Giấy dó cuộc hành trình trở về: Muốn hồi sinh cần “ba cây chụm lại”… (Kỳ cuối)

(LĐTĐ) Nghề làm giấy dó truyền thống của ông cha sẽ đi về đâu? Liệu có giải pháp nào để ngăn ngừa sự mai một của làng nghề không? Trong một ngày tháng 5, nhiều họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nghệ nhân làng nghề, doanh nhân… đã ngồi lại với nhau tại di tích Đình Kim Ngân, phố cổ Hà Nội, để chia sẻ và luận bàn nhiều giải pháp “hồi sinh” nghề giấy.
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Giấy dó cuộc hành trình trở về: Còn nỗi lo mai một của làng nghề (Kỳ 3)
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Kỳ 2: Giấy dó cuộc hành trình trở về: Hồi sinh trong nghệ thuật
giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

Theo họa sĩ Lý Trực Sơn, người Việt Nam từ xưa đến nay không ưa cái gì quá tinh, ví dụ lụa nếu quá tinh, quá mỏng như lụa tầu thì không thích, giấy công nghiệp rất mịn nhưng lại thích dùng loại hơi sần một chút. Cũng như giấy dó, cũng phải mang những nét sơ khai, hơi sù sì, chắc, bền, bỏ vào nước mà bỏ ra thì vẫn khô và phẳng. Có lẽ chính vì những cái sù sì thô ráp đó đã làm nên một sản phẩm mang đậm chất văn hóa Việt.

Họa sỹ Lý Trực Sơn đã nhiều lần triển lãm tranh giấy dó ở nước ngoài và nhận ra rằng người phương tây rất mê sản phẩm này, nhưng không phải ai cũng có thể tìm mua được loại giấy dó theo đúng phong cách cổ truyền mấy trăm năm trước. Ông nuối tiếc vì ở Việt Nam hiện nay không thể “cung” cái mà thế giới đang “cầu”. Ông cho rằng giấy dó cần được quảng bá nhiều hơn thì mới được biết đến.

giay do cuoc hanh trinh tro ve muon hoi can ba cay chum lai ky cuoi
Liệu nghề làm giấy dó có được hồi sinh? Ảnh: (Bảo Thoa)

Đưa ra một số về giải pháp tồn tại cho nghề giấy, ông cho rằng, làm cho nghệ thuật mỹ thuật phát triển tức là làm cho làng nghề tồn tại, bởi đó là tác động hai chiều. Khi càng có nhiều người mua và vẽ trên chất liệu giấy dó thì làng nghề càng có cơ hội phát triển. Theo họa sỹ Lý Trực Sơn, những tác phẩm hội họa làm trên giấy dó phải thật tinh, thật đẹp, bán với đúng với giá trị của nó, theo phương châm “làm tốt bán đắt”, vừa để nâng cao tay nghề, vừa có đủ thu nhập để nuôi nghề.

Để làm được đẹp thì giấy phải bền, kỹ thuật phải cao, đồng thời phải kiên trì quảng bá và có sự tương tác giữa các làng nghề để tạo ra những sản phẩm mới hơn, đa dạng hơn. Làm ít mà vẫn “chất”, không chỉ tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật và tôn vinh sản phẩm truyền thống mà còn giữ cho môi trường sạch sẽ, ít ô nhiễm hơn so với làm nhiều nhưng chất lượng kém và nguồn chất thải lại gây ô nhiễm môi trường.

Bổ sung ý kiến của họa sỹ Lý Trực Sơn, ông Nguyễn Phương Khánh Đại diện BQL Di tích lịch sử Đông Xã, phường Bưởi cho hay, làm giấy dó cần rất nhiều nước, cho nên địa điểm cũng vô cùng quan trọng. Phải là điểm gần sông, có quy trình xử lý nước thải đồng bộ. Việc sản xuất nhỏ lẻ sẽ vô cùng phức tạp và dẫn đến ô nhiễm môi trường cao. “Cần phải có các doanh nghiệp vào cuộc, thành phố vào cuộc, đầu tư để phục hồi nghề chứ không đơn thuần là sản xuất nhỏ lẻ.

Một cây thì làm chẳng lên non. Làng Bưởi còn rất nhiều nghệ nhân dẻo tay, vững nghề làm giấy, nếu được đầu tư chắc chắn sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng cao, duy trì được văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ tan biến. Chúng ta đang quan tâm đến môi trường, vì vậy tại sao không dùng giấy dó với độ bền, dai, để thay thế những túi nilon làm ô nhiễm môi trường?”, ông Khánh nhấn mạnh.

Xúc động trước những thứ được, mất của một nghề lâu đời đã tồn tại trên đất kinh kỳ hàng trăm năm, ông Khánh kể lại một kỷ niệm về Bác Hồ. Cách đây hơn 50 năm Bác Hồ về thăm làng An Thái đúng vào ngày 6/1/1946, ngày toàn quốc tưng bừng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hôm đó, dân làng đang nhộn nhịp, vui mừng như ngày hội.

Đến thăm làng Bưởi, bác quan tâm đến nghề làm giấy dó. Thấy giấy dó có chất lượng tốt Bác đã yêu cầu in truyện Kiều lên giấy dó làng Bưởi để lưu giữ. Bởi vậy, khi Bác mất, người dân làng An Thái – Bưởi đã lưu giữ đời đời Lời Di chúc thiêng liêng của Bác trên trang giấy cổ truyền làng Bưởi. Nhưng cho đến nay, làng nghề không còn giữ được nghề như kỳ vọng của Bác…

Đã có nhiều năm vẽ tranh trên giấy dó, họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức đánh giá, giấy sắc phong có độ bền cao nhất thế giới, có thể lên đến 600 đến 700 năm, trong khi giấy dó của Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có độ bền từ 400 đến 500 năm, dù điều kiện bảo quản của họ tốt hơn ta. Điều đang buồn là ngay cả những thông tin về chất liệu giấy này cũng ít người biết đến.

Theo họa sỹ Mạnh Đức, “chúng ta sử dụng giấy dó là chúng ta đang tạo ra một nhu cầu cần làng nghề, nếu để chinh phục được người dùng thì cần những nhà khoa học nghiên cứu chất liệu tạo ra một công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó còn cần sự phối hợp của các làng nghề với nhau. Hiện nay nhiều làng nghề vẫn còn đang giữ nghề, không giao lưu chia sẻ kinh nghiệm nên chưa thể tạo ra những sản phẩm đa dạng và có chất lượng tốt hơn nữa.

Ví dụ về màu sắc của giấy nên đa dạng hơn, thay vì trắng đơn thuần như hiện nay thì nên có thêm hồng, cánh sen,… đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta cần sự phát triển nhưng giá trị văn hóa cũng phải giữ được bởi tinh thần văn hóa luôn quan trọng hơn cách tạo ra sản phẩm. Làng nghè hiện nay rất loay hoay, hiện nay từ Bát Tràng đến Đồng Kỵ, Sơn Đồng…hiện nay sống được là nhờ sản xuất mẫu của các khách hàng nước ngoài, sản phẩm đã không còn thuần Việt và chúng ta trở thành người phục vụ cho văn hóa nước ngoài.

Những đơn vị sống được sống tốt là họ làm sản phẩm cho nước ngoài chứ không phải trong nước, bởi thế cho nên văn hóa trong nước biến mất rất nhiều, chỉ còn rất ít giữ được tinh thần truyền thống. Thông qua giấy dó có thế thấy chúng ta cần định hướng vừa làm giầu cho các làng nghề, vừa phát triển tinh thần văn hóa.

PGS.Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nôi là một nhà nghiên cứu về Hán Nôm, bên cạnh đó bà còn là một người có những đóng góp tích cực trong việc bảo tồn các giá trị của làng nghề Việt Nam. Đối với giấy dó, bà cũng nhiều năm trăn trở để đưa ra giải đáp và đồng thời đưa ra các quan điểm cá nhân của mình đóng góp cho sự bảo tồn và phát huy nghề truyền thống.

Tiến sỹ cho biết: Không phải giấy dó bị cho là xuất phát từ Trung Quốc mà do tổ tiên chúng ta sáng tạo ra nghề, theo thư tịch cổ thì thì thế kỷ thứ 2 chúng ta đã có những nhà sư viết bộ kinh trên giấy dó. Trước đây, cả nước có duy nhất dòng họ Lại được vua ban cho đặc ân làm giấy sắc rồng, cho đến nay, chúng tôi vẫn giữ được sắc phong hơn 600 năm không bị phai nhạt. Sắc phong là di sản thiêng liêng chứ không đơn thuần là một từ giấy viết chữ Hán Nôm.

Nhiều năm nay chúng tôi đã đề nghị với bộ văn hóa dùng giấy sắc để công nhận di tích lịch sử văn hóa ở miếu mạo đền chùa trên khắp cả nước. Tuy nhiên mấy chục năm nay vẫn chưa có hồi đáp. Ông cha chúng ta đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý tại sao chúng ta không kế thừa và phát triển? Tuy nhiều họa sỹ, nhà văn, nhà thơ.. sử dụng giấy dó để viết tác phẩm nhưng muốn nghề giấy dó phát triển thì cần phải có thị trường lớn hơn chứ không chỉ bó hẹp ở một vài lĩnh vực sử dụng.

Trăn trở với giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, Tiến sỹ Đỗ Thị Hảo cho rằng, từ làng An Cốc, Yên Thái, Nghĩa Đô, Dương Ổ… người dân vẫn còn nhớ đến tổ nghề. Hàng năm vào mùa lễ hội dân các làng vẫn giỗ tổ nghề và tái hiện nghề làm giấy, thế nhưng người dân lại không thể sống được bằng nghề của tổ tiên để lại. Chúng ta đang trông chờ vào những nhà khoa học, các nhà kinh tế, cơ quan chức năng và những doanh nghiệp, nghệ nhân có tâm huyết để làm thế nào tất cả các nghề truyền thống đều có đầu ra thì nghề mới tồn tại được.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/3/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động