Gặp lại người cận vệ được Bác Hồ đặt tên

(LĐTĐ) Sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Bộ phận đi cùng Bác rất gọn chỉ có 8 người, làm đủ mọi việc, từ công tác văn phòng, thư ký đến bảo vệ, liên lạc hậu cần... 8 cán bộ, chiến sĩ được Bác đặt tên dịp này gồm: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, nay chỉ còn ông Tạ Quang Chiến.
gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà
gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten Tự hào là người cận vệ của Bác

Được bảo vệ Bác khi mới 20 tuổi

Bước sang tuổi 95, dù không còn khoẻ, những mỗi khi nhắc về những kỷ niệm khi được trực tiếp bảo vệ Bác, khuôn mặt ông Chiến lại toát lên cảm xúc hân hoan xen lẫn tự hào khó tả.

Ông Tạ Quang Chiến (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Văn), tham gia cách mạng năm 1943, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông vinh dự được phục vụ Bác Hồ hơn chục năm, đến năm 1957 chuyển công tác khác. Ông từng là Bí thư Trung ương Đoàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Đại biểu Quốc hội khoá XII, hiện ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

gap lai nguoi can ve duoc bac ho dat ten
Chân dung ông Tạ Quang Chiến.

Ông Chiến kể: Tôi quê Hải Dương nhưng lại sinh ở Thanh Hóa. Ngay từ thuở nhỏ, tôi được theo cha mẹ sinh sống ở Hà Nội. Sau cách mạng Tháng Tám thành công, một vinh dự đặc biệt đến với tôi, vào thời điểm cuối năm 1945, cùng với anh Võ Chương, hai chúng tôi đang công tác ở đội thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu thì được đồng chí Nguyễn Huy Khôi, tức Trần Quang Huy, Bí thư Thành uỷ giới thiệu và được đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Sao Đỏ) tuyển chọn bổ sung vào tổ cận vệ Bác Hồ. Lúc đó tôi vừa tròn 20 tuổi.

Với danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, tháng 8 năm 1945, hai mươi vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc nước ta. Chỉ trong vòng hơn một tháng chúng đã chiếm đóng các vị trí từ vỹ tuyến 16 trở ra, quấy rối, phá hoại cách mạng. Thậm chí chúng còn tổ chức những cuộc biểu tình phản cách mạng, kích động bạo loạn, âm mưu lật đổ chính quyền của ta mới thành lập. Mặt khác, chúng còn tổ chức bắt cóc, ám sát, gây rối chính trị và trật tự xã hội.

Để tỏ lòng quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và cũng là để giữ bí mật, Bác đặt tên cho các chú là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

Rồi Bác chỉ vào từng người theo thứ tự đang quây quần bên Bác để đặt tên. Vừa đúng tám chữ trong khẩu hiểu và cũng vừa đủ cho tám người.

“Trước tình hình đó, các đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng và Trần Quốc Hoàn thấy cần phải tăng cường công tác bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên đã tuyển chọn bổ sung thêm người hiểu biết tình hình và địa bàn Thủ đô vào tổ cận vệ và phục vụ Bác Hồ. Chính vì lẽ đó, tôi và anh Võ Chương cùng một số anh chị em khác đang công tác ở Hà Nội như anh Vũ Long Chuẩn, Vũ Đình Huỳnh về làm thư ký cho Bác, chị Lê Thị Thanh, chị NguyễnThị Thái về nấu cơm cho Bác” – ông Chiến cho biết.

Những ngày đầu tiếp xúc và làm quen với công việc, ông được đồng chí Nguyễn Văn Lý (tức Hoàng Hữu Kháng) là người phụ trách tổ cận vệ và các đồng chí như Ngọc Hà (Chu Phương Vương), Văn Lâm, Nam Long, Trần Đình là những người đã từng bảo vệ Bác ở trên căn cứ Tân Trào giúp đỡ, kèm cặp và truyền kinh nghiệm.

Trong đó, đồng chí Nguyễn Văn Lý là người thẳng tính, cương trực và quyết đoán, khiến ông Chiến rất kính nể, coi như anh cả trong gia đình. Những ngày đầu chập chững với công việc, trong mỗi chuyến đi bảo vệ Bác, ông Chiến thường được bố trí đi cùng Bác đến thăm các vị nhân sĩ, trí thức ở Hà Nội, bảo vệ Bác dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I hoặc bảo vệ Bác đi các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình...

Đúc rút từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các đàn anh lớp trước, dần dần ông Chiến đã đảm đương được nhiệm vụ. “Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, ngày 2/12/1946, tôi và các anh Nguyễn Văn Lý, Chu Phương Vương, Trần Đình được Văn phòng Chủ tịch nước ra quyết định công nhận được đi theo bảo vệ Bác Hồ. Chúng tôi được hưởng một khoản tiền đặc cách là 250 đồng.

Điều phấn khởi của chúng tôi không phải vì được hưởng một khoản tiền phụ cấp mà là được cấp trên tin tưởng giao cho trọng trách bảo vệ an toàn cho Bác. Đó là nguồn động viên, khích lệ để chúng tôi đem hết khả năng sức lực của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” – ông Chiến xúc động cho biết.

“Vẫn tên là Chiến!”

Nhớ về kỷ niệm được Bác Hồ đặt tên, ông Chiến chậm rãi kể: Sau khi ra Lời kêu gọi quốc kháng chiến 19/12/1946, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Một số cán bộ phục vụ Bác từ những ngày đầu Chính phủ thành lập, nay cùng Bác trở về chiến khu. Bộ phận đi cùng Bác rất gọn chỉ có 8 người, làm đủ mọi việc, từ công tác văn phòng, thư ký đến bảo vệ, liên lạc hậu cần... phục vụ Bác.

Sau hai tháng rời Hà Nội, Bác dừng chân tại một số địa điểm thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây (nay là Hà Tây) và Phú Thọ, cùng Thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến vừa mới bùng nổ. Đầu tháng 3/1947, Bác tới xã Cổ Tiết, nằm bên sông Hồng, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sáng 6/3/1947, Bác gọi anh em đến hội ý. Tám anh em phục vụ quây quần bên Bác.

Sau khi căn dặn anh em phải tuyệt đối giữ bí mật trong mọi công việc, Bác nói, giọng trầm ấm: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta mới bắt đầu và còn lâu, gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Từ hôm nay, để tỏ lòng quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và cũng là để giữ bí mật, Bác đặt tên cho các chú là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Rồi Bác chỉ vào từng người theo thứ tự đang quây quần bên Bác để đặt tên.

Vừa đúng tám chữ trong khẩu hiểu và cũng vừa đủ cho tám người. Tất cả tám cán bộ chiến sĩ phục vụ Bác, không ai bảo ai, sung sướng nhận tên Bác đặt cho mình. Bác nói tiếp: Nhiệm vụ của Bác hiện nay là cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo kháng chiến đến thắng lợi. Đó vừa là nhiệm trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Bác đặt tên cho các chú như vậy để hàng ngày khi nhìn thấy hoặc gọi tên các chú, các chú trở thành khẩu hiệu sống bên cạnh Bác, nhắc nhở Bác hoàn thành nhiệm vụ.

“Những ngày ở Việt Bắc, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ. Ngoài trách nhiệm bảo vệ, anh em chúng tôi còn lo cơm nước cho Bác và chăm sóc Bác lúc ốm đau. Mỗi khi thấy Bác mệt, kém ăn, mất ngủ, lòng chúng tôi se lại, thương Bác vô cùng và cảm thấy mình như có lỗi với Bác” – ông Chiến rưng rưng xúc động.

Biết ông Chiến giỏi bơi lội, trong những lần bảo vệ Bác đi thăm các đơn vị, địa phương ở nơi xa, qua sông, suối hoặc những lúc Bác đi tắm, đồng chí Kháng thường bố trí ông đi cùng để bảo vệ an toàn cho Bác. Những chuyến công tác Bác thường đi bộ là chủ yếu, Bác đi bộ rất nhanh và khoẻ. Mỗi ngày đi được khoảng từ 50 km đến 70 km. Để đỡ mệt nhọc, Bác thường vừa đi đường vừa kể chuyện vui cho các chiến sĩ nghe.

Bác thường nhắc nhở đội cận vệ chuẩn bị gậy chống để tránh đường trơn, dễ leo dốc và làm vũ khí đề phòng thú dữ, rắn rết. Bác quan tâm đến đội cận vệ từ chi tiết nhỏ nhất như vậy. Ông Chiến kể, năm 1955, sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình lập lại, mấy anh em lại có dịp quây quần bên Bác, liền thưa: “Thưa Bác, nay ta đã hoà bình rồi, xin Bác cho đổi tên đồng chí Kháng là Hoà, đồng chí Chiến là Bình ạ”.

Nghe vậy, Bác liền phẩy tay, nói: “Không được!”. Rồi Người giải thích: “Có kháng chiến mới có hoà bình. Chống Pháp mấy năm qua mới chỉ kết thúc một chặng đường. Các chú không thấy rằng, đế quốc Mỹ lăm le nhảy vào miền Nam sao? Cuộc kháng chiến chống Mỹ rồi đây còn ác liệt gấp bội.

Sắp tới, ta đánh Mỹ mất 20 năm mới có hoà bình thật sự. Hai chú này – Bác chỉ vào anh Kháng rồi sang tôi: Vẫn tên là Kháng, là Chiến. Có kháng chiến mới có hoà bình...”. Nghe Người giải thích vậy, chúng tôi như tự nói với mình, sao mà nghĩ nông nổi quá! Như ta biết, không ngờ đó là lời tiên đoán kỳ tài.

Đầu năm 1957, ông Chiến thôi làm công tác cảnh vệ và được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc, sau đó sang Liên Xô học tiếp về chuyên ngành sử. Những năm sau này dù qua các cương vị công tác khác nhau, nhưng thời gian hơn 10 năm được bảo vệ phục vụ Bác Hồ đã để lại trong lòng ông Tạ Quang Chiến một dấu ấn rất sâu sắc không bao giờ có thể phai mờ mà mỗi khi có dịp nhắc lại, lòng ông lại dâng lên một cảm xúc khó tả xen lẫn tự hào.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động