Đâu rồi the La Khê

Xưa nay, the La Khê có tên trong tập “tứ quý danh hương” (Mỗ - La – Canh - Cót) và được người dân chọn mặc trong các ngày hội làng, ngày lễ tết. Nay the La Khê dần vắng bóng. Với người dân La Khê thì nghề dệt the có lẽ chỉ còn là những câu chuyện hoài cổ…

 Vừa tiếp chuyện chúng tôi, bà Bạch Hồng Ân, Phó chủ nhiệm HTX La Khê – một trong những người còn tâm huyết khôi phục làng nghề-  vừa lật  giở mấy mẫu the trong cuốn sổ ghi chép về nghề. Bà kể: Làng La Kê  xưa vốn nổi tiếng với nghề nuôi tằm, dệt lụa.

Cái tên La Khê cũng có nghĩa là làng dệt bên dòng sông nhỏ. Ban đầu, người La Khê chỉ làm ra các sản phẩm thô sơ, chủ yếu là sồi, đũi phục vụ cho chốn kinh kỳ Thăng Long. Đến đầu thế kỷ 17, có 10 gia đình người Hoa ở vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) đến lập nghiệp, mang theo nghề dệt the, sa nhuộm đen và dạy lại cho dân làng.

Những sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo ra đời từ đây. “Hàng the, sa nhẹ, mỏng nhưng lại bền và đẹp hơn nhiều so với sồi, đũi. Đây là mặt hàng cao cấp được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa. The, sa đẹp đến nỗi, năm 1823, triều đình nhà Nguyễn cho phép La Khê lập xưởng dệt cho kinh thành Huế. Người dân được miễn đi lính để phát triển làng nghề”, bà Bạch Hồng Âm cho hay.

Hồi đó, chợ cầu Đơ là nơi để người dân trong làng bán buôn. Cứ mỗi tháng 6 phiên, người người tấp nập mua bán. Lái thương ồ ạt đổ về mua the La Khê mang đi khắp cả nước, thậm chí sang cả châu Âu. Vào đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng nghề còn được phong cửu phẩm, bá hộ và the làng La được mang đi triển lãm ở Pa-ri (Pháp)...

Đến năm 1954, hòa cùng với công cuộc cải tạo, xây dựng XHCN và chi viện cho chiến trường miền Nam, cả làng La Khê chuyển sang dệt vải bông, khăn mặt, thảm đay… để phục vụ thời chiến. Đến khi đất nước thống nhất, nhu cầu về sự tiện dụng trong trang phục khiến cho the La Khê mai một dần.

Bà Ân trăn trở:  “Muốn khôi phục làng nghề truyền thống, nhưng phần lớn người dân La Khê không còn làm nghề, quên cách dệt the, khung dệt cũng đã phá bỏ. Nhiều nghệ nhân trong làng tuổi cao, sức yếu, dù tâm huyết với nghề cũng không thể dạy con cháu làm nghề trở lại. Việc phục dựng hết sức khó khăn”.

Hiện La khê chỉ còn duy nhất anh Lê Đăng Toản là người vẫn còn duy trì nghề dệt the. Anh còn nhớ câu nói của nghệ nhân Nguyễn Công Toàn – người đã truyền nghề cho anh và tâm huyết phục dựng the La Khê: “Cố giữ lấy cái nghề truyền thống của làng, con ạ”.

Gần 10 năm gắn bó với nghề, anh Toản cho rằng, nghề dệt the công phu, có mẫu dệt tới nửa năm, nhanh nhất cũng phải vài tháng. Điển hình như mẫu áo Thủy Ba do một Việt kiều tại Mỹ đặt, anh phải làm mất 6 tháng. Đến nay, trong sổ sách của làng, có 20 mẫu hoa văn the được phục dựng. Trong đó, có những mẫu hoa văn cầu kỳ, với họa tiết cách điệu như tứ linh, tứ quý hay hình song hạc, mây trời, hoa sen, chữ thọ…

Sản phẩm the có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, điều hòa thân nhiệt tốt, không  bị nhăn, xô hay dạt khi giặt, vò. So với lụa, mẫu mã hoa văn của the không phong phú, màu sắc đơn giản do dệt dọc tằm ngang tằm. The La Khê được sản xuất từ sợi tơ tằm chất lượng cao, dệt thủ công, cho nên giá thành tương đối cao so với sản phẩm dệt công nghiệp.

“Hàng the kén khách, giá lại cao nên thường khó bán đại trà mà chỉ làm quà hoặc những vị khách biết chọn lựa. Mỗi lần sản xuất, phải kỳ công lắm mới xong mấy trăm mét the, nhưng bán ra, lãi chẳng được là bao”, anh Toản chia sẻ.

Quỳnh Lưu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

(LĐTĐ) Đơn vị thi công vừa tiến hành quây rào, thi công một số hạng mục đầu tiên của dự án chỉnh trang, xây dựng khu vực hồ Thiền Quang. Dự án dự kiến hoàn thành trước Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động