Hội nhập không thể “bình chân như vại”

Việt Nam đang bước những bước mạnh mẽ trên đường hội nhập quốc tế. Nhưng nếu doanh nghiệp (DN) và người lao động không tìm hiểu luật chơi và sẵn sàng cho cuộc chơi toàn cầu thì những bước hội nhập đầy kỳ vọng ấy mới chỉ dừng lại ở một chữ ký.

Từ chuyện dịch chuyển lao động trong AEC

Theo lộ trình, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ thành lập vào tháng 12/2015. Đây được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á.

AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một thị trường duy nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Trong đó, 8 ngành nghề được di chuyển tự do, gồm: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch.

Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố năm 2014 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình tăng nhanh nhất, ở mức 28%, tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người.

Công ty tư vấn chiến lược Robeny (Canada) đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát nhu cầu về 8 nghề tự do luân chuyển nói trên. Cuộc khảo sát 1.300 nhân sự cao cấp (trưởng, phó phòng trở lên) ở Việt Nam cho thấy, 41% số người trong đó cho rằng, họ không biết AEC là cái gì, hoặc giống như WTO, họ không nghĩ nó ảnh hưởng đến họ, họ cho đó là chuyện của Chính phủ. Điều này cho thấy, ngay những người được coi là nhân sự chuyên nghiệp cũng đang dửng dưng với những đổi thay cận kề ở ngay tại thị trường Việt Nam.

Ông Robert Trần, Tổng giám đốc Khu vực châu Á - Mỹ (Công ty Robeny) rất “choáng” với kết quả này. Trong khi đó, tại Lào, Campuchia, Brunei, Philippines, nhưng ngay cả các bạn trẻ, sinh viên cũng rất quan tâm tới AEC. Còn Singapore, Malaysia, Indonesia với nền kinh tế phát triển hơn cũng có sự chuẩn bị tốt cho AEC.

“Chúng tôi muốn tuyển nhân sự ngành tiêu dùng làm việc tại Lào, Campuchia, với mức lương khoảng 5.000 USD/tháng, nhưng nhân sự Việt Nam không muốn đi. Họ băn khoăn về tương lai, môi trường cho con cái họ. Tôi thấy họ không có sự chuẩn bị. Ở chiều ngược lại, nhân sự ở những nước khác đang nhắm vào thị trường lao động Việt Nam rất mạnh. Trong đó, có các nhân sự cấp cao của Philippines. Họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn và sẵn sàng thay đổi để chiếm lĩnh thị trường lao động khi hình thành AEC”, ông Robert Trần cho biết.

Đến bước chân nửa vời của doanh nghiệp

Trong khi nhiều nhân sự cấp cao người Việt không muốn rời thị trường trong nước thì các DN Việt cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng đi xa. Khảo sát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 76% DN nội không biết gì về AEC, 94% DN không hiểu rõ nội dung đàm phán, 63% DN không hiểu về những cơ hội và thách thức khi tham gia AEC...

Kết quả trên khiến câu chuyện về hội nhập của doanh nghiệp, người lao động trong 8 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được nhắc lại với nỗi lo cũ.

8 năm Việt Nam hội nhập WTO, không nhiều tên tuổi biết tận dụng cơ hội tốt từ WTO, điểm đi điểm lại, nổi lên vẫn chỉ là những Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Tôn Hoa Sen, một số ngân hàng lớn.

Trước giai đoạn phát triển mới của kinh tế Việt Nam, khi cuối năm 2015, AEC có hiệu lực và quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group luôn đau đáu bài toán tìm nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng phải tỉnh táo hơn để thấy được rủi ro tiềm ẩn.

Với cuộc chơi hội nhập ở khu vực và thế giới, ông Vũ không mang tâm trạng lo lắng, mà chủ động hành động để sẵn sàng ứng phó.

Điều ông Vũ chuẩn bị kỹ nhất là nguồn nhân lực giỏi và năng động để thực thi hiệu quả chiến lược của Tập đoàn, cũng như ứng phó nhanh với mọi thách thức và biến động của thị trường.

Ví như, với xu hướng bảo hộ cho nền sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thương mại, Hoa Sen Group đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; mời chuyên gia tư vấn cao cấp cũng như các luật sư hàng đầu trong lĩnh vực phòng vệ thương mại để tư vấn; thành lập Tổ chống kiện bán phá giá để sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ đe dọa thị trường xuất khẩu cũng như bảo vệ quyền lợi của mình trong các tranh chấp thương mại quốc tế…

Trong khi đó, Vinamilk đặt mục tiêu đạt doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào Top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Bước tiến đầu tiên là Vinamilk lọt vào Top 100 công ty giá trị nhất Đông Nam Á (ASEAN 100) năm 2014, do Tạp chí Nikkei Asian Review bình chọn.

Vinamilk đang tập trung đầu tư chiều sâu hơn 1.600 tỷ đồng vào hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp và sử dụng công nghệ cao của Thụy Điển, Mỹ… trong chăn nuôi nhằm nội địa hóa khoảng 40% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất năm 2016. Quan trọng hơn, Vinamilk đã mang tinh thần chấp nhận cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng trên thế giới có mặt tại Việt Nam và khu vực AEC.

Trong khi những đại gia có sự chuẩn bị chu đáo cho việc bước chân ra thế giới như vậy, thì với những DN nhỏ và vừa, xem ra mọi chuyện còn rất nửa vời.

Nhiều DN Việt chưa khẳng định được vị thế của mình ở thị trường khu vực cũng như thế giới. Đơn cử, đến nay, các DN FDI vẫn chiếm hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, khối DN trong nước vẫn rất thụ động. Nếu không có sự chuẩn bị tốt cho quá trình mở cửa thị trường và hội nhập sâu rộng sắp tới thì DN trong nước sẽ mất thị trường, lao động mất việc làm.

Có nhiều nguyên nhân khiến DN nhỏ và vừa vẫn “bình chân như vại” dù đang thua cuộc, không vươn xa được bao nhiêu trong hội nhập. Theo ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, đó là tầm nhìn, tiềm lực và văn hóa DN.

Thứ nhất, DN không có chiến lược phát triển ngành hàng trên thị trường trong nước và thế giới.

Thứ hai, DN chưa đủ tiềm lực để mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, với văn hóa kinh doanh tiểu nông, DN Việt vẫn là những thực thể nhỏ lẻ, mạnh ai nấy đi mà chưa liên kết với nhau.

“Khối DN có quy mô tương tự ở Hàn Quốc, Nhật Bản luôn hoạt động thành mô hình vệ tinh, liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau để tạo ưu thế cạnh tranh tốt trên thị trường”, ông Tự cho biết.

Không ai đứng bên lề dòng chảy hội nhập

DN Việt phải làm gì để vượt qua thách thức, tận dụng tốt hơn nữa những lợi thế hội nhập mang lại đang được nhắc đến nhiều hơn kèm những lo lắng, khi thời điểm những cam kết cao nhất theo WTO không còn xa (hạn chót đến năm 2017); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp thông qua; Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành cuối năm nay…

Phải nhắc đến điều này là bởi, không gian kinh tế đã ngày càng rộng mở, chắc chắn mỗi người lao động, mỗi DN không thể bình chân, với cảm giác, việc hội nhập chỉ ở đâu đó xa xôi thuộc về “Nhà nước”, chứ không liên quan gì đến “nhân dân”.

Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng, quan trọng nhất đối với Việt Nam là phải nâng cao năng lực và trình độ của lao động, để họ nắm bắt các cơ hội việc làm tốt hơn, đón đầu những làn sóng đầu tư nước ngoài. Đó mới là mấu chốt quan trọng để tận dụng cơ hội, tận hưởng thành quả của hội nhập. Nếu không, việc hội nhập sẽ dừng lại ở những trang giấy, những hiệp định được ký kết mà không chuyển hóa được thành cơ hội phát triển.

Đồng quan điểm, ông Lương Văn Tự khẳng định, hội nhập là sự vận động khách quan mà nền kinh tế và DN không thể đi ngược chiều hay đứng ngoài.

Nhìn từ những quốc gia gặt hái thành công khi bước ra với thế giới, điều quan trọng nhất là cả hệ thống phải quyết tâm thay đổi, có những chính sách và nội lực để thay đổi. Nói cách khác, dòng chảy hội nhập tất yếu lướt qua, nếu chủ động đóng thuyền tốt và vững tay chèo, thuyền sẽ đến đích. Ngược lại sẽ bị cuốn đi, chứ không có người đứng bên lề dòng chảy.

Là người tham gia rất nhiều cuộc đàm phán đa phương, song phương của Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thấm thía việc chắt chiu, giữ gìn từng chút quyền lợi, cơ hội, dư địa cho đất nước, cho DN phát triển khi hội nhập. Do đó, nếu DN Việt Nam không tận dụng được thì là sự lãng phí lớn, chưa kể tác dụng ngược.

Ví như tới đây, khi AEC hình thành, thuế lúc đó còn 0-5%, coi như hàng hóa thông nhau. Vậy DN Việt Nam đừng nghĩ chỉ sản xuất cho thị trường Việt Nam, mà phải nghĩ sản xuất hàng hóa cho 600 triệu dân AEC. DN Việt Nam phải đặt mục tiêu mình sẽ chiếm thị phần bao nhiêu trong thị trường rộng lớn đó. Ngược lại, hàng hóa các nước ASEAN sẽ chiếm vị trí của hàng Việt.

“Hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi phải chấp nhận “luật chơi’ và “cách chơi” toàn cầu. Chúng ta cần chuẩn bị cái “gốc” thật chắc, nền móng thật chắc mới có thể đi xa”, ông Khánh chia sẻ.

Theo Anh Hoa/Baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động