Đành gác lại ước mơ

LĐTĐ - Đều học giỏi và thi đỗ đại học, nhưng gia cảnh quá khó khăn khiến các em rất có thể phải gác lại ước mơ...

Đậu 2 trường ĐH, có thể không học trường nào!

1. Tấm gương đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc là hoàn cảnh của em Phùng Thị Thanh Tuyền - cựu học sinh lớp 12A2, Trường THPT Đốc Binh Kiều (Cai Lậy) thuộc xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Trong kì thi tuyển sinh CĐ - ĐH (2012 – 2013), Tuyền đã thi đỗ vào 2 trường ĐH ở TP. Hồ Chí Minh: Ở khối A, với tổng số điểm 3 môn 21 điểm, Tuyền đậu vào ngành Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh. Khối B với tổng số điểm 22, Tuyền tiếp tục đậu vào ngành Công nghệ sinh học của trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Để có kết quả học tập ấy, Tuyền phải vượt qua bao gian khó, phấn đấu không ngừng trong suốt 12 năm học, kết quả điểm bình quân trong các năm học của em bao giờ cũng trên 8,5. Năm 2008, em còn đạt giải 3 trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Anh văn. Các thầy, cô giáo ở trường THPT Đốc Binh Kiều đều nhận xét: "Tuyền là một học sinh có hạnh kiểm tốt, tính tình hiền lành, có tinh thần vượt khó và chăm chỉ học tập, là một học sinh gương mẫu trong việc giúp đỡ bạn cùng lớp học tốt".

 

Suốt đời cơ cực, anh Hùng rất mong cháu Tuyền tiếp tục đi học để có tương lai tươi sáng hơn
Suốt đời cơ cực, anh Hùng rất mong cháu Tuyền tiếp tục đi học để có tương lai tươi sáng hơn

Nhưng hoàn cảnh gia đình của Tuyền hết sức éo le: Năm Tuyền 8 tuổi, cha mẹ ly hôn, mẹ bỏ đi, Tuyền và anh trai ở lại với cha nhưng không hiểu vì lí do gì người anh trai học giỏi (đang học lớp 5, cũng là một học sinh giỏi) đã tự tử. Bi kịch chưa dừng lại ở đó, một năm sau, ông Phùng Văn Hùng – cha em Tuyền trong lúc phụ hồ cho một công trình xây dựng đã bị tai nạn té từ lầu 1 xuống đất. Tai nạn làm anh Hùng bị tổn thương cột sống, suy giảm khả năng lao động hoàn toàn.

Thấy hoàn cảnh gia đình anh Hùng khó khăn, một trường mẫu giáo dân lập đã nhận anh Hùng vào làm lao công, với thu nhập dưới 1 triệu đồng /tháng, không đủ chi phí sinh hoạt trong gia đình. Vì thế, ngoài giờ học Tuyền nhận làm khuy, đơm nút quần áo cho một cơ sở may đồ gia công. Lúc rảnh rỗi khác, nhận dạy kèm Anh văn cho các trẻ em ở xóm, kiếm tiền phụ giúp cha mua sách vở đi học.

Anh Hùng cho biết: “Nghe tin con đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến khoản tiền ăn học ở Sài Gòn sắp tới thật sự lòng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu sắp đến, trong nhà không có tài sản gì để bán, tôi chẳng thể xoay đâu ra tiền cho cháu lên Sài Gòn làm hồ sơ nhập học, nhưng bảo cháu bỏ học thì tui không đành lòng chú ơi!”

Biết gia đình khó khăn nên sau kỳ thi đến nay, Tuyền đi giúp việc, chặt củi và dạy kèm anh văn cho những em học sinh trong xóm, dành dụm tiền để phụ với cha làm hồ sơ nhập học. Nhưng số tiền dành dụm bấy lâu nay chỉ hơn 1 triệu đồng, không thể tính được chuyện gì. Vì thế, Tuyền định đến trường xin gia hạn thời gian đóng học phí, còn chỗ ở, Tuyền đến các chùa xin ở nhờ rồi đi làm thêm kiếm tiền đóng học phí.

Sau 12 năm Tuyền nỗ lực trong học tập, vượt qua mọi khó khăn để thi đỗ vào hai trường ĐH, nhưng với tình cảnh cha bệnh tật, gia đình không có cụt đất cấm dùi thì ước mơ đặt chân vào giảng đường của Tuyền xem ra còn lắm gian nan, cần được sự chia sẻ, tiếp sức của những tấm lòng nhân ái. 

2. Tương tự như em Tuyền, em Lê Thị Thủy Tiên là một trong những tấm gương vượt khó đáng khâm phục cho các học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho - Tiền Giang.

Nhà Thủy Tiên thuộc diện hộ nghèo của phường 4, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Trong căn nhà 16m2 nhưng có đến 5 nhân khẩu đang sinh sống trong ngôi nhà bé nhỏ này. Hàng ngày, mẹ Tiên vừa nhận may hàng gia công vừa tranh thủ giúp việc cho những người trong xóm. Cha em Tiên ban ngày đi bóc vác, ban đêm tranh thủ chạy xe ôm. Tổng số tiền công cả ngày của hai vợ chồng chỉ vừa đủ đong gạo và lo cho 2 chị em Tiên ăn học.

Nhưng cái nghèo vẫn không buông tha cho gia đình, đầu năm 2011 trong lúc chạy xe ôm, cha Tiên đã bị tai nạn xe và mất sức lao động vĩnh viễn. Anh tìm đủ mọi công việc nhẹ để làm nhưng vì sức khỏe không tốt anh cứ lần lượt mất việc nên gánh nặng gia đình đổ hết lên vai mẹ của Tiên.

Sau ngày thi ĐH, Thủy Tiên đi làm công nhân ở một công ty may, hy vọng có tiền làm hồ sơ nhập học
Sau ngày thi ĐH, Thủy Tiên đi làm công nhân ở một công ty may, hy vọng có tiền làm hồ sơ nhập học

Thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ nên ngay sau khi thi đại học xong, Tiên đã xin vào làm công nhân cho công ty may Tiền Tiến ở xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho. “Công việc của em bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc lúc 20 giờ tối. Công việc có vất vả nhưng em cảm thấy rất vui khi mình có gần đủ số tiền để đóng học phí cho học kỳ thứ nhất, nhưng nghĩ đến những khoản khác, như tiền sách vở, nhà trọ, ăn uống, … em thấy mình không đủ sức bước vào cảnh cổng đại học!” Thủy Tiên chia sẻ.

Đước biết, trong kỳ tuyển sinh CĐ – ĐH năm nay, Tiên đỗ vào trường đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (với số điểm là 18) và đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh (với tổng số điểm 24,5 điểm). Với ước mơ trở thành một kỹ sư dệt may có tay nghề, có thể nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình, Tiên đã chọn học Đại Học Bách Khoa, ngành dệt may.

Không nói ra nhưng tôi tin ước mơ của Tiên sẽ trở thành sự thật, bởi nghị lực vươn lên số phận, một tinh thần hiếu học và hơn cả là xung quanh em còn có những tấm lòng nhân ái của mọi người dành cho em.

Mồ côi cha, 2 nữ sinh nghèo vẫn thi đỗ ĐH

3. Gia đình khó khăn đến nỗi em Nguyễn Thị Chung Lòng (1994) nhà ở ấp Hòa, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phải nhờ bạn bè và thầy cô lớp 12.7 trường THPT Dưỡng Điềm giúp đỡ mới có tiền làm hồ sơ nộp thi đại học. Không ngờ cô học trò nghèo trường huyện đã đỗ vào trường ĐH Tài chính Makertting TP Hồ Chí Minh, ngành Kế toán với tổng số điểm 18,5 điểm.

Nhà của em Chung Lòng thuộc hộ nghèo khó khăn nhất trong xã. Ruộng đất không có, nguồn sống của gia đình phụ thuộc vào số tiền công làm thuê của cha mẹ. Tuy gia đình có khó khăn nhưng vẫn hạnh phúc, nhưng đến năm lớp 10, cha Chung Lòng đột ngột qua đời sau một cơn bạo bệnh.

Trụ cột của gia đình không còn, cả nhà em rơi vào cảnh khó khăn. Mẹ của Lòng bị bệnh tật do một dây thần kinh bị liệt làm mí mắt bên phải sụp xuống, chỉ còn mắt trái là nhìn thấy cùng căn bệnh đau dạ dày hoành hành nhưng chị vẫn tìm đủ mọi cách xoay xở từ việc cắt lúa, làm cỏ mướn, đan lục bình…để chăm lo cho cả gia đình gồm: bà ngoại già yếu và hai chị em Chung Lòng ăn học. 

Để có tiền đóng học phí, mỗi đêm Chung Lòng phải thức đến 1,2 giờ sáng để đan vỏ

Để có tiền đóng học phí, mỗi đêm Chung Lòng phải thức đến 1,2 giờ sáng để đan vỏ

Thấu hiểu gia cảnh khó khăn nên đi học về, Chung Lòng lao vào việc mưu sinh, mỗi ngày em phải cố gắng đan được 2 chiếc giỏ, mỗi chiếc em được trả tiền công 10.000 đồng. Có khi em phải thức đến tận 10 giờ đêm để kịp giao cho cơ sở gia công. Công việc này tuy vất vả nhưng đó là nguồn thu nhập để Lòng mua thêm sách vở, tài liệu cho việc học của mình.

Nhìn những ngón tay bị mài mòn và chi chít những vết đứt trên đôi bàn tay của cô học trò nhỏ này, chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa và càng thêm khâm phục ý chí và nghị lực vượt khó của cô học trò nghèo này. Áo quần của Chung Lòng mặc đi học thường là đồ cũ của người ta cho lại. Tuy thế, em vẫn không ngại ngùng, e thẹn mặc dù đang ở cái tuổi biết làm dáng. Em quan niệm: học giỏi và sống có nhân cách tốt, điều đó mới làm nên giá trị của con người.

Khi được hỏi, ước mơ của em sau này là gì, Lòng khẽ cười buồn và nói: “Em ước mơ được học đại học. Sau này trở thành một kế toán giỏi, kiếm được nhiều tiền để  giúp gia đình thoát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ như hiện tại thì em sẽ đóng góp một phần vào quỹ Khuyến học của tỉnh nhà, hỗ trợ cho những học sinh nghèo có cơ hội thực hiện ước mơ tìm chữ của mình! Nhưng không biết ước mơ này của em có thực hiện được hay không?”.

Nhiều đêm, trong căn nhà nhỏ ở ấp Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chị Lê Thị Thu Cúc - người mẹ nghèo đang dằn vặt với quyết định cho con gái nghỉ học khi em đã một chân vào trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 TPHCM.

4. Vợ chồng chị Thu Cúc chia tay nhau khi con gái Nguyễn Thị Thu Huỳnh vừa tròn 6 tuổi. Chị đưa con về ấp Thanh Sơn, xã Thanh Hòa nương nhờ cha mẹ ruột. Không vốn liếng, đất đai lại chẳng nghề nghiệp, chị phải gửi con lại quê và tha hương làm thuê với dự tính dành dụm đủ tiền sẽ chăm lo cuộc sống hai mẹ con tốt hơn, nuôi con ăn học nên người.

Ròng rã hàng chục năm giúp việc nhà, phụ quán ăn mà chẳng dư dả. Hai năm nay, cơ cực đã vắt kiệt sức khỏe lại thêm chứng rối loạn thần kinh tim nên chị Cúc về quê may túi xách gia công. Không có điều kiện điều trị đến nơi đến chốn, bệnh của chị Cúc ngày càng nặng. Một ngày làm, hai ba ngày nghỉ, thu nhập chẳng được bao nhiêu. Số tiền ít ỏi có được, chị dành hết cho con gái vững bước đến trường.

Ngược lại, Thu Huỳnh đã không làm mẹ thất vọng khi luôn chăm chỉ học hành. Thiếu may mắn hơn bạn bè nên để giữ thành tích học tập và gắn bó với trường lớp, Huỳnh đã phấn đấu không mệt mỏi vượt lên nghịch cảnh. Không có mẹ bên cạnh chăm sóc, từ nhỏ, Huỳnh đã biết tự lo cho bản thân. Lớn hơn một chút thì đỡ đần ông bà ngoại việc nhà sau giờ học.

Để có tiền đóng học phí, mỗi đêm Chung Lòng phải thức đến 1,2 giờ sáng để đan vỏ
Trước hoàn cảnh khó khăn, Thu Huỳnh chỉ biết trông chờ vào lòng hảo tâm các mạnh thương quân để viết tiếp ước mơ tới trường của em

Hai năm sống gần mẹ, Huỳnh càng thấu hiểu cuộc đời khổ nhọc của mẹ nên em cố gắng nhiều hơn. Ngoài giờ học, em giúp mẹ làm mọi việc trong nhà như cơm nước, giặt giũ… Cuộc sống thiếu thốn, cơm rau đạm bạc nên sức khỏe Huỳnh rất yếu. Bước vào đợt ôn thi học kỳ hai và tốt nghiệp THPT, em phải nhập viện vì viêm dạ dày, viêm tá tràng và hạ canxi máu nhưng duy trì kết quả học tập loại khá.

Cô Hồ Thị Phượng – giáo viên chủ nhiệm của Huỳnh ở lớp 12A11 trường THPT Đốc Binh Kiều nhận xét: “Huỳnh là một học sinh chăm ngoan. Dù hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng em luôn nỗ lực trong học tập, đây là điều rất đáng trân trọng. Những năm qua, nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ Huỳnh bằng cách giảm học phí nhưng tương lai phía trước sẽ khó khăn hơn khi em vào đại học”.

Trong căn nhà lá nhỏ được dựng trên phần đất của người em trai, những tấm giấy khen về thành tích học tập của Thu Huỳnh là tài sản quý giá nhất mà chị Cúc luôn giữ gìn. Em Huỳnh tâm sự: “Để gia đình đỡ vất vả, em luôn đặt mục tiêu học tập thật tốt để ra trường có việc làm ổn định. Em biết với hoàn cảnh hiện tại, mẹ em không đủ sức cho em tiếp bước nhưng em xin nghỉ học đi làm công nhân thì mẹ ngậm ngùi cứ khóc!”.

Tấm lòng người mẹ thì bao giờ cũng bao la, rộng mở và Huỳnh hiểu rằng trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn, thử thách riêng, vấn đề là phải vượt qua bằng cách nào. Hy vọng nhiều tấm lòng sẽ đến với Huỳnh để tiếp thêm nghị lực cho em vững bước thực hiện ước mơ trở thành cô giáo dạy mầm non của Huỳnh.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 Em Phùng Thị Thanh Tuyền (con chú Phùng Văn Hùng), ấp Mỹ lợi, xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. ĐT 01676.971.434.

Nguồn Dân trí

 

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

Ngày thi đấu thứ 2, Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX: Kịch tính đến tận phút cuối

(LĐTĐ) Ngày 19/4, ngày thi đấu thứ 2 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX tiếp tục diễn ra trên sân vận động quận Tây Hồ. Trong lượt trận thứ 2 này, các đội tiếp tục thi đấu sôi nổi với tinh thần trung thực, giao lưu và học hỏi.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động