lại cho phù hợp. Trước mắt Hội đồng Tiền lương quốc gia (bộ phận kỹ thuật) cần bổ sung thêm 10,5% tiền lương mà NLĐ phải chi trả đóng góp BHXH vào mức lương tối thiểu.

* Trong khi chưa sửa đổi Bộ luật Lao động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần mời thêm một số chuyên gia có chuyên môn liên quan tham dự các phiên họp để góp ý, hỗ trợ thương lượng cho các bên; xem xét việc tính toán năng suất lao động (công sức đóng góp của NLĐ).

Về thu nhập của NLĐ, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngoài tiền lương cơ bản, NLĐ làm việc còn nhận được tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ khác từ doanh nghiệp với nhiều tên gọi khác nhau để tăng thu nhập, giữ chân NLĐ, nhưng các khoản này thường không được tính vào mức đóng bảo hiểm (trừ phụ cấp trách nhiệm, chức vụ).

Kết quả khảo sát cho thấy, tổng thu nhập trung bình của NLĐ (không kể tiền ăn ca) đạt gần 5,53 triệu đồng/tháng (cao hơn lương cơ bản là 18,4%), tăng hơn 1,4% so với kết quả khảo sát năm 2017. Tiền lương cơ bản chiếm 84,4% tổng thu nhập của NLĐ. Trong đó, tại doanh nghiệp FDI tỷ lệ này chiếm 77,3%; giày da, chiếm 80,5%; cơ khí, chế tạo kim loại là 75,5%; điện, điện tử là 78,6%; dệt may 81,4%.

Mức chênh lệch giữa tiền lương thấp hơn thu nhập tại các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, giao thông – xây dựng, dịch vụ thương mại chỉ khoảng 8-9%; doanh nghiệp Nhà nước chỉ khoảng 6%, thấp hơn so với chênh lệch ở các doanh nghiệp dân doanh (15,6%). Nhưng đó là khoản thu nhập đáng kể để cải thiện đời sống NLĐ.

Về đời sống của NLĐ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết: Qua khảo sát, với thu nhập và chi tiêu hiện nay (không có biến động về việc làm, thu nhập và đời sống) có 32,1% NLĐ cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm, trung bình ở mức 1,5 triệu đồng/tháng.

Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con cái. So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình, cho thấy: 17,4% NLĐ cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, so với năm 2017, tỷ lệ NLĐ cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%; số NLĐ gặp khó khăn “không đủ sống, phải làm thêm giờ” chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ NLĐ “vừa đủ trang trải cho cuộc sống” giảm 7,6%; tỷ lệ NLĐ phải chi tiêu “tằn tiện, kham khổ” tăng lên 5,8%.

Dẫn thêm báo cáo của Công đoàn Khu công nghiệp và Khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, khi khảo sát 11 doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp Linh Trung I, nơi có đông CNLĐ thuộc các lĩnh vực giày da, chế biến thủy sản, đồ gỗ và cơ khí, với quy mô 37.600 lao động cho thấy: Mức lương cơ bản trung bình của NLĐ là 4,78 triệu đồng; thu nhập trung bình 6,2 triệu đồng.

Khi so sánh thu nhập và chi tiêu, các hộ độc thân có tiết kiệm trung bình 1,2 triệu đồng/tháng; các hộ gia đình sinh 1 con, thu nhập của 2 vợ chồng đủ tạm trang trải cuộc sống, số tiền dành dụm được ít, chỉ mức 300 nghìn đồng/tháng; nhưng có tới 9,1% có không có tích lũy và 3,1% gặp khó khăn, thiếu thốn. Riêng các hộ gia đình 2 con thì thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

“NLĐ than khổ vì phải làm thêm quá nhiều, không có ngành nào không có làm thêm. Sở dĩ NLĐ muốn làm thêm vì tiền lương quá thấp, càng đến gần Tết, NLĐ càng có nhu cầu làm thêm nhiều hơn vì cần thu nhập trang trải các khoản chi tiêu tăng đột biến”, PGS.TS Vũ Quang Thọ cho biết.

Tăng lương là tất yếu

Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam được thực hiện trong tháng 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6/2018), thực hiện tại 25 tỉnh, thành phố, ngành trung ương có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình doanh nghiệp và vùng lương.

Đoàn khảo sát đã tổ chức trao đổi thông tin, thu thập báo cáo, lấy ý kiến 3.008 phiếu hỏi đối với NLĐ tại 150 doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp 20 LĐ, đảm bảo cơ cấu về giới tính, độ tuổi, vị trí công việc; tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương, chi tiêu, những khó khăn, vướng mắc, bức xúc và kiến nghị của NLĐ.

Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, đa số các doanh nghiệp và NLĐ đều cho rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu là cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương, giúp NLĐ nhất là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp có điều kiện tăng lương, cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm. Nhiều NLĐ có thu nhập cao là do làm thêm giờ, tăng ca và các khoản phụ cấp, nếu chỉ trông chờ vào lương cơ bản làm việc trong giờ quy định thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, không đủ sống.

Việc tăng lương tối thiểu năm 2019 là tất yếu và không thể không tăng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập, chi tiêu của NLĐ. Thông tin thêm về bối cảnh đề xuất tăng lương tối thiểu của Tổng LĐLĐ Việt Nam ở mức 8%, ông Ngọ Duy Hiểu – Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Tổng LĐLĐ Việt Nam căn cứ quy định của pháp luật Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, đặc biệt là Nghị quyết 27/NQ-TW, ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện Đề án cải cách tiền lương của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII ghi rõ: “Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.

Cũng theo ông Hiểu, căn cứ phần thiếu hụt mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chưa được điều chỉnh để đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ, còn thiếu khoảng 7%. Nếu tính cho 2 năm 2019 và 2020 thì mỗi năm phải bù đắp 3,5%.

Bên cạnh đó, căn cứ chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2017, dự báo trong năm 2018 tăng ít nhất khoảng 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2017, dự báo cả năm ít nhất tăng 6,7%, các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng khoảng 12-14%. “Chính vì vậy, NLĐ phải được hưởng lợi từ tăng trưởng này”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hà Tĩnh khen thưởng 50 lao động tiêu biểu trong thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”

Hà Tĩnh khen thưởng 50 lao động tiêu biểu trong thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Tháng Công nhân; Cuộc thi bút ký, phóng sự về Công đoàn, công nhân, lao động Hà Tĩnh; tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu năm 2024.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Xem thêm
Phiên bản di động