Có phải mưa ở đâu cũng như nhau?

Năm nay nhuận hai tháng sáu nên mùa hè kéo dài, mùa thu tới muộn. Ở Hungary, bình thường cứ sau ngày Quốc khánh 20 tháng 8 coi như hết hè, vậy mà cả tháng 8 vừa rồi đường phố vẫn vắng vẻ, thiên hạ đi đâu hết, chẳng thấy rục rịch không khí khai giảng đến trường.
co phai mua o dau cung nhu nhau Ngắm suối Yến đẹp lãng mạn, dịu dàng mùa hoa súng nở
co phai mua o dau cung nhu nhau Chuyên gia du lịch gợi ý điểm đến thú vị nào cho mùa thu?

Nhưng cũng chẳng thể nào chống lại được quy luật của tự nhiên: mới hôm qua thôi còn thèm uống bia lạnh với trà đá, bật quạt vù vù, tối đến gió đã về đập cửa, đêm mưa lộp bộp và sáng ra thấy vườn phủ một màn sương mỏng.

Ai cũng hình dung mùa thu châu Âu thật lãng mạn với những thảm lá vàng lá đỏ các màu và bầu trời cao xanh biếc. Nhưng thực ra mùa thu là mùa mưa nhiều nhất trong năm.

co phai mua o dau cung nhu nhau
Ai cũng hình dung mùa thu châu Âu thật lãng mạn với những thảm lá vàng lá đỏ các màu và bầu trời cao xanh biếc. Nhưng thực ra mùa thu là mùa mưa nhiều nhất trong năm.

Nhớ lại không biết lần cuối cùng tôi mừng rỡ thấy mưa tự bao giờ. Có lẽ chỉ từ hồi còn bé, nhà tập thể mái tôn rất nóng nên sau những ngày hè oi ả, cả khu nhà chúng tôi ai cũng mừng rỡ mang chậu thau, xô nhựa ra hứng nước mưa. Bọn trẻ con hay tụ tập ra ngoài hành lang, hồi hộp xem nước dâng cao đến đâu rồi để chút nữa tạnh mưa còn đi lội nước.

Phố nhà tôi không trũng lắm nên tôi nhớ mưa to cũng chỉ ngập mấp mé mảnh sân. Mặc cho nỗi sợ hãi bọn giun và rết loằng ngoằng trong nước, chúng tôi vẫn thích lội chân trần để tìm “cảm giác mạnh” như thể được đi biển hay ra bể bơi. Bọn con trai cởi trần ra đường đá bóng dưới mưa hay còn rủ nhau ra bờ đê xem nước.

Tôi không được đi cùng nhưng hay thích thú nghe chúng bạn kể lại xem nước dâng tới đâu. Tôi còn hay ghen tị với con bạn cùng lớp kể nhà nó gần hồ, mưa nước ngập ngang bụng bắt được cả cá con.

Mỗi cơn mưa ở Hà Nội như thể một câu chuyện có mào đầu, có chờ đợi, có diễn biến lên đến kịch điểm rồi mãi mới nguôi ngoai. Tháng bảy ta mưa bão thường kéo dài đến mấy ngày liền. Thời bé tôi có bệnh hay khóc dai nên thường bị mẹ mắng khóc gì mà khóc như mưa bà Ngâu. May sau này lớn lên bỏ được cái tật đó chứ không chắc chẳng ai chịu được.

Tôi nhớ thời đó sau cơn mưa mọi thứ cũng dường như khác, mấy bà bán rau khoác chiếc áo mưa bán mớ rau muống còn ướt sũng cọng xanh mơn mởn, giá thịt cá tăng lên, nên mẹ tôi hay mua đậu phụ “ ăn cho nó lành”. Người Hà Nội sau đợt mưa gió có vẻ dịu dàng nhẹ nhàng hơn, phóng xe đạp trên phố gió mát còn đẫm hơi nước phả vào mặt thật dễ chịu. Mấy quán cà phê vỉa hè đông nghịt khách vào uống cốc nâu nóng.

Cảm giác hơi se lạnh làm con người ta chóng đói, nhất là khi đi qua mấy hàng bún phở đầu Nguyễn Du hay ngửi thấy mùi bánh mì kẹp thịt ở phố Huế. Nước mưa làm nẫu đống lá sấu rụng đầy đường Trần Hưng Đạo, buổi tối có một vị nồng nồng rất đặc trưng của Hà Nội.

co phai mua o dau cung nhu nhau
"Tôi nghiệm thấy cái giả thuyết “thời tiết chi phối tính cánh con người” cũng có phần đúng".

Tôi nghiệm thấy cái giả thuyết “thời tiết chi phối tính cánh con người” cũng có phần đúng. Do có thời gian sống lâu trong Nam tôi thấy mưa Sài Gòn khác hẳn mưa miền Bắc.

Đúng như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Nhớ Sài gòn, mưa rồi chợt nắng”. Chẳng ai đoán trước được lúc nào sẽ có mưa. Mà cũng chẳng cần đoán, mùa mưa ngày nào chẳng có thể mưa, sáng nắng chiều mưa, mưa xong rồi tạnh, nửa phố bên này mưa, nửa phố bên kia đã nắng.

Chẳng ai mong mưa cũng chẳng ai đề phòng có mưa. Mưa thì trú chân một chút dưới mái hiên rồi tạnh lại lên xe phóng đi. Mà giọt mưa của Sài Gòn cũng không lạnh, chẳng may có bị thấm vào người cũng không sao, ta thường bắt gặp mấy cô nữ sinh miền Nam mặc áo dài trắng nghịch ngợm đạp xe dưới mưa, quần áo ướt sũng dính chặt vào người trông thật gợi cảm.

Sau cơn mưa, mọi thứ lại trở về bình thường ngay lập tức, như một cuộc tình thoảng qua rồi ra đi không để lại chút tơ vấn gì. Có lẽ vì vậy mà người miền Nam thường cũng cởi mở, phóng khoáng, ít để bụng, ít nhớ lâu như người miền Bắc.

Các bài hát trong Huế đều hay có chữ “ buồn”. Mấy lần vào Huế mùa mưa tôi mới hiểu người Huế không buồn mới lạ. Chẳng có kiểu mưa nào rả rích từ sáng đến tối hết ngày này qua ngày kia cả tháng trời mà làm cho con người ta vui được.

Mưa ở Huế không ào ào rầm rập mà chỉ nhẹ nhàng thỏ thẻ như mấy cô gái Huế. Bố tôi người Huế, thường kể chuyện ký ức hồi bé mỗi lần đến mùa mưa bà nội tôi lại lo nhà hết gạo do mưa lâu quá, nước lên, chẳng làm ăn buôn bán được gì chỉ ngồi nhà não cả lòng.

Vẻ đẹp của thành phố Huế cũng là vẻ đẹp buồn. Mưa nhiều nên thành cổ lắm rêu phong, cây cối xanh tốt, người Huế thích chăm chút tỉa tót vườn tược như vườn Nhật Bản.

Mưa trở thành một đặc sản của du lịch Huế. Người ta tổ chức những tour du lịch dưới mưa, phát cho mỗi người một chiếc áo mưa nilon xanh đỏ trông thật vui mắt. Có những người từng tham gia tour du lịch như vậy đã thốt lên: có thăm lăng tẩm Huế lúc mưa mới cảm nhận hết cái vẻ huyền bí của mảnh đất này.

Nếu xét về mặt thời tiết, Đà Lạt là thành phố của “ bốn mùa trong một ngày”. Sáng sớm mát mẻ, không khí trong lành như mùa xuân, trưa đến nắng nóng như hè, chiều xuống heo may mùa thu và tối đêm lạnh như mùa đông.

Những bức tranh về Đà Lạt thường hay phác hoạ cặp tình nhân khoác tay nhau, cầm ô đi trong chiều mưa trên con đường đồi núi lên lên xuống xuống. Mưa ở Đà Lạt khá lạnh, mặc áo khoác mà vẫn có cảm giác cần ôm nhau hay gần nhau thêm nữa cho ấm lên. Chắc tại thế mà Đà Lạt từ thời trước năm 75 đã là nơi hẹn hò hay trăng mật của dân ăn chơi miền Nam. Người gốc Đà Lạt tính tình lãng mạn, thường yêu thích âm nhạc và yêu hoa.

Trong số hàng trăm nghìn loài hoa ở Đà Lạt, có hai loại mà tôi thích nhất đó là cẩm tú cầu và hoa lưu ly. Tuỳ theo độ PH trong đất mà mỗi cành cẩm tú cầu nở ra cả chùm hoa to tướng đủ các màu hồng, tím, trắng, xanh... như một "mâm xôi".

Nếu như cẩm tú cầu được cho là đại diện sự lạnh lùng, thay đổi trong tình yêu thì hoa lưu ly còn có tên gọi "forget me not" lại tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Hoa lưu ly tỏa hương dân dã ngọt ngào nhẹ nhàng, không ngào ngạt như loa kèn tháng tư hay thơm ngát như hoa sen tháng năm. Cả hai loại hoa này ưa không khí ẩm nên càng mùa mưa càng mọc nhiều và tươi tốt.

Mấy năm gần đây về Hà Nội tôi sợ nhất mấy ngày mưa, đường sá giao thông tắc ngẹt, ngồi trong xe taxi thấy bí bức mà nghĩ phóng xe máy bên ngoài còn khổ hơn. Chưa kể đến những thể loại ngập “phố cũng như sông” và đường sá sụt lở.

Không biết từ bao giờ con người ta ngày càng sợ những yếu tố thiên nhiên đến thế! Khéo về sau ở đâu cũng sẽ xây dựng những thành phố lồng kính như ở mấy nước Ả rập giàu có, con người ta sinh sống trong đó mà chẳng cần biết thời tiết bên ngoài thế nào.

Nếu như vậy, tôi chắc sẽ nhớ những cơn mưa.

Theo Bs. Đặng Phương Lan/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động