Cuộc sống “thiếu trước, hụt sau” của công nhân xứ Nghệ

“Co mình” trong những phòng trọ ẩm thấp, chật hẹp

Vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, nên hàng ngàn công nhân xứ Nghệ đang lao động, sản xuất trong hai khu công nghiệp Bắc Vinh và khu Công nghiệp Nam Cấm (thuộc khu kinh tế Đông Nam) không chỉ cắt xén chi phí trong bữa ăn, mà còn phải ở trong những căn phòng trọ cấp 4 chật hẹp, ẩm thấp…để đỡ bớt tiền thuê trọ.  
Kỳ 1: Chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ

Chị Trương Thị T., công nhân Công ty TNHH Matrix (khu công nghiệp Bắc Vinh) cho biết, chúng tôi thường thuê phòng trọ tuềnh toàng, lợp pro-xi-măng, thấp lè tè, mùa hè nóng hừng hực, mùa đông lại lạnh giá, rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Thế nhưng, nếu người dân ở xung quanh khu công nghiệp có đầu tư xây phòng trọ khang trang, thì những người lao động thu nhập thấp như tôi đều không có khả năng để thuê ở.

Tiếp chuyện với PV ngay dưới nền phòng trọ, chị Đinh Thị Th, công nhân Công ty TNHH Matrix gọi nơi mình đang tá túc là “chỗ ở đa năng”. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngỡ ngàng, chị Th. phân tích: “Vì không gian chật hẹp, nên công nhân chúng tôi phải “sáng tạo” để sử dụng hết công suất của nó. Trong diện tích chưa đến 12m2 của căn phòng trọ, gia đình tôi phải “thiết kế” một phần đặt giường để ngủ, một phần làm bếp nấu, phần nữa để đồ dùng sinh hoạt, còn phần diện tích ở chính giữa phòng thì làm nơi ăn uống, tiếp khách và chỗ để xe vào ban đêm”.

“Co mình” trong những  phòng trọ ẩm thấp, chật hẹp
Khu vực sinh hoạt chung của công nhân trong nhà trọ

Còn anh Thái Văn Kh., công nhân Công ty TNHH MTV Masan Miền Bắc (đóng tại khu công nghiệp Nam Cấm) bộc bạch: “Vì thu nhập thấp, nên tôi và ba công nhân khác cùng nhau thuê chung một phòng trọ. Để chia bớt tiền thuê trọ, chúng tôi phải “co mình” ở trong một không gian chật chội. Với thu nhập hàng tháng khoảng 3,7 triệu đồng, chi tiêu tằn tiện mới đủ, không còn tiền tích cóp”.

Qua quan sát, PV nhận thấy nơi ở trọ của công nhân, thường là những dãy phòng trọ được thiết kế úp mặt vào nhau, ở giữa là hành lang rộng khoảng 1m, dùng để đi lại, phơi quần áo…. Mỗi phòng thường được xây dựng với diện tích từ 12 – 15m2, tường bao quanh thấp, trên lợp tôn, hoặc pro- xi- măng. Khu vệ sinh, tắm giặt, rửa ráy thường được bố trí chung tại một vị trí. Nhìn chung, đó là một không gian nhếch nhác, chật chội.

Đề cập đến cuộc sống “thiếu trước, hụt sau” của công nhân, bà Trần Thị Nguyệt, Phó chủ tịch Công đoàn khu kinh tế Đông Nam, bày tỏ: “Chúng tôi thường xuyên về cơ sở để nắm bắt cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân. Hiện tại, cuộc sống của công nhân đang quá thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần. Với đồng lương bình quân là 3,7 triệu/người/tháng, họ đã phải cắt xén khẩu phần ăn, để dành dụm tiền trang trải cho nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Điều bức thiết nhất hiện tại vẫn là chỗ ở cho công nhân”.

Khi được hỏi, tất cả công nhân đều có chung tâm tư, nguyện vọng: Mong những doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sớm quan tâm đến việc đầu tư các hạng mục công trình phúc lợi xã hội như nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, nhà giữ trẻ, trường mầm non, khu vui chơi giải trí, khu thể dục, thể thao…

Được biết, trước đây, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam cũng đã lập quy hoạch về khu nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Nam Cấm. Thế nhưng, do thiếu vốn và trị trí triển khai lại trùng với một dự án khác nên phải dừng lại. Hiện tại, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam đang khảo sát, lựa chọn địa điểm khác và giao cho Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển hạ tầng Nghệ An lập quy hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ông Nguyễn Tử Phương, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, cho biết: 100% doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều chưa đầu tư xây dựng được nhà ở cho công nhân. Do vậy, hầu hết công nhân hiện đang phải thuê phòng trọ trong nhà dân để ở, nên điều kiện về cơ sở vật chất không được đảm bảo. Thực trạng về nhà ở công nhân, hay các công trình phúc lợi xã hội khác trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang là những vấn đề khiển chúng tôi băn khoăn. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, chúng tôi đang phối hợp với Công đoàn khu kinh tế Đông Nam để hoàn thiện hồ sơ của dự án xây dựng “Khu văn hóa mở ” tại khu công nghiệp Nam Cấm, nhằm tạo không gian chung cho công nhân hoạt động các phòng trào văn hóa, thể dục, thể thao…”.

Theo ông Đặng Cao Thắng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An: Để xây nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, cần phải có nguồn vốn, trong khi ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để xây dựng được nhà ở cho công nhân, ngoài sự đầu tư từ ngân sách của tỉnh, cần có sự hỗ trợ từ trung ương. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên quan tâm, tạo điều kiện bằng việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của mình, cũng như các công trình phúc lợi xã hội khác. Song, điều này lại không có quy định bắt buộc, nên khi chúng tôi đề xuất vấn đề nhà ở cho công nhân, một số doanh nghiệp than vãn hiện chưa có kinh phí để làm”.

Văn Cương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động