Hồi ức của các nhà giáo - chiến sỹ Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 24/4, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức gặp mặt 132 nhà giáo đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tại buổi gặp mặt, các nhà giáo từng mặc áo lính đã cùng nhau chia sẻ, ôn lại những kỷ niệm về một thời hào hùng của dân tộc. Những ngày tháng lịch sử ấy sẽ mãi mãi là quãng hồi ức không thể nào quên. 
Gặp Nhà giáo Nhân dân tuổi 90 vẫn dạy học, viết sách

Những nhà giáo tham dự cuộc gặp mặt, phần lớn là những người chưa hoặc vừa mới rời ghế nhà trường đã tình nguyện cầm súng lên đường ra chiến trận, cầm súng đứng trong đội hình toàn dân kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Ở các vị trí khác nhau, trên những trận tuyến khác nhau, họ đều góp phần cùng đồng đội lập nên những chiến công. Có những đồng chí đã hy sinh, có đồng chí đã để lại một phần máu thịt của mình ở chiến trường, tất cả đã góp phần vào chiến thắng 30/4 của 40 năm về trước, tiêu biểu như : Dũng sĩ diệt Mỹ Phùng Bá Đam, Chủ nhiệm bộ môn GDQP-AN Trường THPT Đông Đô, người đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng đồng đội trực tiếp bắt sống nội các của Dương Văn Minh; ông Phan Tiến Dũng, giáo viên Trường THPT Chu Văn An, thương binh hạng 3/4, người đã tham gia chiến đấu ở mặt trận Buôn Mê Thuột, mặt trận Bình Dương trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Hay ông Nguyễn Trí Dũng, trưởng phòng GD Tiểu học Sở GD&ĐT, thương binh hạng 3/4, người đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam.

Hồi ức của các nhà giáo - chiến sỹ Thủ đô
Lãnh đạo ngành GD-ĐT Hà Nội chụp anh lưu niệm cùng các nhà giáo đã tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Kể về quãng thời gian mặc áo lính, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách đây đã 40 năm, nhà giáo thương binh Nguyễn Trí Dũng vẫn còn nguyên cảm xúc. Ông kể, mới 17 tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi như bao người bạn thời đó đã viết đơn xin đi bộ đội. Sau đó, tôi được phân vào đội trinh sát đặc công của Sư đoàn 3 Sao Vàng, vừa tham gia chiến đấu, vừa làm công tác phục vụ chiến đấu. “Nhưng trận chiến mà tôi luôn nhớ mãi đó là trận đánh cuối cùng ở Vũng Tàu. Đêm ngày 29, rạng ngày 30/4, Chính ủy sư đoàn đã giao chỉ thị cho đội chúng tôi làm nhiệm vụ chiến đấu ở cầu Cỏ May- một cửa dẫn vào Vũng Tàu. Mặc dù không phải là đặc công nước chuyên nghiệp nhưng chúng tôi vẫn nhận lệnh cấp trên và với tinh thần quyết tâm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Chúng tôi đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công của tàu địch từ phía biển vào, đảm bảo con đường thông suốt qua cầu Cỏ May cho sư đoàn tiến vào giải phóng Vũng Tàu. Trong cuộc giao tranh ác liệt đó, nhiều đồng đội của tôi đã ngã xuống (bản thân tôi cũng từng được báo tử và chỉ đến năm 1975, gia đình mới biết tôi còn sống). Đến 3h chiều ngày 30/4, cả Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng. Không chỉ chứng kiến thời khắc đó, hôm sau tôi còn nằm trong ban quân quản của Quân giải phóng tiếp quản Vũng Tàu. Cảm giác hạnh phúc khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất đối với những người lính lúc đó thật khó diễn tả”, nhà giáo Nguyễn Trí Dũng kể.

Là một trong số ít các nữ nhà giáo Thủ đô từng có thời gian phục vụ trong quân ngũ, cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường TH Đoàn Thị Điểm kể, khi đang là sinh viên năm thứ 3 khoa tiếng Nga Trường ĐH Sư phạm, tôi đã viết đơn xin gia nhập quân ngũ khi cuộc chiến chống Mỹ cứu nước đang ở một những những giai đoạn ác liệt nhất (năm 1965). Tôi được điều về binh chủng Phòng không không quân và tên lửa làm công tác phiên dịch kỹ thuật hệ thống tên lửa. Lúc đầu công việc gặp nhiều khó khăn khi vốn ngoại ngữ của chúng tôi mới chỉ là dừng lại ở vốn từ xã hội mà không có vốn kiến thức về khoa học kỹ thuật kiến thức kỹ thuật tên lửa. Chưa hết, tôi vừa làm công việc phiên dịch lại vừa làm công tác giảng dạy cho bộ đội kỹ thuật. Song với tinh thần vượt khó của mọi người thời bấy giờ, tôi cũng khắc phục, vượt qua được mọi khó khăn trong công việc khi nỗ lực học hỏi từ các kỹ sư Nga sang. Cô Hiền khẳng định: “Thành công có được trong sự nghiệp giáo dục của tôi ngày hôm nay là thực sự phải cảm ơn những tháng ngày ở trong quân ngũ. Chính quãng thời gian ấy đã rèn luyện cho tôi bản lĩnh vượt khó, tinh thần quyết đoán trong công việc để có thể làm tốt công tác quản lý một trường học lớn hôm nay”.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà nhấn mạnh: “Đối với mỗi con người Việt Nam thì ký ức về chiến thắng 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên, mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Trong chiến thắng vẻ vang ấy có một phần đóng góp không nhỏ công sức của các nhà giáo – những người dành trọn tuổi thanh xuân, dành trọn tâm và lực cho việc rèn chữ, dạy người. Các nhà giáo đã tình nguyện gác bút nghiên lên đường chiến đấu, cùng toàn dân kháng chiến chống Mỹ. Đất nước hòa bình, các nhà giáo lại tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô làm nổi bật hình ảnh nhà giáo – chiến sĩ trong mỗi trường học. Nhiều đồng chí đã trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, cán bộ quản lý có uy tín của ngành. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, các nhà giáo - chiến sỹ vẫn luôn giữ vững, phát huy được phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, là những tấm gương bình dị, tỏa sáng giữa đời thường để lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

Giải bóng đá Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024: Đội nào sẽ lên ngôi vô địch?

(LĐTĐ) Sáng 24/4, trên sân vận động Tây Hồ đã diễn ra vòng bán kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tháng Công nhân lần thứ 16 - năm 2024 sẽ được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động