Đắk Nông:

Chuyện ở lớp xóa mù chữ miễn phí dành cho các bà, các chị

Lớp học được mở ra cho những học viên chưa một lần đến trường nhưng luôn ước mơ, khát khao được biết chữ. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35, có những học viên đã lên chức bà.
chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi Lớp học xóa mù chữ cho chị em vùng cao
chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi Người dân chưa mặn mà với lớp học xóa mù chữ

Chúng tôi về đến Trường tiểu học Lê Lợi (xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) khi trời đã tối đen như mực. Ngoài trời mưa rả rích, cả không gian mịt mùng chỉ có một lớp học duy nhất còn sáng đèn. Đó là lớp học xóa mù chữ cho gần 30 học viên người đồng bào dân tộc thiểu số của xã Nam Xuân. Lớp học này được gọi là lớp "ba không", bởi học viên không phải đóng học phí, giáo viên không được trả thù lao và không có một người đàn ông nào trong lớp.

Lớp học toàn học viên nữ

Hơn 7h tối, bốn học viên nữ đầu tiên đã có mặt trong lớp. Một lúc sau, những tốp học sinh khác cũng tới. Vừa đến cửa, họ đã chào nhau bằng một vài câu tiếng Thái, Dao rồi tụm lại nói chuyện. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35 nhưng ai cũng vui vẻ, thoải mái và dường như quên hẳn việc đã có người lên chức bà.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Lớp học xóa mù chữ ban đêm cho gần 30 học viên nữ tại xã Nam Xuân

Là người đến muộn nhất khi lớp đã ổn định trật tự, cô Lương Thị Khuyên (SN 1974) khiến cả lớp cười ầm khi phân trần “ngủ một giấc rồi mới đi học”. Cô Khuyên cũng là học viên đặc biệt nhất, khi hai tháng trước cô phải “trốn” chồng để đến lớp học này.

Lấy từ trong cặp ra một túi sắn còn nóng hổi, cô chia cho mỗi người một củ rồi vui vẻ kể lại “hành trình đi tìm con chữ” của mình. Cô bảo, trước đây sống ở vùng cao Tây Bắc, lại là phận đàn bà nên không được đến trường. Kết hôn xong, vợ chồng cô vào Đắk Nông khai hoang làm ăn, ban ngày đi làm, ban đêm về lo cho con cái nên cô chưa từng nghĩ đến việc đi học chữ. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi gần 3 tháng trước, Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đi rà soát tất cả người dân trong xã về tình trạng mù chữ, tái mù chữ.

“Thấy tôi chưa biết chữ, thầy cô đến tận nhà động viên đi học lớp xóa mù cùng những người khác. Ban đầu, ông nhà tôi tưởng lớp học có cả đàn ông nên bảo tôi ở nhà để ông ấy dạy. Nhưng tôi biết thừa, chữ nghĩa của ông ấy cũng không hơn tôi nên bằng mọi giá, tôi phải đến trường. Ngày đầu đi học, tôi “trốn” ông ấy đi. Ngày thứ hai, ông ấy theo tôi lên lớp nhưng thấy lớp toàn là chị em trong thôn nên lẳng lặng bỏ về. Bây giờ không những ông ấy hết cằn nhằn, phản đối mà sau bữa tối còn chở tôi đi học”, cô Khuyên kể lại.

Khác với cô Khuyên, cô Vi Thị Niêm (SN 1971) lại được chồng, con ủng hộ việc đi học. Là học viên lớn tuổi nhất lớp, năm nay cô Niêm đã lên chức bà nội nhưng mỗi tối vẫn hăng say đến lớp học chữ. Mặc dù tiếp thu chậm hơn những thành viên khác, nhưng điều đó không khiến cô nản chí mà trở thành động lực để cô cố gắng cho “bằng chị bằng em”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Tất cả đều là phụ nữ có tuổi đời trên 35

Người phụ nữ này tâm sự: “Trước đây, chúng tôi chưa một lần đi học, lên xã làm giấy tờ gì thì chỉ lăn tay điểm chỉ, đến giấy khai sinh cho ba đứa con vợ chồng tôi cũng phải nhờ người viết giúp. Ngay khi cán bộ, thầy cô đến nhà động viên đi học, chồng con ủng hộ ngay. Bữa nay được đi học, biết chữ, tự viết được nên sung sướng lắm, cứ như mình trẻ ra vài chục tuổi, như hồi lên 9 lên 10 ấy”.

Sau hơn hai tháng đến các lớp xóa mù chữ cả cô Niêm, cô Khuyên và hơn 20 học viên nữ khác vui mừng cho biết đã nhận diện được bảng chữ cái, biết đánh vần và viết chữ. Thành quả này có được nhờ sự chịu khó, miệt mài, nỗ lực học tập của những học viên đặc biệt và có cả những đóng góp của các cô giáo đứng lớp.

Dạy ít, dỗ nhiều

Cô Lê Thị Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, là một trong những giáo viên đề xuất việc mở lớp xóa mù chữ cho các học viên nữ trong xã. Chia sẻ về đề xuất này, cô Tuyết tâm sự: “Một lần ngồi nói chuyện với phụ huynh học sinh, tôi bắt gặp một chị cầm trên tay chiếc điện thoại nhưng lại không biết sử dụng. Loay hoay một hồi, chị này mới thú thật là không biết chữ, trước giờ không sử dụng điện thoại. Chị ấy cũng cho biết, trong thôn không chỉ có một mà còn nhiều chị em khác cũng không biết chữ và có nguyện vọng đi học. Sau hôm đó, tôi mới nảy ra ý tưởng mở một lớp xóa mù chữ cho các chị em ở đây”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Lớp xóa mù chữ dành cho các chị em.

Khi cô Tuyết đề đạt nguyện vọng lên Ban giám hiệu nhà trường, ý tưởng của cô được mọi người đồng ý. Sau đó, qua tìm hiểu Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đã biết được nguyện vọng của các bà, các chị là mong muốn được học chữ nên quyết định xin phép UBND xã và Phòng Giáo dục huyện mở lớp học dạy chữ miễn phí cho chị em đồng bào Thái, Tày, Nùng, Dao.

Chưa đầy 1 tuần sau khi đề xuất ý kiến, lớp học xóa mù chữ được khai giảng. Hai cô giáo của Trường tiểu học Lê Lợi được phân công đứng lớp, toàn bộ giáo án cũng do hai cô tự biên soạn và trình lên Ban giám hiệu để được đóng góp ý kiến.

“Chúng tôi đã xác định theo nghề giáo, gắn bó với nghề cả cuộc đời mình thì vai trò, trách nhiệm lớ của chúng tôi là dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để nâng cao dân trí cho người dân. Không có lương, cũng không được phụ cấp nhưng chúng tôi cam kết làm việc bằng tất cả cái tâm và sự nhiệt huyết của mình, đảm bảo mỗi tuần 4 buổi phục vụ chị em”, cô Lê Thị Thúy Vân, giáo viên của lớp tâm niệm.

Hơn 20 năm là theo nghề sư phạm, cô Vân chưa bao giờ gặp một lớp học đặc biệt như thế này. “Mình đứng lớp, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, nhưng dạy thì ít mà dỗ thì nhiều. Bởi nhiều học viên đã đứng tuổi, họ rất e dè, tự ti, sợ phát biểu nên phải “dỗ dành”, động viên chị em như con nít, hơn 20 học viên trong lớp, ai cũng có một lý do để được khen. Và đặc biệt, trước mặt các học viên, không bao giờ chúng tôi gọi đây là lớp xóa mù chữ mà phải nói giảm thành “Lớp nâng cao năng lực tiếng Việt”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Sau hơn 2 tháng đến lớp, tất cả học viên đều nhận, viết được chữ

Được biết, sau khi lớp học xóa mù chữ diễn ra, nhiều học viên bỏ lỡ đợt một đã đến yêu cầu trường mở thêm một lớp khác với số lượng gần 30 người. Vì vậy, theo cô Phó hiệu trưởng Lê Thị Tuyết, trong thời gian tới, nhà trường sẽ xin địa phương mở lớp và bố trí các thầy cô giáo vào tận thôn bản để dạy học.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Bùi Văn Út, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Krông Nô khẳng định, những lớp học xóa mù chữ không chỉ giúp các học viên nâng cao trình độ dân trí mà còn thể hiện tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với nhân dân của các thầy cô giáo. Kết thúc khóa học, Phòng phối hợp với trường sẽ tổ chức cho các học viên làm bài cuối khóa và cấp giấy chứng nhận cho các học viên đủ tiêu chuẩn.

Theo Dương Phong/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.

Tin khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động