Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Lãng phí nhưng còn hơn làm biếng

Việc cử nhân đi giúp việc, phụ hồ… kiếm sống không thể nói là không lãng phí, nhất là ở góc độ đào tạo. Thế nhưng đã khó khăn mà còn làm biếng thì sẽ càng lãng phí hơn.
Cẩn thận khi tìm người giúp việc qua mạng
Đã có tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đình
21,5 triệu lao động giúp việc gia đình hưởng lợi từ bộ tiêu chuẩn nghề

Quá lãng phí!

Nhiều năm gần đây, tình trạng cử nhân và cả thạc sĩ làm những công việc phổ thông như phụ hồ, giúp việc nhà, công nhân… được nhắc đến rất nhiều. Đối với cá nhân mỗi người có thể nói đây là nỗ lực để họ vượt qua khó khăn trước mắt. Nhưng trên góc độ tổng thể, đó là một sự lãng phí khủng khiếp của giáo dục đại học (ĐH) đối với người học và với xã hội.

Lâu nay vô số nguồn lực được “dốc sức” cho giáo dục ĐH nhưng rồi đối tượng tốt nghiệp từ các trường ĐH luôn chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao và theo chiều hướng tăng dần đều.

Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Lãng phí nhưng còn hơn làm biếng
Cử nhân, Thạc sĩ đi phụ hồ thể hiện sự "bất ổn" của giáo dục Đại học (Ảnh minh họa: Hoài Nam)

Việc cử nhân phải làm đủ mọi ngành nghề ngoài chuyên môn để sống thể hiện sự mất cân bằng và bất ổn giữa cung - cầu của giáo dục ĐH. Đặc biệt, lý do thất nghiệp chủ yếu là cử nhân không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trung bình mỗi quý chúng ta có thêm 25.000 người tốt nghiệp ĐH và sau ĐH thất nghiệp nhưng các doanh nghiệp vẫn cực kỳ khó tìm được nguồn nhân lực chất lượng.

Việc cử nhân “dừng chân” ở những công việc trái nghề, phổ thông chủ yếu mang tính tạm thời, giải quyết khó khăn trước mắt. Và việc họ muốn kiếm những công việc lao động phổ thông cũng không dễ bởi không có tay nghề, kinh nghiệm.

Lao động phổ thông bây giờ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng không thuộc khả năng đảm đương của các trường ĐH về Kinh tế, Quản trị, Sư phạm… “Ăn nhờ ở đậu”, ít cử nhân nào nghĩ đến việc gắn bó lâu dài với những công việc phổ thông. Một khi làm việc tạm bợ cùng tâm lý bất mãn thì hiển nhiên công việc cũng sẽ không đạt hiệu quả cao nhất.

Sự lãng phí của hàng vạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không chỉ lãng phí ở từng người học, trong từng gia đình, ở đào tạo mà lãng phí cho cả nền kinh tế, cho xã hội.

Làm biếng sẽ càng lãng phí!

Một vấn đề được đặt ra: Nên nhìn nhận như thế nào về việc cử nhân đi giúp việc nhà, phụ hồ?

Ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Trí Tri Group bày tỏ trong mọi hoàn cảnh, thuận lợi hay khó khăn thì con người phải lao động. Việc cử nhân được đạo đào về những lĩnh vực khác, tìm được “tạm lánh” vào các công việc trái ngành, phổ thông không thể phủ nhận đó là sự lãng phí của toàn xã hội.

Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Lãng phí nhưng còn hơn làm biếng
Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi người phải thật sự nỗ lực. (Ảnh: Hoài Nam)

Nhưng theo ông Chiến, phải nhìn vào thực tế khi giáo dục ở trường học chưa đạt các yêu cầu tuyển dụng của nền kinh tế thị trường. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không việc làm mà lại tiếp tục… làm biếng thì còn lãng phí hơn nhiều.

“Đến lúc các bạn phải hiểu rằng bản chất thu nhập của mình sẽ đến từ giá trị mình tạo ra chứ không phải ở bằng cấp”, ông Chiến nói.

Một nhà giáo dục khác đưa ra quan điểm, khi anh có bằng cấp nhưng không đủ năng lực để xin việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và anh cũng không chịu bắt đầu bằng những vị trí thấp hơn, những công việc phổ thông, tay chân thì… đang tự giết mình. Mà trường hợp này bây giờ không hề ít, nhiều người “ru ngủ” cuộc đời bằng tấm bằng. Trong khi, tất cả mọi người đều cần lao động để trả lời câu hỏi: Tôi là ai?

Một khi “sự đã rồi”, thay vì tiếp tục chờ đợi vào những chính sách, vào những đổi mới của việc đào tạo thì mỗi phải tự tìm cách cứu lấy mình. Chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đặt người lao động phải cạnh tranh từng vị trí việc làm với đội ngũ nhân lực đến từ các nước.

Khi chưa đáp ứng được chuyên môn đào tạo và tiếp tục “chê” việc thì chẳng khác nào người lao động tự loại mình và nhường sân cho “đối tác”.

Dân trí

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Xem thêm
Phiên bản di động