Đa sắc thơ Phan Vũ với “Ta còn em”

Lâu nay, hẳn nhiều người chỉ biết Phan Vũ qua “Em ơi! Hà Nội phố” do Phú Quang phổ nhạc. Nhưng trong bản trường ca đó còn nhiều câu thơ hay. Và một Phan Vũ cao niên, đa tài, đa sắc, đã được hiện hữu trong “Ta còn em” vừa ra mắt bạn đọc.  
da sac tho phan vu voi ta con em Áo trắng và hoa sen
da sac tho phan vu voi ta con em Một cười em giữ, một tôi khóc thầm...
da sac tho phan vu voi ta con em Chỉ sóng biết rằng... biển sẽ mãi yêu em

Phan Vũ tên thật là Trần Hồng Hải, sinh năm 1926 tại Hải Phòng. Ở tuổi 20, ông đi bộ đội, làm công tác văn nghệ tại vùngNam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Xưởng Phim truyện Việt Nam tại Hà Nội, đồng thời làm báo.

Ông là tác giả các kịch bản: “Lửa cháy lên rồi” (Giải nhì Hội Văn nghệ Việt Nam, 1955), “Hà Nội”, “Thanh gươm và bà mẹ”, “Dòng sông âm vang”, “Ngọn lửa thành đồng”; Thơ: “Phan Vũ thơ” (NXB Văn học, 2008) và đạo diễn các phim truyện: “Bí mật thành phố cấm”, “Như một huyền thoại”. Sau ngày đất nước thống nhất, Phan Vũ làm việc tại Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Từ đầu thập kỷ 1990, ông chủ yếu vẽ tranh.

da sac tho phan vu voi ta con em

Phan Vũ viết trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” trên một căn gác nhỏ ở phố Hàng Bún. Ông kể: “Tháng Chạp năm 1972, khi B-52 của Mỹ bắn phá Thủ đô với lời hăm he “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá”, tôi khởi viết: Em ơi! Hà Nội phố... Ta còn em, mùi hoàng lan, ta còn em, mùi hoa sữa... Điệp từ Ta còn em... được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ. Ta còn em... là còn những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về”.

Số phận của trường ca này khá kỳ lạ: Phan Vũ viết xong, nhưng không được xuất bản. Tới năm 1985, tại Sài Gòn, ông gặp và đưa nhạc sĩ Phú Quang đọc bài thơ này. Tâm hồn đồng điệu giữa thi sĩ và nhạc sĩ đã kiến tạo nên một tuyệt phẩm âm nhạc để đời “Em ơi! Hà Nội phố”, sau khi phát trên sóng phát thanh, đã được nhiều người yêu thích, đồng thời thơ Phan Vũ được biết đến rộng hơn.

Trong “Ta còn em” do Nhã Nam ấn hành lần này, gồm 2 phần: Ngoài phần trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” là phần thơ 32bài sáng tác qua nhiều năm, trong đó, một số bài công bố lần đầu. Qua đó, bạn đọc sẽ cảm nhận thấy thơ Phan Vũ giàu tính tự sự, mạnh về hình ảnh và cảm xúc, giản dị, mà rung động lòng người.

Theo biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy - người đã gọi Phan Vũ là một "lãng tử rực rỡ cuồng si": Thơ Phan Vũ có một vẻ đẹp riêng. Nhưng nếu chỉ biết đến bản trường ca của Phan Vũ qua bài hát của Phú Quang thì thật là một thiếu sót lớn. Bởi bản trường ca ấy có những câu thơ tuyệt bút: “Ta còn em ngày vui cũ/Tàn theo mùa hạ/Tiếng ghi ta/Bập bùng tự sự/Đêm kinh kỳ/Thuở ấy/ Xanh lơ”; có những hình ảnh đẹp đến thắt lòng - “năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương”, “ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ”, “mỗi góc phố một trang tình sử”; có những xúc cảm chạm đến cõi lòng thăm thẳm:

"Ta còn em Cổ Ngư, tên thật cũ
Nắng chiều phai
La đà cành phượng vĩ
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa…
Chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió
Lao xao sóng biếc Tây Hồ
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ?
Những bước chân tìm nhau
Vồi vội
Tiếng thì thầm đến sớm hơn buổi tối
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang…".

Điểm độc đáo nữa của Phan Vũ là ông làm thơ với tư duy hội họa: “Em ơi! Hà Nội phố” là bức tranh lớn về Hà Nội, với nhiều mảnh ghép, đồng hiện nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc, với không gian đa chiều - quá khứ và hiện tại, ngoại cảnh và nội tâm, với bảng màu rực rỡ.

“Em ơi! Hà Nội phố” đã vẽ nên một Hà Nội rộng lớn mà sâu thẳm, bi tráng mà dịu dàng, và gợi lên một nỗi niềm thiết tha không dứt. Phan Vũ chỉ sống ở Hà Nội vài năm, nhưng chỉ một bài này thôi, cũng đã khiến Phan Vũ mãi mãi trở thành nhà thơ của Hà Nội.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động