Giữ “hồn xưa” cho tương Cự Đà

(LĐTĐ) “Tương Cự Đà, cà Thụy Khuê” là câu nói đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Hà Nội. Trải qua những biến động của thời cuộc, sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, ở Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày nay số lượng nhà làm tương đã giảm nhiều. Tuy nhiên, số ít hộ còn lại vẫn nặng lòng, trăn trở giữ nghề truyền thống, họ đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đưa sản phẩm truyền thống của làng tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.  
nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da Người nghệ nhân miệt mài giữ “hồn xưa”
nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da Nghệ nhân 30 năm miệt mài “tạo hình” cho bánh trung thu

Vào buổi sáng thu Hà Nội, tới đầu làng đã thấy trong gió vị đậm nồng của tương, một thứ nước chấm đã đi vào tâm thức nhiều người Việt. Đến thăm cơ sở sản xuất tương Trọng Tình, hộ sản xuất lớn nhất trong làng, cả gia đình với 5 thế hệ sống chung dưới một mái nhà cùng gìn giữ nghề làm tương truyền thống, gặp cụ Đinh Văn Tình, người có 70 năm làm nghề mới thấu hiểu sự đam mê cũng như nỗi vất vả của nghề.

Nói về nghề làm tương Cự Đà có từ bao giờ thì không được sử sách ghi lại, nhưng theo các cụ cao niên trong làng thì số tuổi của nghề làm tương cũng cao gần bằng số tuổi của làng. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà tương Cự Đà vang tiếng gần xa. Theo các cụ làm nghề, cái khác biệt, tạo thương hiệu riêng cho tương Cự Đà là vị ngọt và hương thơm của tương.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Cụ Vũ Thị Tâm (85 tuổi) nhưng vẫn phụ giúp con, cháu trong công đoạn đồ xôi, ủ mốc để làm tương. Với cụ, đó là cách để cụ được "sống lại" với nghề làm tương truyền thống gắn bó với gia đình cụ từ nhiều đời. (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Để tương Cự Đà có được vị ngọt dịu và hương thơm, đúng hương vị không phải đơn giản, đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ với quy trình chế biến rất công phu. Nguyên liệu chính để làm tương là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày gồm gạo nếp, đậu tương, muối và nước sạch. Công đoạn làm tương truyền thống được làm qua hai khâu đó là làm mốc và làm nước đậu, mỗi công đoạn được chia làm nhiều khâu khác nhau.

Theo cụ Tình, khâu làm mốc được người dân trong làng đong loại gạo nếp không lẫn tẻ, vo sạch, ngâm gạo qua đêm, chiêu (rửa) nước chua đi và đem đồ chín thành xôi, tãi ra nong, bóp tơi và ủ khoảng 2 ngày, xôi lên men vàng được đem đi chiêu nấm mốc rồi cho vào ủ khoảng một tuần, sau khi mốc lên đỏ như chè kho, ăn có vị ngọt sẽ được đem muối và cho vào bể phơi.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Gạo nếp sau khi đồ thành xôi được người dân tãi ra nong, bóp tơi và ủ cho tới khi lên mốc đỏ như chè kho sẽ được đem đi muối, cho vào bể phơi (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Khâu làm nước đậu, người dân đong loại đậu tương to đều hạt, không có hạt hỏng được đem rang chín, nghiền nhỏ và đun sôi, để nguội sau đó cho vào chum ngâm, tùy theo từng chum dày, mỏng có chum 15 hôm được ngả, có chum 20 hôm. Khi nước đậu lắng trong, nếm có mùi ngọt khi đó nước đậu đã ngả và được người dân đem trộn lẫn nấm mốc, cho vào xay như vậy là thành tương, sau đó được cho ra phơi nắng càng lâu càng tốt.

Ngoài ra, nguồn nước làm tương phải sử dụng nguồn nước sạch là nước mưa hoặc nước máy sạch,.... Đặc biệt, tương phải đựng trong các chum sành bởi như vậy mới không có độ thôi của muối mặn, mới đảm bảo chất lượng, giữ được độ ngon của tương.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da

Khi nước đậu đã ngả, nếm có mùi ngọt được đem về trộn lẫn nấm mốc và cho vào xay như vậy là thành tương, sau đó được cho ra phơi nắng càng lâu càng cho tương có vị thơm ngon hơn (Ảnh: Hoa Nguyễn)

“Tất cả các công đoạn đòi hỏi sự liên hoàn, mỗi công đoạn có độ khó khác nhau, ăn nhau ở kỹ thuật của người làm. Tất cả các khâu làm tương đều quan trọng, nếu hỏng khâu nước đậu hay khâu mốc đều ảnh hưởng độ ngon của tương. Hai công đoạn đòi hỏi người làm phải đủ công thức, liên hoàn với nhau mới tạo ra độ ngon của tương. Làm tương vốn vất vả, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cũng như tính kiên trì, bền bỉ của người làm nghề”, cụ Tình cho hay.

Ngồi kế bên, tiếp lời cụ tình, cụ Vũ Thị Tâm (85 tuổi, từng gắn bó mấy chục năm với nghề) vui vẻ kể với niềm tự hào về những năm tháng tuổi trẻ gắn bó với gánh tương trên phố: “Ngày ấy chúng tôi vất vả nhưng cũng vui lắm. Thời xưa, chúng tôi làm tương tuy số lượng không lớn như bây giờ nhưng thường gánh bộ lên Hà Đông rồi bắt tàu điện lên bờ Hồ gánh tương đi bán. Với lời rao “Ai mua tương Cự Đà”, cứ vậy những gánh tương của chúng tôi len lỏi khắp phố”.

Tuy nhiên, theo các cụ, ngày nay do nhiều biến động của thời cuộc, sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, ở Cự Đà số lượng những nhà làm tương đã giảm rất nhiều. Không ít gia đình chuyển sang nghề làm miến hoặc kinh doanh chứ không còn mặn mà với làng nghề truyền thống mà cha ông đã để lại.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Theo người dân Cự Đà, tương phải đựng trong các chum sành, sứ mới đảm bảo chất lượng, giữ được độ ngon của tương. Cứ vậy những chai tương đủ chất lượng được người dân đem đi tiêu thụ ở khắp các thành phố lớn. (Ảnh: Hoa Nguyễn)

“Ngày xưa 70% các gia đình làm tương nhưng hầu hết chỉ làm để phục vụ trong gia đình, ngày nay cả làng chỉ còn chưa đến chục hộ làm nghề bởi làm tương đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nhiều gia đình không đáp ứng được nên bỏ nghề”, cụ Tình cho biết.

Cùng đó, những hộ còn gắn bó với nghề đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để duy trì, phát triển nghề truyền thống.

Anh Đinh Công Thể (đời thứ 5 trong gia đình có nghề làm tương truyền thống) chia sẻ: “Nghề làm tương chẳng những là nghề đem lại thu nhập cho gia đình mà còn là trách nhiệm của thế hệ con, cháu chúng tôi phải gìn giữ nghề của cha ông. Một ngày gia đình sản xuất 300 lít tương, một tháng sản xuất 10.000 lít, ngày nay tương của gia đình được người dân ở các thành phố lớn đón nhận như: Hà Nội, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh,...”

Cứ vậy, lòng yêu nghề, giữ nghề của thế hệ con, cháu người Cự Đà là bảo tàng sống về một nét đẹp văn hóa Việt. Để rồi, tương Cự Đà vẫn tồn tại với thời gian, không gian ngàn năm văn hiến của người Hà Thành, góp phần tô điểm cho ẩm thực Thủ đô thêm phong phú, đặc sắc, dân dã, đậm tính thôn quê.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

(LĐTĐ) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), vừa công bố thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) cho năm học 2024.
Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.

Tin khác

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Chiều (5/3), trên đoạn đê Bất Bạt, đoạn qua huyện Ba Vì, người dân phát hiện một phụ nữ bị ngất, nằm bất động trên đê. Lái xe buýt của Transerco cho dừng xe và cùng nhân viên phục vụ, hành khách nhanh chóng đưa người phụ nữ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Với quan niệm người khuyết tật nhưng sản phẩm không hề thua kém người bình thường, những năm qua, dưới sự dẫn dắt của anh Lê Việt Cường, những sản phẩm thủ công do hợp tác xã Vụn Art làm ra không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng trong nước, mà còn từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

(LĐTĐ) Với tình yêu hội họa và tin tưởng vào những điều tuyệt vời mà nó mang lại, những năm qua, cô Hoàng Thị Bình đã sáng tạo trong cách dạy, đưa bộ môn Mỹ thuật đến gần với học sinh hơn. Thông qua hội họa, nhiều trẻ em từ tăng động giảm chú ý, tự kỷ đã tiết chế được cảm xúc của mình và cởi mở hơn trong học tập, giao tiếp.
Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

(LĐTĐ) Năm 2023, Trạm ra đa 590, Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu với nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của trạm, góp phần nâng cao chất lượng các mặt công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào "Người tốt, việc tốt" tại quận Bắc Từ Liêm đã từng bước đi vào chiều sâu và lan tỏa mạnh mẽ. Trên địa bàn quận xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt tiêu biểu. Họ đều là những con người bình dị nhưng có tấm lòng cao quý, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các mảnh đời bất hạnh hơn.
Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

(LĐTĐ) Với cương vị là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Bắc Từ Liêm, những năm qua, ông Nguyễn Duy Tuấn không ngại vất vả đi từng nhà, gặp từng người để kết nối tấm lòng của những nhà hảo tâm đến với các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, già yếu, neo đơn, góp phần lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng.
Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

(LĐTĐ) Bà Đào Thanh Hoàn - Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Hà Nội) là 1 trong 52 cá nhân xuất sắc đến từ nhiều nước được hai trường đại học danh tiếng phong tặng danh hiệu Giáo sư - Tiến sỹ danh dự. Lễ sắc phong nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” diễn ra vào tháng 12 tại Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.
Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

(LĐTĐ) Nhân viên Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đã phát hiện tài sản của hành khách bỏ quên và trả lại.
Xem thêm
Phiên bản di động