Chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng tuổi xế chiều yêu nhau từ những vần thơ

(LĐTĐ) Trong cái nắng dịu nhẹ của mùa thu Hà Nội, nhắc đến những câu chuyện tình già lãng mạn, một người đất Sơn Công quả quyết với tôi rằng, hiện ở trong vùng, hễ ai có dịp tiếp xúc dù chỉ một lần cũng đủ để mỉm cười với hạnh phúc bình dị của cặp vợ chồng tuổi xế chiều. Họ lãng mạn, yêu hay giận nhau đều thể hiện bằng thơ ca.   
chuyen tinh dep cua doi vo chong tuoi xe chieu yeu nhau tu nhung van tho Đừng gồng mình mạnh mẽ khi lòng đang dậy sóng
chuyen tinh dep cua doi vo chong tuoi xe chieu yeu nhau tu nhung van tho Người vội vàng, kẻ mộng mơ

Đó là câu chuyện tình của ông Nguyễn Thanh Quang và bà Cao Thị Xem (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), vốn quanh năm gắn bó với cây lúa, ruộng đồng nhưng chuyện tình đầy chất thơ của ông bà khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Giữa nhịp sống hối hả thời hiện đại này, họ đã cùng nhau tạo nên một chuyện tình đầy chất thơ và thấm đượm tình phu thê.

Khi nhắc đến 2 từ hạnh phúc, có người bảo, cứ nhiều tiền là mua được, có quyền là ra lệnh được. Thế nhưng, trong cuộc đời không hiếm người quyền cao vọng trọng, tiền bạc dư dả, nhưng lại phải bi lụy, rơi nước mắt, bất lực vì nhận ra sự giả dối của người vợ, người chồng hàng ngày ở kề bên. Những thứ làm họ mờ mắt chính là tiền bạc, là chức tước, địa vị xã hội. Và suốt cuộc đời họ là kẻ nô lệ cho những thứ phù du đó.

Còn với vợ chồng ông Quang, hạnh phúc chỉ giản đơn là biết yêu thương nhau trong mọi hoàn cảnh. Những năm tháng xưa, nhà nghèo, đói khổ vợ chồng ông vẫn yêu thương, trân trọng nhau mỗi ngày. Ngay như bây giờ, ông bị lãng tai, sức khỏe yếu, trở trời hay đau ốm nhưng với bà, ông vẫn là người đàn ông đẹp nhất.

chuyen tinh dep cua doi vo chong tuoi xe chieu yeu nhau tu nhung van tho
Hàng ngày ông Quang, bà Xem vẫn thường cùng nhau đọc thơ, kể lại những kỷ niệm thời trẻ của ông bà (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Ông Quang kể lại rằng, ông bà yêu nhau qua những vần thơ. Nhìn bà với ánh mắt đầy trìu mến, ông cười hóm hỉnh và nói: “Còn trẻ, bà ấy xinh đẹp nhất nhì làng với nước da trắng, miệng cười duyên dáng. Ngày ấy chúng tôi quen nhau trong đội thanh niên, văn nghệ của làng. Một chiều tình cờ tôi chở bà về nhà, ngại ngùng chẳng nói với nhau được câu nào, bà lẳng lặng ngồi phía sau yên xe.

Rồi còn nhiều, nhiều những buổi chiều như thế. Yêu thầm bà, tôi làm một bài thơ tình “Gửi người con gái tuổi 20” để tặng bà ấy. Và may mắn khi nghe những vần thơ giãi bày tình cảm chân thành ấy, bà đã nguyện cùng tôi viết nên những trang thơ hạnh phúc tiếp theo”.

Theo ông Quang, bản thân ông nghèo, cầu hôn bà chẳng có nhẫn vàng, chẳng sính lễ cao sang. Ngày cầu hôn, ông chỉ vỏn vẹn câu nói: “Tôi có sức khỏe, có tình yêu, bà có thương tôi thì ưng thuận về cùng tôi”. Và thế, chỉ mỗi buồng cau ông bà đã bền duyên nhau đến gần trăm tuổi, khi 7 người con lần lượt ra đời và giờ đều lớn khôn, trưởng thành. Với con cái, ông bà cũng chỉ bảo nhẹ nhàng không mắng chửi, gửi gắm mong mỏi đến con thông qua những vần thơ do chính ông sáng tác.

Giờ đây, khi ở cái tuổi mắt đã mờ, tay đã yếu nhưng bà Xem vẫn ân cần chăm cho ông từng muỗng cơm, ly nước. Nhìn cách chăm chồng nhẹ nhàng, tận tụy, hết mình của bà mới thấu hiểu hết tình cảm ông bà dành cho nhau, giống như tình cảm của đôi lứa mới yêu đầy sức mãnh liệt. Đôi khi, người dân trong xóm không khỏi xuýt xoa khi bắt gặp ông bà nắm tay nhau bước đi chậm rãi.

Mỗi tối, ông Quang thường đọc thơ tặng vợ, có khi bà Xem phụ ông chép thơ. Cứ như vậy, cuộc tình của họ với những thăng trầm gói gọn trong gần 200 bài thơ ông làm mà bà đều cẩn thận chép lại vào những cuốn sổ dày và gìn giữ chúng như báu vật.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Xem thêm
Phiên bản di động