Đưa kiến thức pháp luật đến với công nhân lao động

Hiệu quả từ “kênh” công đoàn

(LĐTĐ) Trong khi trình độ nhận thức xã hội, pháp luật của một bộ phận không nhỏ CNLĐ còn hạn chế, việc vi phạm pháp luật lao động và các chế độ chính sách của người lao động vẫn diễn ra phổ biến, việc bảo vệ người lao động thông tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật và trực tiếp can thiệp, trợ giúp pháp lý cho người lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn. 
hieu qua tu kenh cong doan “Tết sum vầy” đã trở thành ngày hội của người lao động
hieu qua tu kenh cong doan Xứng đáng điểm tựa vững chắc của CNLĐ

Thiếu hiểu biết, thiệt bản thân

Cho rằng mình chỉ thuộc dạng lao động phổ thông (bảo vệ), lại làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nên nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Long (Hoài Đức, Hà Nội) không hề quan tâm tới hợp đồng lao động (HĐLĐ) hay các chế độ thuộc quyền lợi của người lao động như: BHXH, BHYT, BHTN, trợ cấp thất nghiệp… Theo suy nghĩ của anh Long, các chế độ này thường dành cho cán bộ nhà nước hoặc người lao động ở các doanh nghiệp lớn.

hieu qua tu kenh cong doan

Cán bộ Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội tư vấn pháp luật cho CNLĐ khu công nghiệp Bắc Thăng Long

“Tôi vẫn nghĩ rằng những người lao động phổ thông như chúng tôi không được ký HĐLĐ và cũng không thể có BHYT, BHXH, hơn nữa, có việc làm ổn định, có thu nhập thế là tốt rồi còn đòi hỏi gì, đòi hỏi quyền lợi lỡ chủ doanh nghiệp đuổi việc thì còn tệ hơn...”, anh Nguyễn Văn Long nói. Mọi việc vẫn cứ sẽ tốt đẹp theo suy nghĩ của anh Long nếu như không có một ngày, Công ty sắp xếp lại nhân sự của các bộ phận.

Lấy lý do anh Long tuổi đã cao, sức khỏe không còn tốt, Công ty đã tuyển một nhân viên bảo vệ mới buộc anh Long phải ra đi với hai bàn tay trắng, không được nhận một chút trợ cấp nào. Qua một lần theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật đối với người lao động trên báo Lao động Thủ đô điện tử, được chuyên gia giải thích, anh Long mới “vỡ lẽ” rằng như vậy là mình rất thiệt thòi, nhưng mọi sự đã muộn.

Ông Nguyễn Đức Vinh- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình thì đề xuất công tác tuyên truyền tư vấn pháp luật cần đa dạng hóa hơn về cách thức, phương pháp và LĐLĐ Thành phố cần có những hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu cho một số tư vấn viên về các nội dung pháp luật Lao động, tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án, nhất là hỗ trợ tư vấn viên được tham gia học tập chuyên sâu tại Học viện Tư pháp để đạt tới trình độ Luật sư.

Cũng với suy nghĩ “chỉ cần có việc làm là tốt chứ không quan tâm đến HĐLĐ hay các chế độ chính sách khác” nên dù phải làm việc tại một cơ sở tái chế nhựa- loại công việc nặng nhọc, vất vả, độc hại nhưng anh Phan Văn Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội) không được hưởng bất cứ chế độ nào, kể cả BHXH hay BHYT mà không dám đòi hỏi.

“Tôi không hiểu các quy định pháp luật về quyền lợi người lao động nên không dám đòi hỏi gì. Trước đây, tôi vốn thất nghiệp, giờ việc làm ổn định, lương 5 triệu đồng/tháng vậy là tốt rồi”, anh Hùng nói. Ở nhiều trường hợp khác, người lao động biết doanh nghiệp lách luật để trốn đóng bảo hiểm, cố tình “bỏ quên” quyền lợi của người lao động nhưng cũng đành “ngậm bồ hòn” vì sợ thắc mắc sẽ bị chủ sử dụng lao động cho thôi việc. Với họ, có thu nhập để trang trải cuộc sống trước mắt mới là quan trọng.

Những dẫn chứng trên cho thấy, kiến thức pháp luật của CNLĐ còn rất hạn chế. Nói về trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động, bà Vũ Thị Trình, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng nhận xét: Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tuyển dụng lao động phần lớn là lao động phổ thông, việc nắm bắt pháp luật của họ hạn chế, từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường trong quan hệ lao động. Người lao động bị chèn ép, mất quyền lợi mà chính họ cũng không biết và không hiểu rõ những quy định của pháp luật.

Tăng cường đưa pháp luật đến với người lao động

Trước thực trạng phổ biến việc vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động có một phần do người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, các cấp công đoàn Thủ đô luôn đặc biệt quan tâm, xúc tiến nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là CNLĐ trong DN ngoài nhà nước.

Điển hình, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn Hà Nội cùng với tổ tư vấn pháp luật công đoàn các quận, huyện, ngành đã tích cực hoạt động, phát huy tốt vai trò của mình thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động với hình thức đa dạng như tư vấn tại trụ sở đơn vị, tư vấn qua điện thoại, tư vấn lưu động tại doanh nghiệp đồng thời chủ động, tích cực tham gia giải quyết các xung đột pháp lý trong quan hệ lao động, hỗ trợ pháp lý cho người lao động.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội cho biết, riêng trong năm 2018, Trung tâm đã thực hiện tư vấn trực tiếp tại trụ sở cho 275 người về những nội dung của Luật cán bộ công chức, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… và một số lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động.

Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện tư vấn qua các hình thức khác như: Tư vấn qua điện thoại, tư vấn thông qua website của LĐLĐ Thành phố và hộp thư điện tử của Trung tâm tới rộng rãi đoàn viên, CNVCLĐ. Song song với tư vấn trực tiếp tại trụ sở và các hình thức đa dạng như trên, Trung tâm TVPL Công đoàn Hà Nội còn chú trọng đẩy mạnh hoạt động tư vấn lưu động, đến với cơ sở, người lao động.

Tại cấp trên cơ sở, LĐLĐ các quận, huyện Công đoàn ngành cũng chú trọng triển khai các hoạt động tuyên truyền tư vấn pháp luật cho người lao động. Chẳng hạn, LĐLĐ huyện Gia Lâm đã chủ động xây dựng chương trình công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật ngay từ đầu năm, triển khai tới 100% CĐCS, duy trì tổ tư vấn pháp luật của LĐLĐ huyện và 15 nhóm tư vấn pháp luật tại cơ sở, 4 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.

LĐLĐ huyện đã trực tiếp giải đáp, hướng dẫn, trả lời bằng văn bản, tư vấn trên điện thoại, đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, tư vấn thường xuyên tại doanh nghiệp, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho CĐCS v.v... “Hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật của các cấp công đoàn Thủ đô đã từng bước tạo niềm tin pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động và CĐCS” - bà Vũ Thị Hương khẳng định.

Còn nhiều khó khăn

Sự cố gắng nỗ lực của các cấp công đoàn Thủ đô trong công tác tư vấn pháp luật đối với người lao động đã mang lại hiệu quả thấy rõ, tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế của CNVCLĐ và còn gặp nhiều khó khăn.

Bà Vũ Thị Hương Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: Công tác tư vấn pháp luật chưa được các cấp công đoàn quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian và kinh phí cho các hoạt động tư vấn tại cơ sở, chất lượng tư vấn chưa cao do kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn ít, mạng lưới tư vấn cơ sở trình độ nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động tư vấn pháp luật chưa nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn của rộng rãi đối tượng CNVCLĐ.

Trong khi đó, ông Ngô Đức Cường- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, Luật Lao động nói riêng của chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa “mặn mà” với việc gia nhập và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động nên công đoàn rất khó tiếp cận với CNLĐ để tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để đưa pháp luật đến với CNVCLĐ hiệu quả hơn, giúp người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, bà Vũ Thị Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho CNLĐ. Cùng đó, cần tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này.

Ông Nguyễn Đức Vinh- Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình thì đề xuất công tác tuyên truyền tư vấn pháp luật cần đa dạng hóa hơn về cách thức, phương pháp và LĐLĐ Thành phố cần có những hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu cho một số tư vấn viên về các nội dung pháp luật Lao động, tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án, nhất là hỗ trợ tư vấn viên được tham gia học tập chuyên sâu tại Học viện Tư pháp để đạt tới trình độ Luật sư.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.

Tin khác

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024.
LĐLĐ huyện Phúc Thọ tổ chức tập huấn công tác tài chính Công đoàn

LĐLĐ huyện Phúc Thọ tổ chức tập huấn công tác tài chính Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện Phúc Thọ tổ chức lớp tập huấn công tác tài chính Công đoàn năm 2024.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tân Phó Chủ tịch

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có tân Phó Chủ tịch

(LĐTĐ) Mới đây Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII, khóa XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con đối với trường hợp BHXH tự nguyện là quá thấp

Mức hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con đối với trường hợp BHXH tự nguyện là quá thấp

(LĐTĐ) Sáng nay (27/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội dưới góc độ quyền của lao động nữ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì Hội thảo.
Cụm thi đua số 2 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua, phấn đấu trở thành Cụm dẫn đầu

Cụm thi đua số 2 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua, phấn đấu trở thành Cụm dẫn đầu

(LĐTĐ) Chiều 26/3, Cụm thi đua số 2 - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch hoạt động Cụm và ký giao ước thi đua năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã có nhiều cách làm hay, hoạt động thiết thực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên công đoàn, người lao động; giúp người lao động ổn định việc làm và xây dựng mối quan hệ hài hòa trong đơn vị, doanh nghiệp.
LĐLĐ huyện Đông Anh hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách

LĐLĐ huyện Đông Anh hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã đến trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhâm (thôn Chợ, xã Cổ Loa) là cựu thanh niên xung phong, đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; dâng hương tưởng niệm đồng chí Đào Duy Tùng - nguyên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Cụm thi đua số 1 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2024

Cụm thi đua số 1 LĐLĐ Thành phố: Ký giao ước thi đua hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác và ký kết giao ước thi đua năm 2024. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên

Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên

(LĐTĐ) Trong Quý I/2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã rà soát các đơn vị hết thời hạn Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chủ sử dụng lao động ký lại TƯLĐTT, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đến nay, đã có 191/209 đơn vị xây dựng, ký kết TƯLĐTT, đạt 91,38%.
Xem thêm
Phiên bản di động