Để môn Sử hấp dẫn hơn

LĐTĐ - Để môn Sử không còn là môn học khô khan đối với nhiều học sinh đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ cả về phương pháp giảng dạy lẫn thiết kế chương trình, sách giáo khoa.

Em Lê Thị Ngọc (học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ, TPHCM) đang ôn thi vào khoa Sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, cho biết môn Sử không chỉ là môn em yêu thích mà còn là môn phải đầu tư số 1 cho kỳ thi sắp tới.

Môn Sử chưa hấp dẫn vì...

Tuy nhiên, theo em Lê Thị Ngọc, việc nhớ toàn bộ các số liệu về ngày tháng năm của hàng trăm sự kiện trong SGK đã chiếm rất nhiều thời gian và cách học không thể nào khác là học thuộc lòng.

Thầy Hàn Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu (TPHCM) cho rằng chương trình Lịch sử các cấp học đang nặng về liệt kê trong khi lại nhẹ tính dẫn dắt để đưa đến cho HS những cảm nhận, xâu chuỗi toàn bộ các sự kiện theo cách tự nhiên của từng người học. Hơn nữa, chương trình trong SGK cũng còn khô khan và phương pháp dạy học của giáo viên phần lớn chưa sống động. Đa số vẫn theo cách giáo viên giảng và đọc để học sinh nghe, chép rồi học thuộc. Rất ít trường hợp giáo viên áp dụng các phương pháp mới như giảng bằng Power point, thu thập các tư liệu cụ thể, sinh động…

Bên cạnh đó, nội dung của các môn lịch sử còn thiên về các sự kiện chiến tranh mà ít đề cập các sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội (nhất là sự kiện của thời kỳ mới) nên khó hấp dẫn học sinh.

SGK cũng như phương pháp giảng dạy vẫn thường là liệt kê, phản ánh, phê phán hoặc áp đặt nhận định mà chưa chú trọng sự liên kết các sự kiện.

 

Phải làm mới môn Sử

Những bảo tàng, di tích lịch sử là giáo cụ trực quan sinh động giúp học sinh học lịch sử một cách hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Lịch sử không chỉ trên SGK

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TPHCM) đã chia sẻ một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy mới cho môn Sử ở lớp 10, 11, như cho học sinh làm việc theo nhóm, tổ chức thuyết trình, làm video clip, tham quan các di tích lịch sử…

“Điều này sẽ giúp HS thích thú với bộ môn và hiểu bài hơn. Tuy nhiên, vì theo cách ra đề của Bộ trong môn Sử là đòi hỏi HS phải thuộc lòng nên bắt đầu từ lớp 12, nhà trường phải dạy học theo cách “an toàn”, tức là dạy những gì đề thi có thể sẽ ra”, cô Cúc cho hay.

Cô giáo Nguyễn Thị Thiên Minh, nguyên Trưởng bộ môn Sử, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) cho rằng, dạy môn Lịch sử, ngoài SGK, các thầy cô giáo cần sử dụng thêm các công cụ khác như hình ảnh, bản đồ, phim tư liệu để tái hiện quá khứ một cách sinh động, từ đó khơi dậy trong các em những cảm xúc sâu sắc về lịch sử.

Bên cạnh đó, thầy cô dạy Sử phải có kiến thức sâu về môn Sử, rộng về các bộ môn khác và hiểu biết xã hội để có thể xâu chuỗi, dẫn dắt HS hiểu được ý nghĩa của các sự kiện lịch sử và kết nối với cuộc sống hiện tại, tương lai. Đồng thời, từ đó mới có thể diễn giải sinh động và kể chuyện hấp dẫn để lôi cuốn HS thích thú và say mê với môn học này. Qua đó, giúp các em hiểu đúng bản chất của sự kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai.

“Mục đích cao hơn hết là qua môn Lịch sử, phải giúp các em nâng cao lòng yêu nước, lòng biết ơn các thế hệ đi trước đã hy sinh, cống hiến để các em có cuộc sống như ngày hôm nay, đồng thời, khơi dậy ở các em niềm tự hào dân tộc qua mỗi bài giảng lịch sử”, cô Minh chia sẻ.

Theo PGS. TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục TPHCM, trong chương trình đổi mới SGK,  Bộ cần giảm tải lượng kiến thức, biên soạn với cách viết hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động, phù hợp với từng cấp học.

Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy phải thay đổi từ đọc chép sang hướng tăng cường thảo luận nhóm, thực hành, ngoại khóa và tương tác với HS. Có thể phối hợp và tìm sự hỗ trợ từ các ngành khác như điện ảnh, hội họa… để làm sinh động và đa dạng hóa cách tiếp cận kiến thức của HS.

Đặc biệt, cách ra đề thi của Bộ cũng nên đổi mới. Chẳng hạn, thay vì đề thi chỉ bắt HS phải thuộc lòng các sự kiện, con số, ý nghĩa, mục đích theo SGK thì nay có thể ra đề theo hướng mở, tự luận để các em tự tìm thấy ý nghĩa đằng sau những sự kiện lịch sử đó.

Nguồn Báo điện tử Chính phủ

 

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Xem thêm
Phiên bản di động