Chuyện nghề " cầm đầu thiên hạ"

Một kéo, một tông đơ, một dao cạo, ông đã nuôi 4 con trai ăn học thành tài, trong đó 2 người là tiến sĩ giảng viên đại học. Đặc biệt, ông hướng dẫn cả 4 con trai học thêm nghề “cầm đầu thiên hạ” như ông, cái nghề với ông là không bao giờ cũ. Ngày chủ nhật con trai hàm tiến sĩ về thăm quê cũng tranh thủ cắt đỡ bố mấy “cái đầu”… Ông là Ngô Viết Lừng, thế hệ 66 tuổi ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội).

Một thời lính chiến

Ông Lừng sinh ra và lớn lên ở làng Cổ Bản, vùng nông thôn thuần khiết bên dòng sông Đáy mênh mang và cái cầu Mai Lĩnh nổi tiếng thời kháng chiến.

Như bao thế hệ thanh niên sinh ra trong thời chiến, năm 18 tuổi ông Lừng lên đường ra trận, được biên chế vào đơn vị huấn luyện bộ binh thuộc sư đoàn 308. Làm cán bộ khung huấn luyện và đưa quân vào chiến trường, ông Lừng đã đi lại trên con đường mòn Hồ Chí Minh không biết bao nhiêu lần. Trong ba lô của ông luôn có bộ đồ cắt tóc. Ngày ấy, lính tráng tự cắt cho nhau, không cần đẹp, chỉ cần ngắn gọn là được. Tuy nhiên lính trẻ đa số lại không nghĩ như thế, ai cũng thích có một mái tóc đẹp, thế mới là thanh niên. Ông Lừng không nhớ nổi mình đã cắt tóc cho bao nhiêu chiến sĩ giữa rừng già Trường Sơn. Nhớ lại một thời chiến chinh tuổi trẻ, ông bảo: “Mấy tháng trời hành quân giữa rừng già, không có một bóng con gái, chỉ toàn đàn ông với nhau mà anh em vẫn cứ chăm chút mái tóc, thế mới hay chứ”.

Cái răng cái tóc là góc con người, những người lính trẻ dù cận kề cái chết vẫn cứ làm đỏm là lẽ đương nhiên thôi. Chính vì thế mà ông Lừng đã âm thầm nghĩ kiểu để cắt tóc cho đồng đội sao cho đẹp nhất. Cứ thế ban ngày hành quân mệt lử, ban đêm nằm trên võng ông lại nghĩ cách cắt tóc cho anh em. Mỗi khi cắt xong một kiểu tóc ông lại bảo anh em góp ý kiến xem thế nào, trong đơn vị có bao nhiêu người thì ông nghiên cứu kiểu tóc mới cho họ sao cho phù hợp với khuôn mặt.

Dọc theo con đường mòn hành quân vào chiến trường, ròng rã mấy tháng trời, đã có không biết bao nhiêu kiểu tóc ông đã sáng tạo cho cánh lính trẻ, ấy cũng là cái sự lãng mạn một thời chiến chinh. Có anh lính còn lấy giấy gói tóc của mình lại gửi về nhà, chuyện chỉ thời ấy mới có.

Ông Ngô Viết Lừng trong tiệm cắt tóc của mình

Nhất nghệ tinh

Năm 1975, đất nước thống nhất cũng là lúc ông Ngô Viết Lừng hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, trở về xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong lòng mừng khấp khởi, sao bao năm xa nhà xa quê, ông đã mất ngủ khi trở về mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Mấy thế hệ gia đình sống bằng nghề nông, ông Lừng lên kế hoạch cho tương lai, lấy một cô thôn nữ làm vợ, sắm cày bừa… phác thảo kế hoạch xây dựng hạnh phúc trăm năm.

Thế rồi những đêm yên tĩnh ông thấy nhớ đồng đội cũ, nhớ chiến trường, nhớ cả tiếng hót những con chim “bắt cô trói cột” giữ rừng Trường sơn. Nhớ không chịu nổi, ông đi sắm một cái kéo, một tông đơ, một con dao cạo để thi thoảng cắt tóc để đỡ nhớ thời chiến chinh. Trong làng trong xóm ai thích thì ông cắt giúp, chỉ là để cho vui thôi. Tuy nhiên “tiếng lành đồn xa”, không ngờ tay nghề của ông đã khiến ông bận rộn, khách tới chờ cắt tóc ngày một đông, không còn thời gian ra đồng nữa.

Để được chính tay ông cắt tóc, khách đã đề nghị trả tiền công cho ông. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tham khảo ý kiến người thân, ông quyết định mở quán cắt tóc ngay đầu làng Cổ Bản. Quyết định giao ruộng vườn cho vợ con để chuyển hẳn sang nghề “cầm đầu thiên hạ” nhưng ông cũng run lắm, nhiều đêm trăn trở câu hỏi như cơn bão ong ong trong đầu ông: Liệu có sống được bằng nghề không?

Cuối cùng tính quyết đoán của người lính đã thắng, ông Lừng quyết định khai trương quán cắt tóc bình dân. Kỷ niệm ông còn nhớ như in trong tâm trí, vị khách đầu tiên xuất hiện vào quán cũng là người quen trong làng. Vị này tự tin ngồi vào nghế cắt tóc “chuyên nghiệp” của ông và không hiểu vì lý do gì, ngay nhát kéo đầu tiên vị khách đáng kính đã bị xén mất một mẩu tai, máu chảy ròng ròng. Vị khách không kêu đau, bình thản như chẳng có chuyện gì quan trọng. Ông Lừng vội chạy tìm thuốc lào rịt vết thương cho vị khách kính mến, rồi lại tiếp tục cắt cho xong. Câu chuyện này đã được vị khách này giữ bí mật đến mấy chục năm nay.

Để tiếp tục sống với nghề, ông Lừng tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng các kiểu tóc để phục vụ cho mọi tầng lớp trong làng ngoài xóm. Mỗi tháng ông dành 1 ngày đi chơi, mà chủ yếu là đi ngắm các kiểu tóc của thiên hạ để tự học nâng cao trình độ. Ông bảo: “Cái nghề này phải học suốt đời vì mốt tóc thay đổi liên tục, nhất là tóc của thanh niên”.

Quán cắt tóc văn hóa

Quán cắt tóc của ông Lừng ở ngay đầu làng Cổ Bản, cái ao làng nhỏ, cây bàng già bắt đầu úa lá đầu thu. Trong quán có sách báo, tạp chí, thơ, họa báo… dành cho khách thư giãn trong lúc chờ đợi. Có những người không có nhu cầu cắt tóc nhưng cũng vào quán ngồi đọc báo hay chia sẻ với mọi người những câu chuyện thời sự, chuyện gia đình, chuyện làng xóm. Có những ông khách từ Hà Đông, từ Trúc Sơn cách cả chục cây số cũng tìm về đây cắt tóc, thế mới biết người Việt ta quan trọng cái tóc như thế nào. Lại có bà vợ tháng nào cũng đưa chồng ra quán này cắt tóc, bà ấy bảo thích xem chồng đi cắt tóc, nếu thấy chỗ nào không đẹp thì có ý kiến sửa ngay. Với ông, điều đó thật thú vị.

Chia sẻ với chúng tôi về sự vất vả của nghề, ông Lừng bảo: “Tôi làm việc từ 8 giờ tới 12 giờ, chiều đứng từ 14h tới tối. Nếu không đeo khẩu trang thì rất dễ mắc bệnh phổi vì hít phải bụi tóc”. Mấy chục năm làm nghề, chính ông Lừng cũng không thể tính nổi mình đã đúng bao nhiêu giờ đồng hồ. Ông bảo nếu có cuộc thi đứng, chắc chắn ông sẽ dành giải nhất.

Nghề “cầm đầu thiên hạ” cũng là nghề làm dâu trăm họ, mặc dù rất tinh thông nghề nghiệp nhưng chỉ tới khi khách đứng lên khỏi nghế, soi gương và thấy mãn nguyện thì ông mới thấy thanh thản.

Mỗi ngày “cắt trên dưới hai chục cái đầu”, có ngày phải lỗi hẹn với khách vì đông quá, thu nhập cũng khá đấy, gấp nhiều lần làm ruộng, ấy thế mà ông chẳng bao giờ có tiền. Có bao nhiêu tiền đều đầu tư cho giáo dục hết thì còn đâu tiền, tuy nhiên thiên hạ thì lại bảo ông là người giàu có nhất nhì trong vùng vì 4 người con đều có bằng cử nhân, trong đó 2 là tiến sĩ hiện giảng dạy ở trường đại học. Cả 4 người con của ông đều biết cắt tóc, ấy là ông phòng xa, gì thì gì chứ cái nghề “cầm đầu thiên hạ” thì không bao giờ mất được. Anh con trai tiến sĩ về thăm bố cũng tranh thủ “cắt giúp bố mấy cái đầu”, với ông thế là có hiếu. Con cái đã trưởng thành, kiếm tiền không còn là áp lực với ông nữa, tuy nhiên nguyện vọng của rất nhiều khách là muốn ông cắt tóc cho họ thì ngày càng nhiều.
Bí quyết để có một gia đình hạnh, con cái thành đạt, ông Lừng chỉ nói ngắn gọn nội dung dạy con: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh và không được tham lam”. Thật là chí lý!

Lê Tự

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

Khởi công cải tạo khu vực quanh hồ Thiền Quang, ưu tiên thi công theo từng cụm

(LĐTĐ) Đơn vị thi công vừa tiến hành quây rào, thi công một số hạng mục đầu tiên của dự án chỉnh trang, xây dựng khu vực hồ Thiền Quang. Dự án dự kiến hoàn thành trước Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động