Chuyện người đánh trống

Bác Trung có tiếng là đánh trống hay. Ai cũng tưởng đánh trống trường dễ như bỡn. Nhưng chẳng phải vậy, tiếng trống vang lên lúc thong thả lúc dồn dập, khi nặng khi nhẹ; khi thanh thoát rền vang, lại có khi nhát gừng nhạt như nước ốc.
tin nhap 20160901104426 Trăng khuyết
tin nhap 20160901104426 Xuân hy vọng

Thực ra tiếng trống là tiếng người cả đấy. Cũng nhiều người đã từng thay bác Trung đánh trống, nhưng đều vô hồn khô khốc, vội vàng, nên tiếng kêu cứ thùm thụp chứ không rung động vang rền như tay trống của bác Trung.

Nghe nói, xưa có thời bác Trung ở đội trống quân nhạc, sau chuyển sang bộ binh tham gia chiến đấu ở miền Nam. Khi trở về làng, bác là thương binh, với chiếc chân gỗ nặng trịch. Ai cũng mừng cho bác sống sót trở về. Và từ đó, bác Trung trở thành người đánh trống trường đã gần chục năm nay.

tin nhap 20160901104426

Đám học trò trường làng nghịch như quỷ sứ. Chúng được bác Trung yêu quý, nên sinh nhờn. Chúng vòi gì cũng được, thậm chí leo lên đầu lên cổ bác cũng không sao, nhưng cấm có đứa nào dám sờ vào cái dùi trống của bác. Có lần, thằng Dũng lớp 9 - một tên liều lĩnh nhất trường, lấy trộm dùi trống của bác đánh dồn dập một hồi lên mặt trống làm cả trường nháo nhác không biết có chuyện gì. Thấy vậy, bác Trung bực lắm. Bác đuổi theo để đòi lại cái dùi trống, nhưng thằng Dũng biết bác là thương binh không đuổi kịp, nên chạy vòng quanh gốc cây để trêu tức. Những đứa cùng lớp đứng quanh mà không dám làm gì, chỉ hô hét, làm bác Trung tủi thân đứng khựng lại. Bất ngờ, bác ôm mặt đau đớn vì cái chân gỗ vấp phải rễ cây đa làm vết thương cũ nhức tấy. Mấy đứa con gái thấy thế khóc tu tu vì thương bác Trung. Thằng Dũng vội gài chiếc dùi trống vào chỗ cũ, rồi chạy vụt đi. Không ngờ, nó vấp vào bậc ở sân trường ngã dập mặt xuống sàn gạch bị gãy luôn cái răng cửa, máu chảy ròng ròng. Bác Trung quên luôn cả đau, bước nhanh tới vực thằng Dũng dậy, lấy vạt áo lau mặt cho nó, rồi đưa nó về phòng y tế của trường.

Sau chuyện đó, bác Trung phải giải thích cho mấy đứa lớp lớn rằng, đừng đùa nghịch với trống trường, phải coi trung nó. Tiếng trống ấy là hiệu lệnh, như tiếng còi xung trận vậy. Ngay khi đánh vào lớp hay tan trường thì tiếng trống phải dồn dập tâm trí xốc lại hàng ngũ và khi ấy người lính chính là các học sinh đều phải hăng hái lên đường.

Thấy bác Trung giải thích thế, nhiều đứa khoái chí lắm. Lại nghe nói, bác là một cựu chiến binh đã chiến đấu hết sức dũng cảm mang huân chương dũng sĩ về làng, bọn con trai háo hức lắm, muốn nghe bác kể chuyện. Và cũng từ đó, học sinh cả trường đều hồi hộp lắng nghe tiếng trống của bác. Những tiếng trống rền vang theo một nhịp điệu đầy sảng khoái thôi thúc lòng người. Đúng như hiệu lệnh của người lính vậy. Có lần, bác còn nói, nếu ai không tập trung nghe hiệu lệnh, chểnh mảng trong hàng lối, như người chiến sĩ trong chiến đấu không tuân thủ kỷ luật quân đội, thì dễ bị thương vong như chơi. Thế rồi, vào một buổi chiều trong giờ giải lao, bác đã kể cho những đứa con trai lớp thằng Dũng nghe chuyện vì sao bác bị thương trong mặt trận.

*
* *

... Tuổi trẻ thường hăng hái, dũng cảm trong chiến đấu, nhưng nôn nóng, thì rất dễ mắc sai lầm. Đó là kinh nghiệm bác Trung rút ra được trong cuộc đời mình. Khi ấy, đơn vị thống nhất, khi có hiệu lệnh phát sáng mới được tấn công. Ai cũng hồi hộp. Phía bên kia cánh rừng, tiếng súng địch đã râm ran nổ. Mọi người đều căng thẳng và muốn vọt lên khỏi chiến hào để đánh giáp lá cà quyết chiến một trận. Nhưng lệnh là kỷ luật sắt, phải giữ tuyệt đối bí mật. Anh lính trẻ Nguyễn Văn Trung khi ấy nôn nóng, nói với đồng đội:

- Hình như chúng đã đến gần chiến hào của mình. Nhảy lên thôi chứ?

- Không được! Đấy là những phát súng thăm dò của chúng đó!

Lại có tiếng của tiểu đội trưởng:

- Im lặng! Tập trung lắng nghe hiệu lệnh. Không ai được manh động!

Thế rồi, tiếng súng của bên địch lại vang lên, dồn dập hơn. Tay lính trẻ bên cạnh Trung cũng nôn nao muốn đứng ngay dậy. Lúc này, trên vị trí quan sát cho biết:

- Chú ý! Binh chủng thiết giáp phía Đông chưa có lệnh tấn công. Toàn đơn vị án binh bất động.

Tất cả lại im lặng, chỉ có tiếng súng của quân địch phía bên kia rừng là đì đẹt vang lên. Bất ngờ, phía địch vang tiếng hô dồn dập: “Xung phong! Xung phong!”. Ngay sau đó, một loạt tiếng súng máy bắn xối xả vọt qua chiến hào. Người bạn bên cạnh Trung bị sốc đột ngột, ngỡ tưởng kẻ địch đã áp tới nơi, bèn hô to: “Xung phong! Anh em tiến lên!”, rồi vọt lên chiến hào.
Thấy vậy, Trung vội lao theo kéo anh ta xuống, rồi ôm ghì lấy bạn, nhưng không ngờ, một loạt súng máy dồn bắn về phía Trung, làm anh quỵ xuống. Chân trái anh đã bị gãy. Nhưng ngay lúc đó pháo hiệu đã nổ, toàn đơn vị bùng lên như vũ bão. Một cuộc đánh giáp lá cà thực sự gây bất ngờ cho kẻ địch. Chúng chạy thoát thân khỏi binh đoàn xe tăng của ta thì gặp đơn vị bộ binh xộc tới. Trở tay không kịp, những tên lính ngụy và sĩ quan Mỹ bị bắt sống ngay trong đêm tấn công mở màn cho chiến dịch thần tốc giải phóng toàn miền Nam...

... Kể đến đấy, gương mặt bác Trung buồn bã. Bác xoa đầu thằng Dũng: “Đấy, con trai thấy không? Hiệu lệnh chiến trận như tiếng trống ở trường ta vậy. Mọi việc học tập, vui chơi, nghỉ ngơi đều phải theo một kỷ luật và tuân thủ hiệu lệnh”.

Chính vì lẽ ấy chăng, mà bác Trung đánh trống với tất cả những kỷ niệm cay đắng của mình. Tiếng trống của bác Trung vang lên như một sự thức tỉnh. Nó hối thúc rạo rực lòng người. Cứ mỗi khi có học trò nào vô kỷ luật, bỏ học hay đi học muộn sau tiếng trống là lại làm bác buồn. Do vậy, bác giữ cái trống như một vũ khí của người chiến sĩ vậy. Tiếng trống bao giờ cũng rền vang, âm thanh ấm áp rạo rực lòng người. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bao giờ tiếng trống của bác Trung cũng giữ được âm sắc như bản tấu nhạc hành khúc vậy. Vào ngày mưa, bác thường đẩy giá trống vào trong nhà, rồi lau thật khô ráo, để trống khỏi bị ẩm. Hôm nào trời ẩm, tiếng trống hơi kém vang, là bác Trung buồn đến mấy ngày.

Rồi bất ngờ, sự việc lại xảy ra vào đúng một đêm mưa to gió lớn. Bác đang tìm những mảnh áo mưa để che trống khỏi những giọt mưa hắt từ phía ngoài, thì bọn trộm lẻn vào trường. Cửa phòng Ban Giám hiệu bị phá tung. Chúng đang cạy tủ, bất ngờ, có tiếng sét xé trời làm chúng giật mình xô đổ những chiếc ghế. Bác Trung thấy có tiếng động lạ, nên tập tễnh bước ra hỏi:

- Anh bảo vệ đấy à? Điện tắt hết rồi.

Lúc này, chớp lại lóe sáng. Thấy có bóng người chạy qua lại trong phòng giám hiệu, bác Trung nghĩ ngay đến bọn trộm. Bác vừa la to, vừa chạy ra đánh trống dồn dập. Tiếng trống rền vang thôi thúc, như một hiệu lệnh tấn công. Tiếng trống mỗi lúc một to hơn, đánh động cả làng trong đêm. Chợt, một tên trộm chạy tới đẩy bác Trung ngã, vớ lấy cái dùi trống đánh vào đầu bác, rồi ném ra ngoài sân. Nó thúc đồng bọn:

- Nhanh lên! Kẻo mọi người trong làng nghe tiếng trống kéo ra bây giờ.

Ngay lúc đó, những dân quân đã ập tới và không ngờ, cả bọn con trai lớp thằng Dũng cũng nghe tiếng trống, gọi nhau chạy đến trường. Thằng Dũng cầm chiếc gậy to dẫn đầu toán con trai chạy xộc thẳng vào trường hô hoán ầm ĩ. Những ánh đèn pin của dân quân và bảo vệ chiếu sáng bừng lên. Bọn trộm chạy không kịp, bị bắt giữ. Có tên trèo qua tường thì bị trơn, ngã bổ nhào xuống ao ngay cạnh trường. Thằng Dũng chạy vào phòng thường trực ôm bác Trung, hỏi:

- Bác có làm sao không?

Lúc này, bác Trung chỉ nói khẽ được mấy tiếng:

- Cái dùi trống! Tìm cái dùi trống ngoài sân...

*
* *

Vậy là đến cả tuần nay, vắng tiếng trống của bác Trung làm học sinh và mọi người thấy buồn hẳn. Anh bảo vệ đánh thay bác Trung không thật quen, nên còn gượng gạo và tiếng trống tẻ nhạt làm sao. Ai cũng nhắc đến những âm thanh và nhịp điệu trống trường của bác Trung.

Lại nghe nói, có người trong Ban Giám hiệu bàn chuyện cho bác Trung nghỉ hẳn vì sức khỏe đã yếu, để xin việc cho người nhà. Ông ta còn nói bác Trung là thương binh nặng, theo tiêu chuẩn thì bác chỉ việc nghỉ ngơi theo đúng chế độ đã là tốt rồi, nếu để bác tiếp tục làm việc ai cũng thấy không yên tâm. Nhất là sau chuyện vụ trộm vào trường và bác bị đánh vào đầu làm cho mọi người rất áy náy.

Thế rồi, chuyện buồn đã xảy ra. Theo đề nghị của Ban Giám hiệu, phòng hành chính cho người thay bác Trung thật. Quyết định này làm mọi người, nhất là hàng trăm học sinh thấy nặng trĩu trong lòng. Họ đã quen với tiếng trống vang lên trong âm thanh đẹp đẽ và thôi thúc lòng người. Tiếng trống vang lên từ một tâm hồn tràn ngập tình yêu thương con người. Ai cũng cảm thấy như mất mát một cái gì đó thật khó tả trong lòng...

*
* *

Dễ một tháng nay, sáng nào bác Trung cũng lẳng lặng đi từ làng ra đứng ở cổng trường. Bác nghe tiếng trống vang lên, rồi chờ cho mọi người vào lớp, bác mới tập tễnh vào phòng trực để ngắm cái trống mà mình đã đánh lên hơn mười năm qua. Bác cứ dặn đi dặn lại người đánh trống mới rằng, phải chăm sóc giữ gìn trống như giữ gìn vũ khí vậy. Hôm nào cũng phải ngắm lại mặt trống một lát, rồi bác mới về nổi. Gặp bác, ai cũng hỏi thăm và đều nhắc đến tiếng trống của bác. Nghe vậy, bác chỉ cười và nói rằng bác cũng nhớ mọi người lắm. Nhưng bác lại tự nhủ, đúng là mình già yếu rồi, cũng nên nhường tiếng trống lại cho lớp trẻ.

Nhưng thật tình, sự nuối tiếc với công việc vẫn còn làm bác Trung trăn trở lắm. Nhiều hôm, dù chân còn đau nhức, nhưng bác vẫn cứ tới cổng trường, quanh quẩn một lúc rồi về. Nghe tiếng trống của người đánh trống mới cứ khô khốc, ỉu thiu, nghe tiếng bồm bộp một cách máy móc, là bác lại không chịu được. Bác nghĩ, chắc mặt trống bị ẩm ướt, nên chẳng ai biết cách chăm lo, nên nghe tiếng trống như vậy, thấy xót cả ruột. Bác lại ứa nước mắt, rồi tập tễnh về làng.

Xa tiếng trống, xa công việc, bác Trung đâm ốm. Dạo này bác ăn ít. Cái chân thi thoảng lại nhói lên. Những kỷ niệm lại tràn về làm tuổi già của bác ngày một nặng trĩu. Một mùa hè trôi qua. Nóng nực, mưa gió, nước lên ngập cánh đồng, bác không lúc nào nguôi lo nghĩ rằng đừng để trống bị mốc ẩm, đừng lơ là vũ khí của mình. Bác buồn lắm, nhưng làm thế nào được.

*
* *

Rồi một ngày thật sự bất ngờ đến với bác Trung. Đầu tháng 9, chuẩn bị vào năm học mới, thầy giáo Vũ Thạch - Trưởng phòng Hành chính của trường đến tận nhà nói:

- Thưa bác, Ban Giám hiệu đã quyết định mời bác trở lại đánh trống cho nhà trường, bác có đồng ý không ạ?

- Thế còn gì bằng. Nhưng người đánh trống mới đâu rồi?

- Anh ta không thích đánh trống và xin chuyển đi rồi.

- Thật không? Tôi được trở về với công việc này ư? Xin cám ơn các thầy, cô đã nhớ tới thân già này.

Ngay lúc đó, bác Trung thấy khỏe hẳn ra và vội theo thầy Vũ Thạch đến trường. Bác lau sạch mặt trống, rồi đẩy giá trống ra sân nắng để phơi cho căng mặt trống. Ngày nào cũng vậy, bác tính đến ngày khai trường tiếng trống phải thật như ý. Bác vuốt ve tang trống, nói thì thầm:

- Mấy tháng hè chú mày buồn lắm hả? Đừng có ỉu xìu như thế. Nào ngửa mặt lên, nắng đẹp thế kia cơ mà.

Bác Trung thật mơ mộng. Ai cũng nhận xét như thế và tất cả náo nức chờ ngày khai giảng năm học mới. Lớp học sinh khóa 9 giờ đã ra trường lên huyện học. Những học sinh chuyển khối mới vào đều nghe kể về bác Trung, nên tất cả đã hồi hộp chờ tiếng trống.

Ngày khai giảng. Bác Trung lấy nhịp một hơi rồi vung dùi trống đúng cỡ tay gõ mạnh vào một mặt trống. Những tiếng âm vang ngân rền làm rạo rực lòng người. Trước mắt bác không chỉ là các em học sinh nhỏ bé, mà như những người chiến sĩ. Những hình ảnh thời trai trẻ nơi chiến trận hiện về. Bác Trung thấy trong lòng bừng lên sức sống. Tiếng trống mỗi lúc một dồn dập thôi thúc như tiếng kèn hiệu lệnh. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước gió. Tiếng người điều khiển buổi lễ vang lên:

- Chào cờ, chào!

Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...
Bác Trung đứng nghiêm trang bên cạnh chiếc trống trường, mắt rưng rưng lệ.

Truyện ngắn của Chung Tử

C.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động