Khi Thành phố bị bủa vây các loại khí thải

(LĐTĐ) Các loại khí, bụi, rác thải ở ngay Hà Nội cộng với các loại khí thải ở các tỉnh lân cận “đổ” về được xác định là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường Thủ đô hiện nay. Nguyên nhân đã tìm ra, vấn đề giải bài toán ô nhiễm thế nào không thể một sớm, một chiều mà phải cần có lộ trình.
khi thanh pho bi bua vay cac loai khi thai Khí thải từ phương tiện vẫn khó kiểm soát?
khi thanh pho bi bua vay cac loai khi thai Đề xuất thiết lập kiểm tra chất lượng khí thải để giảm thiểu ô nhiễm

“Nội” có đến 12 thủ phạm

Liên tục những tháng qua, đặc biệt khi Hà Nội bước vào những ngày hanh khô, các chỉ số về môi trường (AQI) xuống mức khá xấu. Theo các cơ quan chức năng của Thành phố, có 12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao.

Cụ thể gồm: Khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát; mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được; đốt rơm rạ còn nhiều; thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận và tình trạng chuyển mùa khiến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn trở nên trầm trọng hơn.

khi thanh pho bi bua vay cac loai khi thai
Các nhà máy Nhiệt điện chạy than gây ô nhiễm (ảnh minh họa)

Còn tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức cách đây không lâu, ông Mai Trọng Thái- Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, ô nhiễm không khí có nguyên nhân khách quan là do thời tiết và biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nghịch nhiệt. “Ô nhiễm ở mức báo động không chỉ nằm ở nguyên nhân khách quan mà do các nguồn phát thải tăng, tác động từ đốt rơm rạ, thói quen đốt than tổ ong làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Chẳng hạn hiện theo thống kê, trên địa bàn có 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày đốt tới 528 tấn than, phát thải ra môi trường 1.870 tấn khí CO2, đây là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ.

Trong khi đó, việc gia tăng phương tiện cá nhân với lượng phát thải chưa kiểm soát được cũng khiến không khí trở nên ngột ngạt”- ông Thái nhấn mạnh. Còn đại diện Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hiện Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

Đấy là chưa kể, Thành phố hiện đang như đại công trường, đi đâu cũng thấy xây dựng các tòa nhà cao tầng. Xe chở phế liệu, vật liệu không tuân thủ quy định, dẫn đến bụi mịt mù. Trên cao, các công trình xây dựng cũng thải bụi khiến không khí càng thêm nhiều bụi mịn.

“Ngoại” ít nhưng nguy?

Ngoài nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí ở Hà Nội như trình bày, theo các chuyên gia, yếu tố tuy ít hơn song lại nguy hiểm hơn chính là ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện và thói quen đốt rác chưa qua tái chế ở một số địa phương lân cận Hà Nội gây ra.

khi thanh pho bi bua vay cac loai khi thai
Thi công công trình, xây dựng khiến bụi dăng đầy (ảnh GT)

Thống kê cho hay, xung quanh bán kính từ 120 đến 150 km của Hà Nội có đến 7 nhà máy nhiệt điện chạy than đang hoạt động với tổng công suất lên tới hàng nghìn MW. Cụ thể, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1+2 công suất 630 MW, Nhiệt điện Thăng Long công suất 620 MW, Nhiệt điện Quảng Ninh 1+2 công suất 1.200 MW, Nhiệt điện Mông Dương 1+2 lên tới 2.322 MW, Nhiệt điện Phả Lại 1+2 công suất 1040 MW, Nhiệt điện Cẩm Phả 1+2 công suất 1.200 MW, Nhiệt điện Thái Bình 1 công suất 600 MW. Theo các nhà khoa học, khí các nhà máy nhiệt điện thải ra là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất.

Về vấn đề này, tháng 10 năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo đã công bố kết quả hợp tác nghiên cứu có tên: “Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam” đã đưa ra các số liệu đáng suy nghĩ.

Theo nghiên cứu, vào năm 2015, các nguyên nhân đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí tại Hà Nội đến từ phát thải giao thông đường bộ (1/4), kế đến là nhiệt điện và công nghiệp lớn (20%), hoạt động sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối (15%), phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón (15%) và đốt phụ phẩm nông nghiệp (7%). Còn một số nghiên cứu khác cho rằng, phát thải đến từ riêng ngành điện vào năm 2015 đã đóng góp dưới 10% ô nhiễm không khí Hà Nội.

Vì sao nhiệt điện không ô nhiễm các tỉnh nơi đặt nhà máy mà lại “đến tận” Hà Nội gây ô nhiễm? Đây là câu hỏi mà không ít người quan tâm thắc mắc. Lý giải điều này không khó. Đơn giản bởi Hà Nội tập trung quá nhiều nhà cao tầng. Các tầng khí phát tát đến “không phận” Hà Nội bị tác động bởi khí quyển và các chất khí thải trên địa bàn Thành phố gây ra “cộng hưởng” ô nhiễm thêm nặng hơn. Vậy câu hỏi đặt ra, giải bài toán ô nhiễm như thế nào? Một số chuyên gia cho rằng về ngắn hạn, rất khó giải quyết.

Ô nhiễm hay giảm ô nhiễm hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Trời hanh khô, ô nhiễm càng tăng, khi vào xuân, mưa dầm thì ô nhiễm không khí sẽ giảm. Còn về lâu dài, điều quan trọng phải đặt việc giải bài toán ô nhiễm môi trường trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, sử dụng phương tiện thân thiện môi trường, ít xả khí C02, nói không với than tổ ong, đồng thời thực thi nghiêm các quy định về môi trường trong xây dựng.

Còn về yếu tố “ngoài” Hà Nội, phải hạn chế việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, các nhà máy có công nghệ lạc hậu. Nhanh chóng thay thế các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Có như thế “bài toán” môi trường mới được giải quyết.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất lên tới 34 độ C.
Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

(LĐTĐ) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 416 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có bốn khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Thời tiết ngày 15/4: Hà Nội trời nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Thời tiết ngày 15/4: Hà Nội trời nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ cao nhất là 33 độ C.
Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng xảy ra cục bộ

Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng xảy ra cục bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 14/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, nắng nóng xảy ra cục bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động