Chuyện về người cảm tử quân

(LĐTĐ) Sát cánh cùng những chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô đương đầu với giặc Pháp mùa đông năm 1946 là một lực lượng đặc biệt, được gọi với cái tên thân thương “Vệ út”. Đó là những thiếu niên nhỏ tuổi nhưng có tinh thần chiến đấu cao ngút trời.  175 vệ út đã tham gia làm cứu thương, tiếp tế, trinh sát, liên lạc như con thoi dưới làn đạn địch, trong số đó không ít người mới 13 - 15 tuổi đã anh dũng hy sinh.
chuyen ve nguoi cam tu quan Huyền thoại về một cảm tử quân

Những bước chân nhỏ cùng ra trận

Hơn 70 năm trôi qua, những Vệ út ngày ấy hiện nay người trẻ nhất đã bước sang tuổi 80, còn lại đa phần đều ngoài 80. Thế nhưng, khi nhắc về 60 ngày đêm khói lửa, chiến đấu vào mùa đông năm 1946, họ vẫn kể lại một cách rành rọt và tràn đầy cảm xúc, như tất cả vừa mới diễn ra. Để tìm gặp những Vệ út năm xưa, chúng tôi về thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, trò chuyện cùng Vệ út Đặng Văn Tích và nghe ông kể về những cảm tử quân nhỏ tuổi ngày ấy.

Ông Tích cho biết lúc đó, ông và đồng đội tuy còn nhỏ nhưng hầu hết không ai run sợ trước lằn ranh mong manh của sự sống - chết. Với ý chí quyết liệt đó, ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, khi có lệnh tản cư, người Hà Nội lặng lẽ rời Thủ đô về các tỉnh vùng sau lưng địch như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.... Trong khi dòng người vội vã rời Hà Nội, ông Tích và nhiều bạn thiếu nhi cùng trang lứa ở bãi Phúc Tân (quận Long Biên) đã tìm mọi cách “trốn” lại Thủ đô chiến đấu.

chuyen ve nguoi cam tu quan
Vệ út Đặng Văn Tích luôn đau đáu tìm lại những đồng đội cùng chiến đấu năm xưa, ông lưu giữ cẩn thận cuốn sổ ghi số điện thoại của những Vệ út mà ông đã được gặp lại họ.

“Khi ấy, chúng tôi chỉ mong được ở lại Thủ đô để tham gia chiến đấu và đánh bại những kẻ đã đốt nhà dân, lúc đó ý chí phải giữ bằng được Thủ đô quyết liệt lắm. Lũ trẻ chúng tôi phần nhiều là con nhà nghèo, phải làm đủ nghề để kiếm sống, đã vốn ghét Tây lại chứng kiến nhiều việc đau thương như vậy nên khi được đi theo các anh Vệ quốc đoàn thì thích lắm, vui lắm. Vì thế, khi mọi người bồng bế nhau tản cư thì tôi chạy ngược từ bãi Phúc Tân, tìm vào phố để đi theo các anh”, ông Tích nhớ lại.

Biết cuộc chiến sẽ diễn ra nên trước đó các lực lượng của ta đã ngấm ngầm đục tường làm đường liên thông từ nhà này sang nhà khác biến nơi đây như một giao thông hào và không ai khác chính những Vệ út là người thông thuộc các lối đi lại này. Khi kháng chiến nổ ra, đồ đạc, cây cối, cột điện, toa tàu được ném hết ra đường để chặn quân Pháp. Các Vệ út là những cậu bé liên lạc, len lỏi khắp các trận địa, xuyên qua những bức tường đổ của các căn nhà, đi từ góc phố này tới góc phố khác, giữa những làn đạn của ta và địch để truyền tin, truyền lệnh từ trung đội, đại đội, trung đoàn, dẫn bộ đội đi tiếp viện cho các trận địa.

Tinh thần yêu nước của các chiến sĩ nhỏ thể hiện rõ nhất khi họ cùng nhau “trốn lệnh” cấp trên ở lại bảo vệ Hà Nội. Theo lời kể của ông Tích, đầu năm 1947, sau những ngày chiến đấu gian khổ, lực lượng vũ trang Thủ đô cầm chân địch ở nhiều nơi trong Thành phố. Nhưng tình hình ngày càng khó khăn, lương thực, đạn dược vơi dần, trong khi ta cần bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh lệnh cho Trung đoàn Thủ đô chỉ để lại 500 người chiến đấu trong nội thành, số còn lại rút về hậu phương, các Vệ út cũng buộc phải rút ra. Nhưng có một điều mà ít ai ngờ tới, khi quân ta rút hết khỏi Hà Nội, lúc kiểm đếm lại thì còn trên 1.200 người, trong đó có 200 phụ nữ, 175 em nhỏ (tính từ 15 tuổi trở xuống) vì tinh thần, lời thề sống chết với Thủ đô họ không tuân lệnh cấp trên, trốn trong tủ, dưới gầm giường, trên nóc nhà... ở lại quyết giữ Thủ đô. Mãi những năm sau đó, chính các Vệ út đã nghĩ ra và dẫn đường đưa trên 1.200 quân rút khỏi Hà Nội mà giặc Pháp không hề hay biết.

“Những năm tháng ấy, tôi và các đồng đội coi nhau như anh em, chia sẻ với nhau từng bát cơm kháng chiến, chúng tôi coi anh chị trong Vệ quốc đoàn như ruột thịt, quên cả việc về nhà tìm gặp người thân. Sau những buổi tối chiến đấu, khi tiếng súng tạm ngưng, anh chị lại rửa chân, cõng chúng tôi lên gác ngủ, các chị thường xuyên nấu chè, các anh thường đem đồ chơi về cho chúng tôi. Những Vệ út đều coi nơi đây là nhà, gọi nhau bằng anh, chị, em thân mật, đặc biệt chúng tôi được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi bằng “các em” chứ không phải là đồng chí hay các cháu, đó là niềm tự hào đối với những người Vệ út”, ông Tích kể lại với lòng đầy tự hào.

Sau khi rời Hà Nội, lên Việt Bắc, với chủ trương không cho phụ nữ và trẻ em ở lại quân đội, các Vệ út được tổ chức lại, những Vệ út trên 15 tuổi được vào đơn vị chiến đấu, trở thành chiến sĩ, các Vệ út nhỏ tuổi phải về gia đình nhưng khi ấy đa phần họ không còn biết nhà ở đâu, cha mẹ mình còn sống hay chết, nhiều Vệ út được tiếp tục sống chung với nhau trong mái nhà Đội tuyên văn của Trung Đoàn Thủ đô, tham gia nhiều chiến dịch cùng các anh cất vang tiếng hát mừng chiến thắng…

Anh hùng tuổi lên mười

Nhiều năm sau đó, vệ út Đặng Văn Tích trở về gia đình tìm lại cha và các em. Về lại con phố Hàng Vôi, căn nhà trước kia gia đình ông ở đã bị bán cho người khác, tìm hỏi qua nhiều người ông được biết gia đình đã chuyển về thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức sinh sống. Biết được thông tin của gia đình ông về thăm cha và người thân nhưng khi đó cha ông đã mất, đó cũng là niềm trăn trở khiến ông mãi không nguôi.

Đến nay hơn 70 năm trôi qua nhưng trong lòng mỗi Vệ út đều nhớ như in những tấm gương hy sinh anh dũng của đồng đội. Họ vẫn không quên nhắc câu chuyện hi sinh của Diệp Tùng: Còn nhớ Diệp Tùng khi đó mới 13 tuổi, lúc rời Thủ đô lên Việt Bắc đã hy sinh tại Võ Nhai (Thái Nguyên). Khi anh mất, đồng đội không biết tìm ai báo tin vì chẳng biết Diệp Tùng còn ai là thân nhân. Cha mẹ Diệp Tùng là ai, ở đâu?”. Thông tin dần dần mở rộng, họ được biết rất nhiều Vệ út khi tham gia các chiến dịch lớn đã ngã xuống. Trên tấm mộ lạnh lẽo nơi xa, họ vẫn chỉ có mấy dòng là liệt sĩ vô danh.

Một trong những kỷ niệm mà những người đã trải qua cuộc chiến đấu lịch sử 60 ngày đêm tại Hà Nội như ông Tích khó có thể quên là trận đánh tiêu diệt địch năm 1947 vào chốt Trường Ke (nằm trên đường Trần Nhật Duật ngày nay). “Mọi ngày đứng từ chốt nhìn lên cầu Long Biên thấy bình thường nhưng hôm đó, giặc Pháp tập trung rất đông. Các Vệ út vừa kịp băng qua giao thông hào cấp báo thì quân Pháp đã bao vây 3 mặt để đánh úp chiến lũy Trường Ke. Đây là trận chiến quyết tử bởi nếu để mất Trường Ke và địch án ngữ tại điểm chốt cửa ngõ này thì việc lui quân của ta sẽ vô cùng khó khăn.

Trong khi lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệnh, Trường Ke có thể sẽ bị chiếm thì Vệ út Trần Ngọc Lai (12 tuổi) đã nhanh trí tụt theo đường ống máng nước xuống để chạy về báo cáo với Ban chỉ huy tiểu đoàn để xin tiếp viện. Báo cáo xong Lai lại chạy về Trường Ke nhưng lần này bị quân Pháp phát hiện và hò nhau vây bắt. Lai ném lựu đạn giết được ba tên địch, còn cậu trúng đạn. Thấy Lai ngã xuống, những tiếng hô xung phong trả thù cho Vệ út Lai vang lên, quân ta từ trên đánh xuống cùng quân tiếp viện từ ngoài đánh vào buộc Pháp phải rút lui”, ông Tích bùi ngùi nhớ lại.

Và còn nhiều, rất nhiều những tấm gương anh dũng hy sinh trong trận chiến, càng lắng nghe những câu chuyện về tấm gương Vệ út đầy lòng dũng cảm, chúng tôi, những thế hệ trẻ thấu hiểu hơn những cống hiến đáng tự hào đó. Mỗi Vệ út xứng đáng là một nhân vật, một “viên gạch” đưa đất nước tới ngày thống nhất. Ngày nay, khi hòa bình lập lại, trong mỗi căn nhà của Hà Nội hôm nay, câu chuyện của những Vệ út năm xưa vẫn là ánh sáng khai tâm cho thế hệ sau biết sống, chiến đấu để gìn giữ hòa bình. Trong trái tim mỗi thế hệ trẻ vẫn mãi vang vọng lời ca đầy niềm tự hào về đội Vệ út.

…“Đàn chim non ríu rít cười nô vang trời

Vui sống trong gia đình Vệ quốc đầm ấm

Từng bao phen cùng đàn anh lớn tung hoành

Trong súng gươm tới ngày chiến thắng cùng anh”…

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động