Dưới ánh trăng xuân

(LĐTĐ) Giống như một bộ phim dài tập sến sẩm nào đó, giống như một cuốn tiểu thuyết cũ kỹ nào đó luôn có màn trốn chạy thực tại để giải đáp cho những sự bế tắc của câu chuyện, hôm nay, cô, một nhà văn mắc chứng bệnh mộng du thường niên có mặt ở một làng ven sông khá hẻo lánh.
duoi anh trang xuan Hà Nội: Rộn ràng không khí Tết tại các hội chợ Xuân
duoi anh trang xuan Bài 4: Xuân về nơi đảo xa

1

Cô vất vả lắm mới thuê được một căn nhà lá ưng ý ở ven bờ. Ở đây, cô sẽ hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà cô đang viết dở… trang đầu. Nhưng mục đích đó thật ra lại là mục đính “đính kèm” mục đích chính của cô: Quên một người.

Có người nói, trốn chạy là biện pháp tốt nhất khi ta không đủ sức chiến đấu lại với những thứ mạnh mẽ hơn. Quá khứ mạnh hơn cả lý trí của cô khi “cú đá” của tình cũ khiến cô lộn cổ, xây xẩm, hoa mắt và chỉ biết òa khóc dai dẳng. Đã có lúc cô bật thốt lên khi con tim cứ nhức lên từng cơn: Làm sao có nói chia tay khi đã bước chung một con đường, khi tay đã từng nắm chặt trong tay, khi nụ cười đã rơi chung trên những bờ môi và giọt nước mắt đã thấm ướt trên vai nhau? Làm sao có thể nói chia tay là chia tay ngay được, khi tình còn đó, vấn vương như hoa cúc tiếc thương mùa thu, như cơn gió đông quấn quýt hạt mưa phùn, như đám mây vấn vương đỉnh núi.

duoi anh trang xuan

Làm sao cô có thể nói chia tay anh ta khi lòng vẫn còn yêu?. Nói cho cùng thì đó chỉ là văn chương, còn sự thật, chẳng có hoa, chẳng có mưa phùn, chẳng có gió đông, chỉ có một ngày hè nắng đến chảy mồ hôi cô đứng giữa đường phố rầm rập người qua lại, nhìn bóng dáng người ta mất hút bên cạnh một cô nàng khác xinh như tiên. Và cái nóng ấy tích tụ lại, bốc hơi, tạo thành những bông tuyết lạnh rơi vào tim cô từ mùa này sang mùa khác.

Đêm nào cô cũng hò hét, quẫy đạp trên chính chiếc giường của mình, rồi mở cửa đi lang thang ra phố. Sáng ra, cô còn không nhận ra bố cô mắt trũng sâu vì thức đêm trước những phản ứng thất tình đặc trưng của con gái. Cô còn mải tuân theo cảm xúc của mình mà chẳng để ý trên đời này còn có những điều thân thương hơn thế.

“Mình phải đi thôi”, cô nghĩ thế khi những hy vọng một ngày anh ta quay lại đã chỉ còn là những cơn mộng du.

Cô đã đọc nhiều cuốn tiểu thuyết kinh điển mà nhân vật chính là nữ nhà văn. Khi bế tắc, họ cho nhân vật của mình bị ung thư, chết, hoặc bỏ đi đâu đó để trốn chạy thực tại, hoặc để... viết tiểu thuyết và trở về một cách huy hoàng. Cô cũng chọn cách đó. Cô muốn mình không chết mà trở về một cách huy hoàng. Vì thế cô mới có mặt ở đây, trong căn nhà lá lạnh căm, gió gầm gào thổi băng qua những triền sông nghiến vào những tấm gỗ, thì thầm với cô.

2

Đêm nay, đêm đầu tiên, cô không ngủ được nên khoác chiếc áo len dày rồi đi ra phía bờ sông. Con đường nhỏ lát gạch cũ kỹ lờ mờ dưới ánh trăng. Hai bên là hàng tre cao vút thỉnh thoảng va vào nhau khiến những kẻ nhát gan luôn phải giật mình, nhưng với cô, đó chỉ là tiếng chòng gẹo của hoa lá cỏ cây. Đi hết con đường nhỏ là ra tới bờ sông, nơi ánh trăng không bị che khuất. Ánh trăng mờ như sương khiến toàn bộ không gian như được bao trùm bởi một vầng sáng bạc. Dưới trăng, cỏ cây lay động khẽ khàng, những khóm hoa dại cũng chỉ dám tỏa ra một mùi hương ngai ngái. Phía bờ bên kia, thành phố đã tắt đèn, chỉ còn lại vài tấm biển quảng cáo lớn hắt ánh đèn ngũ sắc xuống bờ.

Cô chọn một khoảnh cỏ rộng trên triền đê rồi nằm xuống. Cô cứ nằm như thế mặc cho sương rơi ướt khuôn mặt. Cô chẳng còn cảm giác gì khác, ngoài những suy nghĩ lan man trôi theo ánh trăng trong đêm.

duoi anh trang xuan

“Tình yêu trong ta vẫn còn đó, nhưng niềm tin đã vụn vỡ mất rồi. Niềm tin đã vỡ, còn nhặt lại làm gì cho xước bàn tay…” cô bất giác hát lên khe khẽ một ca từ. Giọng của cô nhỏ giọt như sương đêm hòa lẫn vào tiếng côn trùng như rên xiết nỗi cô đơn.

Bỗng có cơn gió lạnh ở đằng sau, cô giật mình ngồi dậy. Một hình bóng đàn ông hiện ra trong ánh trăng trong veo, mờ ảo như một bóng ma. Cô cảm giác như tóc mình dựng đứng hết cả lên. “Hôm nay có người chiếm chỗ của tôi và còn làm cho những chú dế buồn thảm vì một điệu nhạc thất tình nữa”. Cô thở phào, ngồi xuống cỏ. Đó là một người đàn ông thật sự, anh đang tiến lại gần hơn và hình như anh biết cô sợ sệt.

“Tôi thường hay ra đây vào đêm khuya, không ngờ đêm nay lại gặp được một người khùng như mình”. Anh nói thế rồi ngồi xuống bên cạnh cô. Cô khẽ ngồi xích ra. Biết đâu đây là một kẻ man rợ như trong những bài báo giật tít mà cô đọc hàng ngày. Cô cũng có lúc chán sống, nhưng không hẳn là không biết sợ chết. “Cô sợ tôi à? ở nơi này rất bình yên, và cũng chẳng có kẻ khùng nào ra đây để ăn cướp đâu”. Anh ta bật cười, tiếng cười như ánh trăng rơi xuống, tan trên mặt sông, rất khó có thể miêu tả bằng lời văn của cô. Nhưng nó làm cô thấy bình tâm, bình tâm một cách êm dịu.

“Anh không có việc gì làm vào ban đêm sao?”. Cô hỏi. “Có chứ, và tôi chỉ có chút thời gian không đủ để ngủ, vì thế, tôi ra đây ngồi và đi khi trời sắp sáng”. Cô không muốn tìm hiểu thêm về người xa lạ, hoặc giả cô đang để bộ não của mình có chút vận động khi suy đoán về anh ta. Trong những câu chuyện cô viết, những người đàn ông phải luôn bí ẩn.

Cô và anh ta không nói với nhau nhiều, thỉnh thoảng chỉ cảm thán về vẻ đẹp của màn đêm. Cô bất giác mỉm cười với ý nghĩ, cảnh vật luôn đẹp hơn khi có hơn một người cùng ngắm nó.

“Một bức tranh đẹp đôi khi chỉ cần một tác giả. Nhưng bức tranh tình yêu không thể đẹp nếu như chỉ vẽ bởi một người”. Người đàn ông lạ bất chợt nói như thể đang đọc được suy nghĩ của cô. Cô khẽ quay mặt nhìn anh ta, trong ánh trăng dát vàng, đôi mắt ấy sâu thẳm nồng nàn, khóe miệng ấy như luôn mỉm cười và bờ môi đầy đặn ấm áp. Cô giật mình trộm nghĩ: Giống như những chàng trai mà cô miêu tả trong tiểu thuyết của cô. Bờ môi ấy, chắc hẳn sẽ là chủ nhân của một nụ hôn bao dung và đầy đủ. Cô khẽ quay đi, bối rối.

Họ chia tay khi trời sắp sáng.

Ở đâu đó bên kia bờ sông, nơi thành phố chìm trong mùa đông, một người đàn ông đang lo lắng đi tìm đứa con gái mộng du của mình. Bậc thềm buông những tiếng lá khô xen lẫn tiếng thở dài…

3

Cách ngôi nhà cô ở khoảng chục mét là một ngôi nhà khác có chiếc cổng gỗ được trang trí cầu kỳ bởi một giàn hoa liễu. Hàng ngày, cô bé khoảng mười tuổi hay ra đó tỉ mẩn nâng những cành liễu nhỏ xíu vắt lên hàng rào rồi cuốn nó vào những cây cột. Trừ căn nhà bên trong mà cô chưa bước vào thì nhìn từ phía ngoài, cái cổng làm cho ngôi nhà trở nên bí ẩn như ngôi nhà của một bà phù thủy nhiều phép mầu. “Cháu có ngôi nhà đẹp quá”.

Cô bước lại phía cô bé vào một buổi sáng ấm áp, tỏ thái độ làm quen. “Nhà của cô cũng rất đẹp”. Cô bé đáp lại đầy nhã ý. “Nhà cháu có đông người không?”. “Chỉ có hai anh em cháu thôi”. “Bố mẹ cháu đâu rồi?”. “Mẹ cháu bỏ đi lâu lắm rồi, còn bố cháu đi làm ở xa, cũng lâu lắm rồi. Cháu chẳng còn nhớ mặt”. Đôi mắt cô bé có vẻ xa vắng như một thiếu nữ nhiều suy tư.

Sáng hôm ấy, cô và cô bé con cùng nhau trang trí những nhành liễu và trò chuyện, những câu chuyện về thời tiết, những chú đom đóm sống ở bờ sông, hay những con chim di cư bị bỏ rơi bên những rặng tre già…

Mỗi ngày, cô chỉ viết được hơn một trang sách, khi đọc lại, cô lại phải xóa ngay đi bởi suy cho cùng cô chẳng viết được nội dung gì ngoài cảm xúc của chính mình về mối tình cũ.

4

Mấy đêm sau, cô lại ra bờ đê nằm ngắm trăng. So với lần trước, trăng đã khuyết đi một chút. Nhưng như thế vạn vật lại càng thêm mờ ảo một cách bí ẩn. Người đàn ông lạ hôm nay không thấy ra đây, hình như cảm giác chờ đợi khiến cô thấy thời gian trôi nhanh hơn. Cô nghĩ có lẽ lần trước chỉ là tình cờ. Anh ta sẽ không ra đây nữa, có thể anh ta bận, ngủ, hay làm gì đó.

Hôm sau, cô lại ra triền đê. Anh ta đến. Cô kể cho anh ta nghe về cuộc sống, về tình yêu và cả chứng mộng du của cô. Cô kể có một đêm cô lang thang đi ra đường với áo ngủ giữa mùa đông và sáng hôm sau cô phải nhập viện vì cảm lạnh. Hết chuyện của mình, cô lại kể những câu chuyện tình mà cô đã viết một cách tỉ mỉ. Trời đã sáng mà câu chuyện của cô còn quá dài, anh ta đề nghị lần sau sẽ nghe cô kể tiếp. Và lần này cô hỏi trước khi anh ta đi khuất: “Đêm mai anh sẽ đến chứ”. Anh gật đầu: “Anh sẽ đến”.

Những đêm sau, anh đến và nghe cô kể chuyện. Cô thì cố gắng luôn sắp xếp câu chuyện để nó kết thúc vào những đoạn gay cấn nhất trước khi trời sáng, giống như chuyện Nghìn lẻ một đêm. Và bao giờ khi chia tay nhau, anh cũng hẹn: “Hẹn em vào đêm mai”. Ban ngày cô viết tiểu thuyết và chơi với anh em nhà cô bé hàng xóm, ban đêm cô đến “nơi hò hẹn”. Điều thú vị trong tiểu thuyết của cô là cô đã đặt cho anh ta một cái tên, mà khi cô nói ra, anh giãy nảy: “Ẻo lả quá, anh không thích đâu. Cứ đặt tên anh là Bóng Ma”. Tất nhiên, cô vẫn để anh với cái tên “Ánh Trăng”.

Thấm thoát đã nửa năm trôi qua. Những câu chuyện cũng vơi đi, cuốn tiểu thuyết mới còn chưa có đoạn kết. Có lẽ cô chẳng còn chuyện gì để kể cho anh nghe nữa. Cô bắt đầu nghĩ về khoảnh cách giữa anh và cô. Cô vạn lần muốn xóa nhòa khoảng cách đó, muốn dựa đầu vào vai anh nghe tiếng sóng nước thì thầm. Muốn được nắm bàn tay anh nghe mùi hoa thơm cỏ dại. Muốn vòng tay anh ôm lấy bờ vai lạnh khi sương xuống. Phải chăng anh luôn giữ khoảng cách vì anh không thể đến với cô. Biết đâu, anh chỉ là một người đàn ông đang cùng cô lấp chỗ trống vào những đêm cô đơn.

“Anh có muốn em kể cho anh nghe cuốn tiểu thuyết mới không?”. Một đêm cô hỏi anh. “Có chứ”. Cô bắt đầu kể câu chuyện có tựa đề: “Hẹn hò dưới ánh trăng”. Câu chuyện kể về một cô gái yêu say đắm một người đàn ông bí ẩn mà cô hẹn hò hàng đêm dưới ánh trăng. Trong câu chuyện còn có hai đứa trẻ và ngôi nhà cổ tích có chiếc cổng kết bằng hoa liễu đỏ. Và rồi đến một đêm, cô ngừng kể và anh thì hỏi: “Sao thế, sao em dừng lại”. “Em kể hết rồi, chỉ tại câu chuyện chưa kết thúc thôi”. “Em nghĩ nó sẽ thế nào”. “Em nghĩ… người đàn ông đó sẽ không còn giữ khoảnh cách với cô gái nữa, chàng sẽ đến gần và trao cho cô gái một nụ hôn”.

Anh không nói gì, chăm chú nhìn cô. Trong ánh trăng khuyết mờ nhạt bị che khuất bởi đám mây xám khi trời sắp có cơn mưa, ánh mắt ấy như chứa đựng ngàn điều luyến lưu, vạn điều giằng xé. Cô khẽ giật mình, trái tim hoảng loạn. Ánh mắt ấy dường như báo trước một điềm chẳng lành. “Chỉ một cái hôn thôi phải không? Vậy hẹn em vào đêm mai nhé”. Anh đứng vụt dậy và biến mất sau rặng tre.

5

Sáng hôm sau, cô sang nhà hàng xóm. Cô bé con chống cái bút lên mặt bàn, nhìn vào khoảng không rồi nói: “Đêm qua con nằm mơ thấy bố về, con trông rõ mặt bố lắm”. “Thật vậy à, chắc bố con sắp về thật rồi”. “Nhưng anh con bảo rằng bố sẽ không về nữa”. Cô bé dường như sắp khóc, cô vội an ủi: “Không phải đâu, bố con thế nào cũng về”.

Thằng bé đã về từ lúc nào, đứng dựa lưng vào liếp nhà, mặt buồn rười rượi. Nó nói với cô: “Cô vào đây, con cho cô xem thứ này”. Nó mở cái tủ gỗ cũ kỹ lấy ra một gói giấy bóng bọc kín. Nó dở mấy lượt giấy bản ra mới thấy bên trong vài tấm hình đã hoen ố gần như dính chặt vào nhau. “Đây là bố của con”. “Chính là người ấy”. Cô muốn bật thốt lên một lời nào đó nhưng không biết từ đâu.

Cô có nên nói cho hai anh em chúng biết, cha chúng vẫn sống ở đây, có thể... là trong một gia đình khác và bỏ rơi chúng. Không thể, cô không thể nào nhẫn tâm như thế. Còn anh, cô đã yêu anh tuy chưa từng nói thành lời. Vậy mà sự thật là thế này sao, khi anh chỉ là một người cha ích kỷ bỏ rơi hai đứa con côi cút để sống một cuộc sống thoải mái ngoài kia. Liệu có bao giờ anh lén trở về nhìn qua bọn trẻ…. nước mắt cô bất chợt rơi xuống tấm ảnh khiến thằng bé vội vàng giật lại như sợ cô sẽ làm hỏng mất. “Con biết bố sẽ không về…”. Cô chẳng còn nghe thấy gì nữa. Lời anh nói đêm nào chợt hiện rõ bên tai “Hãy gọi anh là Bóng Ma”. Cô đang hẹn hò với một bóng ma…???

6

Đêm hôm đó, cô ra bờ đê sớm hơn mọi lần. Đêm trời lại có mưa ở đâu đó, những đám mây che lấp cả vầng trăng khuyết, chỉ còn ánh sáng yếu ớt của nó cố vươn ra khỏi bóng tối để tỏa trên mặt đất. Gió đêm nhè nhẹ, thoang thoảng hương hoa thấm vào tâm can, cảm giác lạnh không còn nữa khi con tim cô đủ tê tái. Chờ đợi rất lâu, cuối cùng anh cũng đến, như bước ra từ hư không.

Cảm giác lạnh buốt bắt đầu chạy dọc sống lưng cô. Nhưng cô không sợ, bởi dù anh đến từ đâu, trên trời cao, dưới mặt đất hay ngay trên thế gian này, thì cô cũng đã từng thấy thân quen. Nhưng đêm nay sẽ khác. Anh không đợi cô mở lời, như thể biết cô đang suy nghĩ gì, anh nói trước: “Cảm ơn em đã chăm sóc hai đứa trẻ”. Cô gật đầu. “Em sẽ chăm sóc chúng”. “Em hãy dạy con trai biết cách yêu một người phụ nữ, và ở bên con gái vào đám cưới của nó, cài hoa lên tóc nó”. “Vâng”. “Cảm ơn em đã đến”.

Cô nhìn anh, trái tim run rẩy vừa là những cảm xúc rung động, vừa là cảm xúc lo sợ tình yêu vừa đến lại vụt tan. “Hãy nắm lấy tay anh”. Anh dơ bàn tay ra, chờ đợi. Cô đặt bàn tay mình vào tay anh, cảm giác như đặt vào thinh không. Làm sao cô có thể chạm vào anh khi anh chỉ là một linh hồn, nhưng cô có cảm giác tuyệt vời như một bàn tay nắm lấy một bàn tay. Cô khe khẽ bước lại sát gần anh, sợ anh tan biến như những chú đom đóm tắt lịm vào đêm đông, khẽ rướn mình lên, chạm môi vào bờ môi. Cô nhắm mắt lại, tận hưởng nụ hôn đầu trong ánh trăng mờ nhạt. Mùi hoa cỏ nồng nàn đan quyện vào gót chân. Tiếng dế kêu như khúc nhạc tình lảnh lót trong không gian…

Khi cô mở mắt ra, anh không tan biến như cô nghĩ. Anh vẫn đứng đó, thân ảnh tạc vào ánh trăng như tấm chắn gió ngay trước cô. Cô ngạc nhiên nhìn anh khiến anh buộc phải hỏi lại cô: “Em sao thế? Sao hôm nay em nhìn anh thật lạ? Phải chăng cô nhà văn từng trải chưa được đàn ông hôn bao giờ?”. Anh bật cười, tiếng cười càng khiến cô bối rối.

“Những đứa trẻ, con của anh… sao anh không về với chúng?”. “Anh không thể sống cùng chúng được. Anh còn công việc ở ngoài kia”. Anh chỉ sang phía bên kia sông. “Tại sao?”. Giọng cô đã gay gắt hơn khi hỏi câu đó. “Anh không sống với chúng, nhưng anh vẫn chăm sóc chúng mỗi ngày”. “Làm cha mà lại bỏ rơi con mình, đi tìm cuộc sống riêng ngoài kia sao? Anh làm em thất vọng quá”.

Đến lượt anh ngạc nhiên nhìn cô. “Đây có phải là cơn mộng du mới của em không? Hai đứa trẻ là cháu ruột của anh, con của anh trai anh. Anh ấy đã mất rồi. Anh cũng rất muốn đón chúng về sống cùng anh, nhưng thằng lớn nó không chịu, muốn ở đây để chăm mộ cho bố nó. Ngoài giờ làm anh đều tranh thủ về đây buổi tối, nhiều đêm ngủ lại đây. Nếu không thì làm sao anh có thể gặp được cô nhà văn mộng du lại đa nghi như em chứ”.

Anh nói một hồi, còn cô thì luôn miệng lẩm bẩm: “Ôi chết tiệt thật!”. Cô đã ôm chặt anh từ lúc nào. Bình minh cũng đã lên từ phía bờ Đông, tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt sông rực rỡ. Cái cảm giác này không giống như bất cứ giấc mộng nào của cô. Nếu nó là cơn mộng du thì cô muốn nó kéo dài mãi.

Anh dắt cô đi lên triền sông, nơi những cây hoa đào bắt đầu đâm nụ, trổ vài bông hoa báo hiệu mùa xuân đã tới…

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động