Đến 2019 sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị

Dự báo đến năm 2019, cả nước sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị, chiếm khoảng 5% dân số. Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng, từ 42% năm 1989 lên 54% năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo thường niên của Mạng hành động vì lao động di cư (LĐDC) - Mnet vừa diễn ra tại Hà Nội.
den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi Năm 2016, cả nước có hơn 18 triệu lao động phi chính thức
den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi Thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH: Cần cơ chế hỗ trợ thiết thực hơn

Phát biểu tại hội thảo, TS Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cho biết, tại Việt Nam xu hướng các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 1989 số người di cư giữa các tỉnh là 1,3 triệu người thì đến năm 2009 đã tăng lên 3,4 triệu người. Dự báo, sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị vào năm 2019, trong đó, LĐDC phi chính thức gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi
Chất lượng cuộc sống và điều kiện làm việc của LĐDC phi chính thức nhận được nhiều sự quan tâm tại hội thảo thường niên của Mạng hành động vì LĐDC - Mnet.

Số lượng LĐDC phi chính thức có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đối thấp, chỉ có 15,7% có trình độ từ phổ thông trung học trở lên, có trên 90% không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào. TS Ngô Thị Ngọc Anh thông tin thêm, chất lượng cuộc sống của LĐDC phi chính thức không được đảm bảo, 90% lao động (LĐ) khó tiếp cận tới các dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Đặc biệt là LĐ nữ khi hơn 80% đem theo con, hiện không có chính sách riêng biệt về y tế, giáo dục dành cho các con của nhóm LĐ này.

Ngoài ra, LĐDC phi chính thức còn phải đối diện với nhiều vấn đề khác như: Mức phí sinh hoạt cao, môi trường sống không bảo đảm an ninh, ít tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tại nơi đến. Có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của buôn bán người, bóc lột sức LĐ, nạn nhân của bạo lực, tệ nạn xã hội…

LĐDC phi chính thức đa số làm các công việc LĐ giản đơn trong khu vực kinh tế phi chính thức, thu nhập thấp và không ổn định. Các doanh nghiệp trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không có hợp đồng LĐ, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người LĐ.

Ngay cả LĐDC phi chính thức trong các nhà máy, khu công nghiệp cũng không được đảm bảo về an toàn vệ sinh LĐ, việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc. Nguy cơ mất việc làm rất cao do quá trình tự động hóa, sự dịch chuyển nhà máy của các doanh nghiệp từ Việt Nam sang các quốc gia khác.

Từ thực trạng trên, các thành viên của Mạng hành động vì LĐDC - Mnet cho rằng, thời gian tới cần phải tiếp tục phối hợp với các cơ quan, nhà hoạch định và triển khai chính sách, các nhóm LĐDC, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước chăm lo, bảo vệ quyền lợi của LĐDC. Mục đích đến năm 2020, người LĐDC được đảm bảo công bằng hơn thông qua các hệ thống thiết chế quản lý hiệu quả. Một số mô hình thí điểm nghiệp đoàn của LĐDC phi chính thức được công nhận. Hệ thống chính sách pháp luật có quy định riêng về LĐDC. LĐDC tiếp cận được với các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là LĐDC phi chính thức để giúp họ có kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn tăng cơ hội việc làm ổn định.

M.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.

Tin khác

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động