Giữ lửa làng nghề truyền thống làm đèn ông sao Báo Đáp

(LĐTĐ) Khi không khí tết Trung thu tràn về khắp mọi nơi cũng là lúc làng nghề truyền thống làm đèn ông sao Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) thêm nhộn nhịp, tất bật. Trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề làm đèn ông sao làng Báo Đáp không hề bị mai một mà ngày càng phát triển và đến nay đã trở thành nghề mang lại thu nhập cao cho người dân.
giu lua lang nghe truyen thong lam den ong sao bao dap Người làng nón khai thác du lịch từ làng nghề truyền thống
giu lua lang nghe truyen thong lam den ong sao bao dap Các trường nghề quan tâm đào tạo nhân lực nghề truyền thống, có thế mạnh của TP

Kỳ công nghề làm đèn ông sao

Xuôi quốc lộ 21 khoảng 10 km, chúng tôi tìm về với làng nghề truyền thống làm đèn ông sao Báo Đáp để cảm nhận không khí trước thềm tết Trung thu đang tới gần. Được mệnh danh là thủ phủ đèn ông sao lớn nhất miền Bắc, làng nghề Báo Đáp trong những ngày này càng thêm tấp nập bởi những người lái thương từ khắp nơi đổ về đặt hàng.

Cũng giống như những năm trước, người dân làng Báo Đáp đã chuẩn bị cho dịp tết Trung thu này từ vài tháng trước. Theo nghề truyền thống làm đèn ông sao đã mấy chục năm, bà Nguyễn Thị Mỹ (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết: “Bắt đầu từ tháng Giêng, gia đình tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho một mùa làm đèn ông sao mới.

giu lua lang nghe truyen thong lam den ong sao bao dap
Bà Nguyễn Thị Mỹ (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) tất bật với công việc đóng gói đèn ông sao trước thềm tết Trung thu tới gần.

Vật liệu làm đèn khá đơn giản gồm có tre nứa, giấy bóng kính và xương cây đay làm cán. Không giống như các sản phẩm khác, đèn ông sao của làng Báo Đáp được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Để làm được một chiếc đèn ông sao thì ban đầu người thợ phải xác định được kích thước của đèn sau đó bắt đầu lên sườn khung, dán giấy bóng kính và sau cùng là vẽ trang trí”.

Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Để tiết kiệm thời gian, gia đình bà Mỹ thường chia các công đoạn ra để làm. Cụ thể, 3 tháng đầu gia đình bà Mỹ chỉ làm khung cho đèn, 3 tháng tiếp theo sẽ tập trung vào công đoạn dán và trang trí, đến gần ngày tết Trung thu thì chỉ cần gói và xuất hàng cho các thương buôn đưa đi các địa phương khác tiêu thụ.

Cũng theo bà Mỹ, để làm ra những chiếc đèn ông sao đẹp, người dân thôn Báo Đáp phải ngâm tre từ rất sớm để nan có đủ độ dẻo, khi uốn chiếc đèn sẽ căng phồng, không bị gãy. Đèn ông sao được chia làm 3 loại: Loại lớn có đường kính 50cm, loại vừa 40cm và loại nhỏ 30cm. Do kích cỡ đèn khác nhau nên khi chẻ nan, người thợ phải phân loại rõ ràng.

Nan tre dùng để tạo vòng tròn quanh ngôi sao được quấn tua rua giấy nhuộm các màu tươi sáng, rực rỡ. Giấy bóng màu được cắt thành những cánh sao đều tăm tắp để sẵn thành từng bó. Người thợ chỉ cần quệt hồ dán lên bộ khung tre thật cẩn thận sao cho vừa mà cánh không bị bong. Đèn sau khi dán, viền cánh xong thì dùng một thanh tre chống căng mặt đèn rồi dựng ở sân phơi cho khô, sau đó mới tháo ra bó thành từng cọc và xếp gọn gàng chờ ngày thương lái về thu mua.

Vì sản xuất bằng thủ công, phải trải qua nhiều công đoạn mất khá nhiều công sức và thời gian nên đèn ông sao làng Báo Đáp lúc nào cũng được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Năm nay, thị trường đèn ông sao có nhiều khởi sắc nên người dân làng Báo Đáp ai nấy đều vui mừng, phấn khởi, nhà nào cũng tranh thủ làm hết công suất, thậm chí thuê thêm người làm để hoàn thành đúng đơn hàng cho khách.

Giữ lửa truyền thống làng nghề Báo Đáp

Theo những người lớn tuổi làng nghề Báo Đáp, nghề làm đèn ông sao đã có từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước. Thời điểm đó, các loại hoa giấy, hoa ni-lon, đèn ông sao của làng đã có mặt tại các phiên chợ ở các tỉnh, thành phố phía Bắc. Do nghề xuất hiện sớm nên đến nay hầu hết người dân trong làng, từ những người lớn tuổi cho đến các cháu thiếu nhi đều có thể nắm chắc các bước để hoàn thiện một chiếc đèn ông sao với kích thước khác nhau.

Gắn bó với nghề làm đèn ông sao từ khi còn nhỏ, tính tới năm nay đã hơn 40 năm theo nghề, bà Nguyễn Thị Thiếu (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho hay: “Mình biết đến và gắn bó với nghề này ngay từ khi còn nhỏ, ban đầu thì bố mẹ làm chính, mình chỉ phụ những công việc nhỏ nhặt, thế nhưng làm nhiều rồi quen, cũng học theo bố mẹ làm tất cả các công đoạn. Tới lúc lớn thì tự mình có thể làm thành thạo một chiếc đèn mà không cần ai giúp đỡ, từ lúc lấy chồng tới nay thì đây vẫn là công việc chính đưa lại thu nhập cho gia đình.”

Không chỉ có bà Thiếu mà rất nhiều các gia đình làng Báo Đáp vẫn giữ được nghề truyền thống của cha ông. Nếu ghé thăm làng Báo Đáp vào thời điểm trước tết Trung thu 1 tháng thì ta sẽ thấy những thùng đèn ông sao xếp đầy trong nhà. Những mảng giấy bóng kính được cắt đều và in hoa văn xếp thành từng chồng gọn gàng để chuẩn bị lên khung. Hình ảnh những cụ già mải mê ngồi cắt sợi, đôi bàn tay thoăn thoắt ngồi phết hồ dán cùng lũ nhỏ, hay sự tỉ mỷ của những chàng thanh niên khi cuốn dây kim tuyến làm thành vòng tròn ngoài cùng của đèn ông sao hoặc bốc xếp vận chuyển đèn ông sao cho khách ở xa đã dần trở nên quen thuộc với những người dân làng Báo Đáp và những thương lái tới đây.

Bên cạnh làng nghề làm đèn ông sao, làng Báo Đáp còn có nghề nhuộm nên người dân cũng tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất. Thay vì phải bỏ ra một phần chi phí lớn để mua giấy bóng kính màu thì người dân làng Báo Đáp chỉ cần mua giấy bóng kính màu trắng rồi tự tay ngâm, nhuộm giấy thành màu xanh, đỏ, vàng để điều chỉnh màu sắc theo ý của mình. Từ cách pha trộn màu nhuộm đến những hoa văn trên sản phẩm đèn ông sao làng Báo Đáp đã trở thành nét riêng đặc trưng mà chỉ đèn ông sao sản xuất tại làng nghề Báo Đáp mới có được. Sản phẩm xuất đi chỉ là một chiếc đèn ông sao đơn giản nhưng trong đó là vô vàn những bí kíp mà người làng nghề Báo Đáp truyền tai nhau để cùng phát triển làng nghề truyền thống.

Thời điểm hiện tại, làng nghề Báo Đáp không chỉ là nguồn cung chủ yếu của miền Bắc mà còn là nguồn cung cho các lái thương miền Nam, thậm chí nhiều cơ sở sản xuất làng Báo Đáp chỉ chuyên sản xuất các đơn cung cấp sản phẩm cho các lái buôn miền Nam. Trung bình một ngày mỗi người dân làng Báo Đáp có thể làm được 150 - 200 chiếc đèn, thời điểm cách trung thu 1 tháng cơ sở sản xuất nào có đơn đặt hàng nhiều thì phải thuê thêm nhân công, tiền trả nhân công là 200.000 – 250.000 đồng/ngày. Nếu trừ chi phí đi thì người dân làng Báo Đáp có thể có thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng mỗi tháng.

Trong quá trình phát triển làng nghề, người dân làng Báo Đáp cũng gặp khó khăn vì đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc tràn về chiếm lĩnh thị trường. Thế nhưng, đèn ông sao làng Báo Đáp lại mang một sắc thái riêng, những chiếc đèn ông sao dân giã, dưới ánh trăng đêm rằm trung thu, vẫn trở nên hấp dẫn đến lạ kỳ. Nó được trẻ em cả nước mong chờ để cùng nhau rước đèn ông sao trong đêm trung thu, được người nước ngoài yêu thích vì chứa đựng trong đó tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt.

Nghề làm đèn ông sao tuy vất vả, thế nhưng khi được hỏi về định hướng phát triển kinh tế gia đình trong những năm tới, bà Nguyễn Thị Thiếu khẳng định: “Trong tương lai tôi sẽ vẫn gắn bó với nghề truyền thống mà cha ông đã để lại. Bản thân tôi thấy rằng nghề làm đèn ông sao sẽ không bao giờ mai một và sẽ ổn định qua các năm vì thú chơi này là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Dù có nhiều mặt hàng cạnh tranh nhưng chúng tôi tin rằng sản phẩm đèn ông sao làng Báo Đáp sẽ vẫn là lựa chọn hàng đầu của các gia đình cho con em mình mỗi dịp tết Trung thu tới gần.”

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động