Giấy dó cuộc hành trình trở về: Còn nỗi lo mai một của làng nghề (Kỳ 3)

(LĐTĐ) Mang giá trị cao cả về mặt văn hóa lẫn thẩm mỹ, nhưng tính ứng dụng trong đời sống không còn như xưa cho nên nghề làm giấy dó vẫn không tránh khỏi quy luật mai một. Với thực trạng nghề giấy hiện nay, các làng nghề đang phải đối mặt với những khó khăn để bảo tồn giá trị tri thức xưa và phục vụ cho nghệ thuật đương đại.
giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3 Kỳ 2: Giấy dó cuộc hành trình trở về: Hồi sinh trong nghệ thuật
giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3 Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

Nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử 8 đến 9 trăm năm, nhưng nghề làm giấy sắc cho nhà Vua phong công, phong thần thì mới có khoảng hơn 300 năm. “Sắc phong” theo tiếng Hán - Việt là lệnh bằng văn bản (hay còn gọi là sắc chỉ) của nhà Vua ban chức tước cho quý tộc, quan chức dưới các triều đại phong kiến xưa. Còn “Sắc phong thần” là một dạng sắc chỉ mà nhà Vua phong tặng, xếp hạng cho các vị thần được thờ trong các đình đền, miếu, từ đường.

Làng Nghè, tức làng Trung Nha (Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội) xưa kia nổi tiếng với sản phẩm giấy sắc. Bây giờ tới Nghĩa Đô, dấu tích của nghề giấy sắc còn lại chẳng là bao. Những thợ giỏi lần lượt qua đời, chỉ còn lại vài người biết được quy trình làm giấy sắc.

giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3
Dó xưa phơi trắng các làng nghề... (Ảnh Bảo Thoa)

Nghệ nhân Lại Phú Thạch, bậc hậu nhân của làng nghề giấy sắc phong ở Nghĩa Đô chia sẻ về quy chuẩn của nghề giấy sắc phong xưa và việc bảo tồn nghề giấy sắc phong hiện nay.

Ông Lại Phú Thạch cho hay, sản phẩm dó mà dòng họ Lại làm đã ngừng sản xuất từ năm 1942, hiện tại đã không làm nữa nhưng trong gia đình vẫn có kỹ thuật để sản xuất, đưa tầm bền vững của giấy dó lên cao rất nhiều, thể nhưng sản phẩm lại không có người sử dụng.

Ngày xưa, làm giấy sắc phong cho triều đình, nghề giấy rất hưng thịnh, nhưng đời này qua đời khác, không ai còn sử dụng loại giấy này. Cho đến cách đây 10 năm mới có người đến hỏi mua giấy nhưng lúc đó cha ông Thạch đã ngoài 80, và chỉ còn mình ông Thạch còn học và lưu giữ kỹ thuật làm giấy sắc phong.

“Nếu là sản phẩm văn hóa Hà Nội thì rất mong các ngành quan tâm có biện pháp để giữ lại kỹ thuật truyền thống, chứ nghề này bây giờ không còn là nghề có thể mưu sinh. Đến đời tôi chỉ còn có một mình tôi, tôi dám chắc rằng đến đời con cháu tôi sẽ không ai làm vì không đảm bảo cuộc sống”, ông Thạch trăn trở bằng giọng buồn rầu mang nhiều nuối tiếc.

Giấy dó là một sản phẩm hoàn chỉnh của một nghề truyền thống, nhưng nó lại là nguyên liệu cho rất nhiều nghề truyền thống khác. Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, người rất tâm huyết với chất liệu truyền thống trong hội họa đã mang nhiều trăn trở về sự mai một của nghề làm giấy sẽ dẫn đến sự mai một của nhiều làng nghề khác.

Theo ông, giấy dó có đầy đủ và nhiều tố chất mà giấy khác không có, đó là chất liệu về mặt giá trị thẩm mỹ và ứng dụng trong nghệ thuật rất thuận lợi, được họa sỹ ưa thích. Các khách hàng mua tranh cũng thích chất liệu này trong việc thể hiện khác biệt, mộc mạc hơn, dung dị hơn tranh lụa hoặc một số tranh khác.

Tuy nhiên giấy dó chưa đáp ứng được nhu cầu chung của xã hội thời nay. Xã hội chưa được biết đến và ứng dụng giấy dó trong đời sống hàng ngày, trong hàng hóa mà chỉ biết ứng dụng trong một phạm vi nhỏ hẹp như đề cập chung đến nghệ thuật, ảnh hưởng đến ngành sản xuất không nhiều lắm.

“Để ngành giấy dó phát triển được, tuy là quan tâm đến văn hóa đời sống, nhưng chúng ta lại là người đi chinh phục…mục tiêu của người sản xuất là làm sao ảnh hưởng giá trị thẩm mỹ và độ bền về chất liệu đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn cả trong nước và quốc tế. Chúng ta cũng chưa xuất khẩu được nhiều để các họa sỹ nước ngoài có thể mua. Nhu cầu của các làng nghề là cần thị trường, nếu không có thị trường thì giấy dó có quý giá đến mấy cũng thu gọn lại phục vụ một số lượng không đáng kể, sẽ dần bị mai một đi rất nhanh”.

giay do cuoc hanh trinh tro ve con noi lo mai mot cua lang nghe ky 3
... nay, dó chỉ còn xuất hiện chủ yếu trong các triển lãm. (Ảnh Bảo Thoa)

Theo họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, trước dây, ngoài việc vẽ tranh Đông Hồ hay tranh Hàng Trống thì còn có nhiều việc dùng đến giấy dó như làm đèn trung thu, đèn treo, …ứng dụng hiện nay bị hạn chế rất nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi, loại cũng ít, chất lượng chưa phù hợp. Hiện nay đến 80% các làng nghề sống được là nhờ sự phá vỡ truyền thống. Ví dụ như làng nghề sơn mài, làng nghề dệt, gốm Bát Tràng… một số các làng nghề khác để sống được phải làm thay đổi các quy trình tạo ra các sản phẩm không còn mang tính thuần Việt nữa.

Sâu sa hơn, không chỉ sự mai một khiến cho làng nghề mất đi mà họa sỹ Đào Mạnh Đức còn lo lắng: “Chúng ta phải hiểu rằng tất cả các làng nghề tạo nên văn hóa sử dụng của cả nước, không phải từ nước ngoài mang về. Giá trị văn hóa của các làng nghề không phát triển được hoặc phát triển sai lệch thì chúng ta bị mất văn hóa. Ví dụ như làng Đồng Kỵ, Sơn Đồng…nếu như để cho nước ngoài họ làm, đục theo khuôn mẫu của họ… thì sẽ tạo ra các sản phẩm mang nét văn hóa nước ngoài, vô hình chung làm thay đổi cấu trúc sử dụng của người Việt, ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt. Người sản xuất ra lại là sản phẩm mang văn hóa nước ngoài thì rõ ràng văn hóa của Việt Nam đang bị chi phối.

Chị Ngô Thu Huyền, truyền nhân là nghề giấy dó làng Dương Ổ cho biết, thực trạng nghề giấy hiện nay, những khó khăn mà ngành giấy có thể đáp ứng cho việc bảo tồn giá trị tri thức xưa và phục vụ cho mỹ thuật đương đại đang tồn tại rất nhiều việc phải làm. Theo chị Huyền, ngành giấy truyền thống đang gặp khó khăn bởi việc thu mua nguyên liệu khó, việc lựa chọn nguyên liệu cũng không được tốt như trước. Ngày xưa có những vùng chuyên canh trồng cây dó, nhưng hiện nay không còn vùng chuyên canh, cho nên rất khó khăn cho người mua nguyên liệu và người sản xuất còn bị ép giá, chất lượng dó cũng không tốt, có nhiều tạp chất.

Bên cạnh đó, quy trình sản xuất hiện nay phải dùng máy để tiết kiệm sức người, giảm chi phí, kéo theo phải điều chỉnh chất lượng giấy sao cho phù hợp với người tiêu dùng. Còn nếu dùng sức người làm với chất lượng truyền thống thì chi phí tăng, giá cả tăng, khó đến với người tiêu dùng. Đó là trăn trở nhất đối với người làm nghề.

PGS.Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp nghệ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội thì cho biết: Người làng Bưởi làm giấy dó nhưng tầu seo giấy lại được người làng Xuân Đỉnh là bằng tre. Khi nghề giấy mai một thì nghề làm tầu seo cũng thất nghiệp theo.

Cùng những trăn trở về sự mai một của các làng nghề làm giấy dó, nhiếp ảnh gia Lê Bích, người đã đi khắp các làng nghề để chụp ảnh, lưu giữ những tài liệu về nghệ Việt qua từng bức hình tâm sự: Giấy dó ứng dụng ở tranh Hàng Trống, Đông Hồ đã trở thành một sản phẩm độc nhất vô nhị trên thế giới.

Ở Cao Bằng làng nghề giấy dó của người Nùng nhưng theo Lê Bích, hiện nay đã không còn cây dó nên người dân tộc Nùng phải dùng cây dướng để làm giấy khổ nhỏ 20x20, chỉ dùng vào việc cúng tổ tiên, viết, lau bát trong ngày giỗ. Hiện nay nghề cũng mai một và chỉ còn có 3 nhà làm nhưng cũng không sống được bằng nghề.

“Hàn Quốc có ngành công nghiệp giấy dó và sản phẩm được bán ở siêu thị Nhật Bản cũng có siêu thị giấy dó và nhiều sản phẩm đa dạng làm từ giấy dó như sổ sách, giấy vẽ, túi đựng đồ lưu niệm… chúng ta nên học hỏi từ họ”, nhiếp ảnh Lê Bích nói.

Bảo Thoa

Kỳ 4: Hồi sinh giấy dó: Một cây làm chẳng nên non

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động