Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo sinh con đúng chính sách

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo sinh con đúng chính sách

Ngày 27/4/2015, Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số chính thức có hiệu lực. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo trên cả nước bởi họ sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu sinh con đúng chính sách dân số. Tuy nhiên, trong nghị định vẫn còn một vài quy định khó khả thi, xa rời thực tiễn!
Hỗ trợ cải thiện nhà ở, nước sạch cho các gia đình dân tộc thiểu số

Chủ trương đúng

Cần phải khẳng định NĐ 39 là một chính sách thiết thực đối với đồng bào vùng cao trên cả nước. Những đối tượng phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn, khi sinh con càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì lẽ đó, trong nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước đều đề cập đến việc hỗ trợ nhóm phụ nữ này, giúp họ cải thiện đời sống, tăng cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế.

Từ những căn cứ đó, tại cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ vào tháng 2/2012, Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam đã trình Thủ tướng về đề xuất chính sách hỗ trợ 1 lần cho phụ nữ nghèo khi sinh con đúng chính sách dân số. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc với đề xuất này và giao Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Tài chính và Hội LHPN Việt Nam nghiên cứu đề xuất mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo sinh con đúng chính sách
Cuộc sống của người dân vùng cao còn rất nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa)

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 39 đã ra đời. Về đối tượng, phạm vi áp dụng là phụ nữ dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh nhưng có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc); các trường hợp sinh đôi, sinh ba, điều chỉnh mức hỗ trợ thêm 1 triệu đồng. Mức hỗ trợ cụ thể là 2 triệu đồng/người, thời điểm hỗ trợ là ngay tháng đầu sau khi sinh con. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, với số lượng phụ nữ thuộc hộ nghèo sinh con đúng chính sách dân số hiện nay là 97.500 người/năm; mà mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/người thì ngân sách nhà nước bố trí khoảng 195 tỷ đồng/năm.

Rõ ràng Nghị định 39 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ một cách kịp thời, đúng và trúng đối tượng. Ước tính, mỗi năm có khoảng 97.500 phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số (theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) được hưởng lợi. Không chỉ hỗ trợ bản thân người phụ nữ, chính sách này còn chăm lo cho thế hệ tương lai, tạo sự phát triển đồng đều và bền vững cho xã hội.

Còn quy định khó thực thi

Theo khảo sát, đánh giá của các bộ, ngành, phần lớn phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi sinh con, nhất là thiếu thốn về kinh tế. Đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng xã, thôn tại 152 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Các dân tộc thiểu số chính là Mường, Tày, Dao, Nùng...

Chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số nếu được triển khai một cách kịp thời và đúng đắn sẽ mang lại niềm vui cho rất nhiều gia đình dân tộc thiểu số. Vậy nhưng vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm đó là tính khả thi của chính sách này khi nghị định có hiệu lực vẫn còn những quy định làm khó người dân.

Đơn cử, ở điểm 6, điều 1 của nghị định quy định các trường hợp được hỗ trợ nêu rõ: “Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận”.

Theo tìm hiểu của PV, quy định này vô hình chung đã làm khó người dân. Thực tế, để có được bản xác nhận được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương không hề dễ bởi thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian.

Chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số nếu được triển khai một cách kịp thời và đúng đắn sẽ mang lại niềm vui cho rất nhiều gia đình dân tộc thiểu số. Vậy nhưng vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm đó là tính khả thi của chính sách này khi nghị định có hiệu lực vẫn còn những quy định làm khó người dân.

Xin được nói kỹ hơn, để có được bản xác nhận này, đối tượng được thụ hưởng chính sách phải có chính quyền xã/phường xác nhận, sau đó nộp hồ sơ (gồm cả phiếu đã khám chữa bệnh ở bệnh viện) đến phòng LĐTB&XH huyện. Tiếp đó, hồ sơ mới được chuyển lên Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xét duyệt. Sau khi có thông báo của hội đồng này thì người khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mới được đưa đến để giám định. Việc đưa ra điều kiện này chẳng khác nào “chặn lối” khi mà người dân tộc thiểu số hầu hết đều sinh sống ở địa bàn xa xôi, việc đi lại khó khăn, vất vả, có những nơi còn chưa có đường ô tô, chủ yếu bà con... đi bộ. Thêm nữa, đã là đối tượng nghèo thì việc bỏ công, bỏ việc, bỏ kinh phí, dành thời gian để “kiếm” giấy xác nhận trên là điều không tưởng.

Một quy định “trên trời” khác trong Nghị định này tại điểm 3, điều 2 quy định rõ: “Đối tượng thụ hưởng phải tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ”.

Theo luật sư Xuân Bính (Đoàn luật sư Hà Nội), quy định này nếu không có thông tư hướng dẫn cụ thể thì sẽ rất khó thực thi. Xét trên thực tế, việc Nhà nước hỗ trợ cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ có chồng là người dân tộc thiểu số được hưởng 2 triệu đồng/lần sinh là quý nhưng khi đồng bào đã có ý định sinh thêm con thì việc quy định “tự nguyện cam kết bằng văn bản” có lẽ chỉ mang tính hình thức. Hơn nữa, việc quy định “nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận” cũng khó khả thi. Thời điểm được hưởng thì họ chưa vi phạm, nhưng sau khi nhận tiền hỗ trợ, trót vi phạm thì liệu đối tượng thụ hưởng chính sách vốn là hộ nghèo này liệu họ có đủ tiền để hoàn trả? Nếu hộ nghèo đó không hoàn trả số tiền 2 triệu đồng không lẽ lại nhờ cơ quan thi hành án.

“Mục đích nghị định này là khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số duy trì việc sinh con đúng chính sách dân số nhằm đảm bảo nguồn lực lao động và an ninh, quốc phòng ở địa phương. Tuy nhiên, nếu họ đã nhận hỗ trợ mà vẫn sinh thêm con, vi phạm pháp lệnh dân số thì có thể xử phạt bằng một chế tài khác với số tiền tương đương. Việc này đòi hỏi phải ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết hơn, rõ hơn để đồng bào dễ hiểu, dễ thực hiện”, luật sư Xuân Bính trao đổi.

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Chuyển vụ “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly sang cơ quan điều tra

Chuyển vụ “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly sang cơ quan điều tra

(LĐTĐ) Thông tin về vụ việc kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, tính pháp lý tại kho hàng do “hotgirl” Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle.com) là chủ cơ sở kinh doanh. Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hiện vụ việc đã được chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý và xử lý theo quy định pháp luật.
TP.HCM: Triệt phá ổ mại dâm chuyên phục vụ khách Hàn Quốc

TP.HCM: Triệt phá ổ mại dâm chuyên phục vụ khách Hàn Quốc

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC02), Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin về lệnh bắt người khẩn cấp đối với Lê Thị Trúc Ly và Đặng Thành Giỏi về hành vi “Môi giới mại dâm”, Phan Thị Cẩm Viên và Trần Thu Ngân về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Bắt giữ 14 bị can sử dụng tên "Huấn hoa hồng" trên mạng để lừa đảo

Bắt giữ 14 bị can sử dụng tên "Huấn hoa hồng" trên mạng để lừa đảo

(LĐTĐ) Quá trình điều tra vụ án các tài khoản mạng xã hội, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố, bắt giữ 14 bị can sử dụng tên “Huấn hoa hồng” để đăng tải các bài viết có nội dung cho vay tín chấp, cầm cố tài sản.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của 8 đại gia

Vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành: Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của 8 đại gia

(LĐTĐ) Thực hiện quyền công tố, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đề nghị tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 8 đại gia bị "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành mang sổ tiết kiệm đi thế chấp vay tiền tại các ngân hàng.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị khởi tố

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị khởi tố

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Lê Viết Chữ và Phạm Hoàng Anh cùng tội "Nhận hối lộ", quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Tăng cường tuyên truyền về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với sức khỏe học sinh

Tăng cường tuyên truyền về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với sức khỏe học sinh

(LĐTĐ) Để trường học lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, thời gian qua các đơn vị Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về tác hại của ma túy trong nhà trường. Không khí sôi nổi, cởi mở, cũng như kinh nghiệm phong phú của các báo cáo viên đã giúp học sinh, giáo viên nâng cao nhận biết của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay phòng tránh, tự "tạo sức đề kháng" bảo vệ bản thân trước "hiểm hoạ ma tuý".
Công an Hà Nội thông tin kết quả điều tra vụ học sinh lớp 8 bị đánh tại quận Long Biên

Công an Hà Nội thông tin kết quả điều tra vụ học sinh lớp 8 bị đánh tại quận Long Biên

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với T.V.M (sinh năm 2008, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích. Các quyết định tố tụng đã được Viện Kiểm sát nhân dân quận Long Biên phê chuẩn và tống đạt đến bị can trong tối ngày 27/3.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh 8 năm tù

Chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh 8 năm tù

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/3, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Xem thêm
Phiên bản di động