Giữ khoảng cách 2m tại các siêu thị, cửa hàng: Cần sự tự giác trong cộng đồng

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có chiều hướng lây lan rộng ra cộng đồng, bên cạnh việc người dân tự giác sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi công cộng, thì việc đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu cũng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng, dường như vẫn còn đang bị xem nhẹ.
giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong Ngành giao thông quyết liệt phòng chống dịch Covid-19
giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong Infographic: Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại cộng đồng phòng chống Covid-19
giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong Lợi dụng dịch Covid-19 buôn bán khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ

Vạch khoảng cách “có cũng như không”

Nhằm chung tay cùng Chính phủ và thành phố Hà Nội phòng, chống COVID-19, hàng loạt các cơ sở kinh doanh không cần thiết tạm thời đóng cửa. Trong khi đó, tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích kinh doanh thực phẩm, hoa quả, xăng dầu…các doanh nghiệp đã tích cực triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống COVID-19 như: Trang bị dung dịch sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang cho khách hàng… thậm chí, để đảm bảo việc giữ khoảng cách tối thiểu nhiều hệ thống còn kẻ vạch, dán ký hiệu khoảng cách đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.

giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong
Người dân dường như chưa quan tâm đến việc giữ khoảng cách tối thiểu khi mua sắm mặc dù tại các siêu thị, cửa hàng tiện tích đã có dán hình ảnh bước chân để giữ khoảng cách tối thiểu

Trang bị đẩy đủ là vậy, tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết người dân chưa có ý thức giữ khoảng cách, thậm chí nhiều người dường như “không nhìn thấy” các vạch giới hạn, các ký hiệu phân cách được các siêu thị, cửa hàng tiện ích chuẩn bị.

Cụ thể, tại hệ thống siêu thị BigC và Vinmart ở Hà Nội, trong khi một số người dân có ý thức sếp hàng chờ đợi đến lượt mình thanh toán, hoặc đến lượt mình lựa chọn sản phẩm tại các điểm được sơn, dán phân cách bằng bước chân; thì còn rất nhiều khách hàng vẫn “hồn nhiên” chen lấn, lựa chọn thực phẩm bất chấp những quy định được phía siêu thị, cửa hàng tiện ích khuyến cáo.

Chị Hải Yến ở Khu đô thị Đại Thanh (Hà Đông) chia sẻ, kể từ khi Nhà nước có khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, hạn chế đến những nơi đông người nếu không thực sự cần thiết thì tôi cũng chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hôm nay, vì cần mua thêm một số đồ dùng thiết yếu nên tôi đi siêu thị BigC Hà Đông mua sắm. Thú thật khi đến đây, mặc dù người dân đã có ý thức trong việc đeo khẩu trang, sát khuẩn trước khi vào siêu thị. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách an toàn 2m theo các hình dán (hình dán bước chân) được siêu thị sắp xếp, dường như ít có ai để ý.

“Siêu thị triển khai các biện pháp như sơn vạch, dán bước chân để giữ khoảng cách an toàn cho khách hàng là giải pháp rất tốt. Tuy nhiên, không nhiều người thực hiện nghiêm được vấn đề giữ khoảng cách này, đặc biệt là các bạn trẻ. Thậm chí, nhiều bạn hồn nhiên “vượt biên” giới hạn khoảng cách, để đến gần hơn với bàn thanh toán, hoặc đến gần hơn với nhân viên cân đồ. Tôi nghĩ, trong thời giai dịch bệnh, việc đảm bảo các khuyến cáo của Chính phủ về phòng, chống dịch cần được người dân thực hiện nghiêm túc hơn. Trong đó, có cả việc đảm bảo giữ khoảng cách nơi công cộng, tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích”, chị Yến cho hay.

giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong
Mặc dù lượng người mua hàng không đông, tuy nhiên việc giữ khoảng cách khi mua hàng, thanh toán vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc

Đồng quan điểm như chị Yến, chị Linh ở Khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai) cho biết, chị đến mua sắm tại siêu thị Vinmart, tại đây các biện pháp nhằm giúp khách hàng đảm bảo an toan cho bản thân và cộng đồng được triển khai khá chu đáo như, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, bảng khuyến cáo, sơn vạch giữ khoảng cách khi thanh toán…

“Tôi thấy nhiều người đến mua sắm thực hiện khá nghiêm tục việc sát khuẩn, đeo khẩu trang. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách khi thanh toán hay lựa chọn thực phẩm thì dường như chưa được mọi người quan tâm. Thậm chí, tôi cũng không thấy nhân viên nhắc nhở khách hàng đứng đúng vạch, đứng đúng các hình dán về khoảng cách khi thanh toán. Trong khi đó, do diện tích nhỏ hơn nên tại các cửa hàng tiện ích, các miếng dán giữ khoảng cách cũng không đảm bảo đủ khoảng cách 2m như ở các siêu thị. Thiết nghĩ, để bảo đảm an toàn tối thiếu 2m tại nơi công cộng, thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác. Có như vậy, việc phòng, chống COVID-19 mới đạt hiệu quả như mong muốn”, chị Linh chia sẻ.

Chợ dân sinh “ngó lơ” khoảng cách an toàn

Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đã vậy, tại các chợ dân sinh việc đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu khi mua sắm của người dân dường như vẫn còn như “muối bỏ biển”. Hầu hết mọi người chỉ nhắc nhau sát khuẩn, đeo khẩu trang, còn việc giữ khoảng cách giữa mọi người hầu như không được nhắc tới.

Chị Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, những ngày đầu khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát, khi đi chợ dân sinh tôi thấy nhiều bà nội trợ, tiểu thương dường như còn chưa biết bảo vệ mình và cộng đồng. Họ hồn nhiên không dùng khẩu trang, không sát khuẩn… Sau khi dịch bùng phát mạnh, mặc dù nhiều người đã có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang, tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện nghiêm chỉnh mặc dù đã có chế tài xử lý. Đó là chưa kể việc thực hiện sát khuẩn hay giữ khoảng cách an toàn giữa người bán với người mua, hay giữ người mua với nhau.

giu khoang cach 2m tai cac sieu thi cua hang can su tu giac trong cong dong
Tại các khu vực chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc giữ khoảng cách tối thiếu giữa người mua và người bán dường như là không thể thực hiện

“Tôi nghĩ, cần phải có biện pháp xử phạt việc giữ khoảng cách tại các điểm công cộng, các chợ dân sinh, cửa hàng tiện tích…như xử phạt việc không đeo khẩu trang, có như vậy người dân mới hình thành được ý thức tự giác”, chị Ngọc Anh bộc bạch.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, việc khuyến cáo người dân đứng cách xa 2m khi đi mua sắm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng nhu yếu phẩm như hiện nay dường như chưa đủ. Để người dân có ý thức hơn, có lẽ cần phải có những biện pháp răn đe, chế tài mạnh hơn.

Theo ông Phú, khi đến những nơi công cộng, các điểm mua sắm có kẻ, dán vạch phân cách thì người dân phải thực hiện nghiêm túc. Nếu không tuân thủ thì cần phải có biện pháp chế tài nghiêm minh. Thậm chí, đối với những cơ sở, cửa hàng kinh doanh thực phẩm cũng cần đưa ra các biện pháp yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách, nếu không chấp hành thì không cho thanh toán trước… việc giữ khoảng cách không chỉ là sự văn minh, mà còn là sự an toàn trong thời điểm chúng ta đang tích cực phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới, họ triển khai việc sếp hàng, giữ khoảng cách khi mua sắm, thanh toán tại các nơi công cộng rất tốt. Đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, việc giữ khoảng cách là việc làm đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người. Mới đây, Ấn Độ thậm chí đã triển khai việc khoang tròn vạch sơn để làm điểm phân định khoảng cách cho người dân khi mua sắm, nếu ai không thực hiện sẽ bị xử phạt.

“Tôi nghĩ, nếu người dân không tự ý thức được việc giữ khoảng cách tối thiểu tại các chợ, cửa hàng tiện ích…thì cần thiết phải áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc. Có như vậy, ý thức của người dân mới được hình thành và chúng ta mới đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cho xã hội trong việc chung tay cùng Chính phủ phòng, chống COVID-19”, ông Phú cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động