Gặp lại ni cô Huyền Trang của “Biệt động Sài Gòn”

Cứ đến dịp 30/4 hàng năm, các đài truyền hình thường phát lại bộ phim lừng lẫy một thời “Biệt động Sài Gòn”. Nổi bật trong bộ phim này là nhân vật Huyền Trang - nữ biệt động Sài thành giả ni cô do NSUT Thanh Loan thủ vai.
gap lai ni co huyen trang cua biet dong sai gon Tình tiết "gay cấn" vụ kiện bản quyền phim Biệt động Sài Gòn để đòi 400 tỷ
gap lai ni co huyen trang cua biet dong sai gon
NSƯT Thanh Loan hiện tại

Biệt động Sài Gòn xuất hiện lần đầu tiên năm 1986 và trở thành hiện tượng phòng vé lúc bấy giờ. Có lẽ, trong lịch sử ngành Điện ảnh Việt Nam chưa có phim nào ăn khách như thế. Đến nỗi, có nơi khán giả chen nhau mua vé xem phim làm đổ tường. Đây được coi là bộ phim đầu tiên và duy nhất tái hiện chân thực những chiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong phim, NSƯT Thanh Loan vào vai ni cô Huyền Trang là nữ chiến sĩ biệt động phải khoác áo tu hành để dễ bề hoạt động. Đồng thời đây cũng là người phụ nữ đa cảm yếu đuối khi ngỡ chồng - cũng là chiến sĩ biệt động thành (Hoàng Sơn) phụ bạc, theo cô gái đài các, sang trọng. Đây cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong cuộc đời diễn viên của NSƯT Thanh Loan. Khán giả ít khi gọi chị bằng tên thật mà thường gọi là ni cô Huyền Trang.

Theo NSƯT Thanh Loan, cơ duyên đưa chị đến với bộ phim này hết sức tình cờ. “Biệt động Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân được khởi quay từ năm 1983. Tuy nhiên, bộ phim quay gần một năm nhưng đạo diễn vẫn chưa tìm được người hóa thân vào vai ni cô Huyền Trang. Cũng có nhiều người vào thử vai nhưng không đạt được như mong mong của đạo diễn. “Lúc đó, tôi đang là biên tập và phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân, trong một lần đi công tác tại Sài Gòn gặp họa sĩ Trịnh Thái – thiết kế mỹ thuật chính của bộ phim đã gợi ý tôi tham gia. Sau khi đọc kịch bản thì tôi thấy vai ni cô Huyền Trang rất hay và có đất diễn. Và thế là tôi nhận lời tham gia” – NSƯT Thanh Loan cho hay.

Những năm 80 của thế kỷ trước, việc làm một bộ phim truyện nhựa cực kì vất vả. Nhất là khi đây lại là bộ phim truyện nhựa màu đầu tiên, nên việc in tráng rất khó khăn, mất nhiều thời gian mày mò, rút kinh nghiệm. NSƯT Thanh Loan kể: “Đoàn phim cứ quay được một số phân đoạn lại phải có người mang ra Hà Nội để in tráng, xem kết quả thế nào rồi mới lại tiếp tục quay những cảnh mới, còn nếu chưa được phải làm lại.

gap lai ni co huyen trang cua biet dong sai gon
NSƯT Thanh Loan trong một cảnh của “Biệt động Sài Gòn”

Vì thế, thời gian sản xuất mỗi tập phim thường lên tới hơn 1 năm. Bộ phim được thực hiện rất công phu, từng cảnh quay, từng cử chỉ, biểu hiện tâm lý, tình cảm của nhân vật đều được chăm chút kỹ lưỡng”. NSƯT Thanh Loan cho biết được tham gia vào bộ phim là may mắn của chị. Bởi cả ê-kíp đều là người có nghề và rất say nghề như diễn viên Quang Thái, Bùi Cường, Ngọc Dung, Thúy An, Thương Tín hay nghệ sĩ Quang Hải làm cố vấn nghệ thuật, quay phim kỳ cựu Quang Tuấn…

Để vào vai ni cô Huyền Trang một cách trọn vẹn nhất, NSƯT Thanh Loan đã phải hy sinh mái tóc dài mà chị rất thích. Rồi để vào vai ni cô nhuần nhuyễn, chị đã vào chùa Dược Sư – một ngôi chùa toàn sư nữ ở Sài Gòn để ở một tuần, học cách tụng kinh, gõ mõ, rồi học cách đi đứng, nói năng ra sao cho giống người tu hành. Ni sư Huỳnh Ngọc Liên đã hướng dẫn chị cách một nhà sư đi khất thực thì phải bước đi từng bước một khoan thai như thế nào, ánh mắt phải nhìn xuống, không được nhìn lên hay liếc ngang liếc dọc ra sao.

Để diễn cảnh quay phải ngồi ghế điện, chị cũng đã phải đi tìm hiểu xem người bị điện giật thì sẽ có những biểu hiện thế nào… đến cảnh phải đi khất thực giữa trời nắng chang chang, bỏng rát hết cả mặt. NSƯT Thanh Loan kể: “Lúc đóng cảnh đi khất thực, trời Sài Gòn nắng chang chang, dưới là đường nhựa nóng hầm hập, tôi phải đi chân trần, mà lại rất thong dong, chậm rãi. Rồi để quay được cảnh ni cô Huyền Trang khất thực dưới mưa, đoàn làm phim phải điều 4 xe cứu hỏa, thay nhau làm mưa xối xả. Theo đúng kịch bản, ni cô bị ngất, mà tôi khi diễn đến cảnh ấy cũng bị… ngất thật, vậy nên lúc quay ấy đạo diễn ưng luôn. Thậm chí, để nhập vai vào nhân vật, tôi phải tự tạo lý lịch cho nhân vật để làm nên cốt cách nhân vật một cách chuyên nghiệp nhất”.

Một kỷ niệm khó quên của NSƯT Thanh Loan cùng mọi người trong đoàn làm phim là đã được gặp nguyên mẫu chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa. Đạo diễn Long Vân đã phải nhờ Thiếu tướng Hải Phụng giới thiệu cho gặp những chiến sĩ biệt động năm xưa, những nhân vật anh hùng như Tư Chu, Bảy Bê, Tám Thậm… để thu thập thêm thông tin phục vụ cho bộ phim. Cũng nhờ đó mà NSƯT Thanh Loan cũng như các thành viên trong đoàn làm phim đã có cơ hội được gặp những chiến sĩ biệt động “thứ thiệt”, là nguyên mẫu của các chiến sĩ biệt động trong phim. Qua lời kể của các nguyên mẫu, các nhà làm phim đã chọn lọc, sáng tạo, xây dựng hình tượng chiến sỹ biệt động sao cho có hồn nhất.

Phim quay trong Sài Gòn, mà NSƯT Thanh Loan lại sống và làm việc ngoài Hà Nội, nên trong 4 năm ấy, chị đi đi, về về giữa Sài Gòn - Hà Nội liên tục. Thời gian đó, chồng chị lại sang Đức làm luận án tiến sĩ khoa học, các con của bà đều nhờ mẹ chồng chăm sóc. Rất may là mẹ chồng chị rất tâm lý, lại thương con dâu nên chị có điều kiện tham gia đóng phim. Đến hè, mẹ chồng lại cho các cháu vào Đồn Đất – nơi đóng phim để thăm chị. Diễn viên ngoài Bắc, ngoài Thanh Loan, còn Quang Thái (vai Tư Chung - Hoàng Sơn), Bùi Cường (vai K9) cũng đều mang con cái theo để dễ bề cai quản. Mùa hè cả khu Đồn Đất (cơ sở 2 của Hãng phim truyện Việt Nam) như một nhà trẻ.

Ở tuổi ngoài 60, NSƯT Thanh Loan vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ điển trên gương mặt và sự tươi trẻ trong tinh thần. Sau “Biệt động Sài Gòn”, chị chọn cách vắng bóng dần trên màn ảnh với lý do “vì sợ không có vai nào vượt qua được Ni cô Huyền Trang nữa”. Điều này với khán giả là một niềm tiếc nuối lớn. Song với Thanh Loan, là một sự “biết đủ”. Chị tâm sự: “Người phụ nữ có thành công đến bao nhiêu, vinh quang đến bao nhiêu vẫn cần phải giữ lấy ngọn lửa gia đình. Vì thế, tôi lựa chọn trở về với gia đình thay vì tham vọng mà mải mê sự nghiệp”. Chia tay màn ảnh, NSƯT Thanh Loan chuyển sang học đạo diễn và được đề bạt làm Phó Giám đốc Hội Điện ảnh của Bộ Công an.

Chị đi sâu về mảng phim tài liệu, nhất là phim về cuộc đời, sự nghiệp của chiến sĩ công an nhân dân trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và trong cuộc sống hôm nay. Một số những thước phim về công an chị làm đạo diễn như “Cảnh sát mặc thường phục” (nói về cảnh sát Interpol Việt Nam), “Nơi dòng sông chảy ngược” (nói về cảnh sát Lạng Sơn), “Dấu vết cháy” (được dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường cảnh sát, an ninh)... Hiện nay, chị đang giữ cương vị là Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh Truyền hình Công an và cũng là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội.

Nhìn lại cuộc đời mình, NSƯT Thanh Loan cho rằng chị may mắn khi có một cuộc sống bình yên. Đó là nhờ nữ diễn viên chọn cho mình lối sống giản dị, vừa phải, không đòi hỏi quá cao. Trong khi nhiều người thường ấn định hồng nhan là phải truân chuyên, Thanh Loan nói, tất cả là do con người. Cuộc sống gia đình yên ấm là tất cả với Thanh Loan hiện tại. Chồng chị vẫn đều đặn tham gia công tác giảng dạy cao học chuyên ngành Toán Tin. Nữ diễn viên cũng tích cực rủ bạn bè đi thiện nguyện, giúp những người khó khăn, với tâm niệm “gieo hạt ngọt được quả ngọt”. Sau cuộc trò chuyện với phóng viên, NSƯT Thanh Loan sẽ có chuyến bay sang Nhật kéo dài 2 tuần để thăm cháu ngoại đang học bên đó. Chị hiện đã lên chức bà nội, bà ngoại từ nhiều năm nay.

gap lai ni co huyen trang cua biet dong sai gon

NSƯT Thanh Loan sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội. Chị bén duyên với nghệ thuật từ rất sớm khi mới 15 tuổi. Trước “Biệt động Sài Gòn”, chị đã từng đóng gần 20 bộ phim như “Người về đồng cói” , “Bài ca ra trận”, “Phương án ba bông hồng”, “Bí mật thành phố cấm”, “Bản đề án bị bỏ quên”… Tuy nhiên, vai diễn ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn đã trở thành đỉnh cao trong nghề nghiệp của chị.

Có thể nói, suốt cả 4 tập của bộ phim, NSƯT Thanh Loan vào vai “ngọt” đến độ, sau này, nhiều người khi gặp bà ngoài đời, không nhớ được tên bà, họ chỉ biết gọi bà là “ni cô Huyền Trang”. Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm và chúc tết NSƯT Thanh Loan và một số văn nghệ sĩ khác.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động