Đổi mới thi cử: yêu cầu cấp bách

LĐTĐ -Nghị quyết số 29-NQ/TƯ đã xác định đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là khâu đột phá trong lộ trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Điều đó cho thấy vai trò của khâu này trong việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Lâu nay, thay cho lẽ thường là "học gì, thi nấy", tâm lý "thi gì, học nấy" đã "bám rễ" trong cách dạy, cách học ở nước ta, thể hiện cách nhận thức tiêu cực: Học là để đi thi. Đó là hệ quả của tâm lý ham bằng cấp, chuộng hình thức - căn nguyên của căn bệnh thành tích trong giáo dục vốn tồn tại đã lâu. Để cải thiện tình trạng này, xây dựng một nền giáo dục thực chất và bền vững, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, Bộ GD-ĐT đang "tranh thủ" chính tâm lý "thi gì, học nấy" để tác động vào quá trình dạy và học ở các nhà trường, thông qua việc đổi mới quá trình kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục. Nhưng, cách làm lộ rõ vẻ "ăn đong", mỗi năm lại điều chỉnh cách kiểm tra, đánh giá nói chung, thi và tuyển sinh nói riêng, trở thành mối lo không chỉ của người học.

Nghị quyết số 29-NQ/TƯ đã xác định đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là khâu đột phá trong lộ trình triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Điều đó cho thấy vai trò của khâu này trong việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và bối cảnh hội nhập quốc tế. Vị trí và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá được thể hiện rõ trong cả lý luận và thực tiễn.
 

Nâng cao chất lượng giáo dục bền vững là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.	Ảnh: Thái Hiền
Nâng cao chất lượng giáo dục bền vững là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Ảnh: Thái Hiền


Học ít, đối phó nhiều

Thực tế ở các trường phổ thông hiện nay cho thấy, việc đánh giá, kiểm tra còn nặng tính hình thức, vì thành tích nhiều hơn là phản ánh thực chất sự học. TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng chúng ta đã để cách thức kiểm tra lạc hậu, manh mún tồn tại trong khoảng thời gian khá dài. Việc đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh lâu nay không theo đúng yêu cầu cần có, không tạo động lực cho người học phải học và người dạy phải dạy tốt hơn. Nguyên tắc đánh giá phải đến từ cả hai phía: giáo viên đánh giá học sinh, còn học sinh cũng phải tự đánh giá mình. Vai trò của kiểm tra, đánh giá là để kích thích học sinh học tập nhằm đạt kết quả cao hơn, nhưng cách thức hiện nay dường như làm cho học sinh khiếp sợ, thiếu tự tin và tìm cách đối phó. 

Không chỉ ở bậc phổ thông, với đào tạo ĐH, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá từ nhiều năm nay cũng thu hút nhiều tranh luận, bởi đó là quá trình góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy và học, là nhân tố quan trọng để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong sinh viên. Sự hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay được cho là có "lỗi" từ hệ thống kiểm tra, đánh giá bởi đã không đảm đương được trách nhiệm sàng lọc, không tạo được cơ sở cần thiết cho việc tạo chuyển biến của hệ thống chương trình và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Việc dạy trong các trường ĐH mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhận thức nên công tác kiểm tra, đánh giá cũng chỉ tập trung vào kiến thức ở mức độ ghi nhớ, chứ chưa phải là khả năng hiểu và vận dụng. Việc không tính kết quả các bài kiểm tra vào kết quả thi khiến sinh viên coi nhẹ quá trình học và tự học, chỉ đến kỳ thi thì mới dành thời gian tập trung ôn luyện "trả bài", đối phó. Việc đánh giá kiến thức mang tính hình thức không những không phản ánh được thực chất năng lực của sinh viên, mà còn tạo tiền đề cho tiêu cực trong thi cử. 

Có học thì phải có đánh giá

Trong đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: Hiện trạng công tác kiểm tra, thi, đánh giá của cả hệ thống còn nhiều hạn chế, lạc hậu từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến quy trình, cách thức xử lý, sử dụng kết quả; coi việc đánh giá kết quả học tập chỉ là việc cho điểm các bài thi, bài kiểm tra…; cách tổ chức còn nặng nề, tốn kém… Do đó, để đổi mới căn bản, toàn diện thì nhất thiết phải thực hiện ngay việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử. Trong bối cảnh hiện nay, khi giáo dục nặng về ứng thí và tâm lý "sính" bằng cấp khá phổ biến thì công tác kiểm tra, thi, đánh giá có tác động hết sức mạnh mẽ đến việc dạy và học. Với tâm lý "thi gì, học nấy", việc đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá sẽ tạo tác động trở lại toàn bộ quá trình dạy và học trong các nhà trường. Hơn nữa, đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá không gây tốn kém nhiều về kinh phí.

Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, những điều chỉnh về cách thi, đánh giá chất lượng giáo dục sẽ được áp dụng ngay từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Điểm đáng chú ý là việc xét công nhận tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp THPT sẽ không chỉ sử dụng kết quả thi, mà còn bao gồm kết quả đánh giá trong quá trình học tập của học sinh. Việc sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập giúp giảm rủi ro đối với học sinh so với khi kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ phụ thuộc vào kết quả thi như trước đây, có tác dụng khích lệ việc học tập, rèn luyện của học sinh trong giai đoạn THPT. Với tuyển sinh ĐH, CĐ, những đổi mới căn bản đi đôi với quyền tự chủ tuyển sinh của mỗi trường. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, việc đổi mới phương thức tuyển sinh sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo bởi giúp mỗi trường có thể lựa chọn thí sinh có đủ năng lực vào học các ngành nghề đào tạo của trường. Mặt khác, việc đổi mới phương thức tuyển sinh sẽ tác động mạnh mẽ đến phương pháp dạy và học, không những ở bậc phổ thông mà cả ở bậc CĐ, ĐH.

TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định: Trong bối cảnh hiện nay, Bộ GD-ĐT đã xác định rất "trúng" vấn đề khi chọn việc đổi mới cách thi, kiểm tra, đánh giá và coi đó là khâu đột phá trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nếu khâu này được làm tốt thì các khâu khác cũng tốt hơn. Trước đó, khi có ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì kỳ thi này mang tính hình thức, gây áp lực không cần thiết và gây lãng phí, TS Nguyễn Tùng Lâm đã thẳng thắn chia sẻ: Không thể bỏ kỳ thi trong điều kiện hiện nay. Việc kiểm tra, đánh giá là việc bắt buộc và cần thiết trong quy trình dạy và học. Nếu không có kiểm tra, đánh giá thì không gọi là dạy và học. Trong khi giáo dục hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề, chương trình - sách giáo khoa còn nhiều bất cập và đó đều là những việc không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều, yêu cầu đổi mới cách kiểm tra, đánh giá lại càng rõ tính cấp bách, không thể chờ giải quyết xong những tồn tại nói trên rồi mới làm…

 

Nguồn HNMO

 

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động