Liên quan đến vụ 42 người nhiễm HIV ở Phú Thọ:

Chuyên gia truyền nhiễm nói gì?

Liên quan đến nghi vấn nhiều người bị lây nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm tại một phòng khám tư trên địa bàn xã Kim Thượng (Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), các chuyên gia y tế cho rằng, không thể vội vã khẳng định khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn. Bởi việc lây truyền HIV qua kim tiêm cho hàng loạt người như vậy là rất khó có thể xảy ra.
chuyen gia truyen nhiem noi gi Cần có sự hiểu đúng về HIV
chuyen gia truyen nhiem noi gi Vụ nhiễm HIV ở Phú Thọ: 42 người dương tính, chưa rõ nguồn lây
chuyen gia truyen nhiem noi gi Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV: "Cột sống" chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững

HIV ủ bệnh 5 – 10 năm mới chuyển sang AIDS

Những ngày gần đây, thông tin về việc hàng chục người dân ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bất ngờ phát hiện mình bị nhiễm HIV khiến dư luận xôn xao. Nhiều người dân cho rằng, việc lây truyền có thể là do họ cùng khám bệnh tại một phòng khám tư và được tiêm cùng một bơm kim tiêm dẫn đến lây lan bệnh HIV. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thì việc lây truyền bệnh HIV không thể đơn giản như vậy, nhất là đối với những bệnh nhân bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

chuyen gia truyen nhiem noi gi
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với phóng viên.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Xác xuất lây truyền HIV qua bơm kim tiêm chỉ 0,3% và không phải tất cả mũi tiêm đều có thể làm lây truyền bệnh.

Vi rút HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường, còn nếu lâu hơn thì khó có thể làm lây nhiễm bệnh được. Do đó, thông tin về y sĩ dùng chung một kim tiêm để tiêm cho người dân trong nhiều tuần, nhiều tháng liền khiến lây truyền HIV là hoàn toàn không có khoa học”.

chuyen gia truyen nhiem noi gi
Phơi nhiễm HIV có nhiều con đường khác nhau.nh: GĐVN

PGS Cường phân tích, hiện nay HIV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Bên cạnh việc lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con, thì căn bệnh này có thể lây truyền qua đường máu, trong đó, dùng chung bơm kim tiêm là con đường lây truyền thường gặp.

Việc dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy; dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu; các dụng cụ xăm lông mày; lưỡi dao cạo râu,…đều có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Cũng có thể lây truyền HIV qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da bị xây xát…

Theo PGS Cương, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền chủ yếu trong đại dịch HIV/AIDS cách đây 10 năm, ước tính có đến 80-90% lây truyền qua bơm kim tiêm ở những người sử dụng ma túy.

Họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên vi rút HIV sẽ lây trực tiếp qua cho người khác. Trong thực tế hiện nay, bơm kim tiêm là loại sử dụng một lần, sau khi sử dụng sẽ được xử lý theo quy trình xử lý vật sắc nhọn của Bộ Y tế.

Bơm kim tiêm cũng là vật dụng khá phổ biến, rất sẵn trên thị trường và giá thành cũng rẻ. Do đó, việc lây truyền HIV qua dùng chung bơm kim tiêm là rất khó, việc lây đồng loạt cho nhiều người lại là điều càng khó xảy ra.

Theo PGS Cường, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền chủ yếu trong đại dịch HIV/AIDS cách đây 10 năm, ước tính có đến 80-90% lây truyền qua bơm kim tiêm ở những người sử dụng ma túy. Họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên vi rút HIV sẽ lây trực tiếp qua cho người khác.

Trong thực tế hiện nay, bơm kim tiêm là loại sử dụng một lần, sau khi sử dụng sẽ được xử lý theo quy trình xử lý vật sắc nhọn của Bộ Y tế. Bơm kim tiêm cũng là vật dụng khá phổ biến, rất sẵn trên thị trường và giá thành cũng rẻ. Do đó, việc lây truyền HIV qua dùng chung bơm kim tiêm là rất khó, việc lây đồng loạt cho nhiều người lại là điều càng khó xảy ra.

Là một trong những chuyên gia trong ngành truyền nhiễm, PGS Cường cho hay: Bệnh HIV để chuyển sang giai đoạn AIDS phải qua thời gian rất dài từ 5–10 năm. Chắc chắn một điều không thể chỉ mất vài tháng mà bệnh nhân HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS được.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân nhiễm HIV không có triệu chứng rõ ràng, sau vài tuần thì có những triệu chứng như: Sốt phát ban, nổi hạch, đau mỏi, nhức người như triệu chứng của cảm cúm thông thường.

Cho dù có xét nghiệm, HIV vẫn ra kết quả âm tính. Nhưng giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn “cửa sổ” cần hết sức cẩn trọng, xét nghiệm âm tính chưa chắc đã không nhiễm HIV, mà phải theo dõi tiếp theo sau 3 tháng mới có thể khẳng định chắc chắn bệnh nhân có nhiễm HIV không. Và phải sau 5–10 năm bệnh HIV mới chuyển sang giai đoạn AIDS, lúc này người bệnh mới có các triệu chứng rõ rệt như: Sụt cân, tiêu chảy, sốt kéo dài,…

Nên coi HIV là bệnh mạn tính

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) nhận định: “Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ cơ sở để kết luận nguyên nhân lây truyền HIV của 42 người tại Phú Thọ và cần tìm hiểu rõ con đường lây lan.

Chúng tôi đã đề nghị công an vào cuộc kiểm tra, đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học về dịch tễ, dịch học đánh giá về sự việc này.Với những người sau khi được phát hiện mắc HIV tại Phú Thọ, hiện đều được cán bộ y tế hỗ trợ tư vấn tâm lý, thuốc điều trị, dụng cụ can thiêp…để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh lây lan ra cộng đồng”.

PGS Cường cho rằng, rất khó để xác định một người bị nhiễm HIV từ khi nào, do đó phải có sự điều tra căn nguyên rất kỹ từ khoảng thời gian nhiều tháng, nhiều năm về trước đó. Khi bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng của HIV/AIDS thì không có nghĩa là bệnh nhân vừa mắc bệnh xong mà đã ủ bệnh từ rất lâu rồi.

“Về vụ việc ở Phú Thọ cũng vậy, không thể chỉ sau vài tháng đến khám tại nhà y sĩ về có thể mắc HIV, thậm chí có người đã ở giai đoạn AIDS mà có thể khẳng định đó là nguồn lây truyền HIV được. Việc một ai đó dương tính với HIV là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu có các nguy cơ không an toàn. Không thể đổ lỗi cho nhân viên y tế khi chưa có kết luận chính thức, tránh gây hoang mang dư luận”, PGS Cường chỉ rõ.

Cũng theo PGS Cường, hiện nay HIV nên được coi là một bệnh mạn tính mà ai cũng có nguy cơ bị nhiễm, nhưng nếu được điều trị thì có thể sống lâu dài như người bình thường. Nhưng cần tránh hai tình trạng thái quá, nếu quá sợ hãi thì sẽ dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử với những người mắc phải căn bệnh này và nếu quá chủ quan tức kém hiểu biết thì sẽ bị lây nhiễm, phơi nhiễm bệnh.

Bởi vậy, để tránh phơi nhiễm bệnh HIV hiệu quả, PGS Cường khuyến cáo, nếu không may bị vật sắc nhọn, bơm kim tiêm có nghi ngờ phơi nhiễm HIV, thì mọi người cần bình tĩnh, rửa vết thương dưới vòi nước, để nguyên máu chảy nhưng không nặn ra. Sau đó, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được uống thuốc dự phòng lây nhiễm tốt nhất trong vòng 6 tiếng đầu (hoặc trong vòng 72 tiếng), sẽ có hiệu quả ngăn chặn vi rút qua da vào máu.

Sau 1 tháng cần đánh giá lại và sau 3 tháng tiên hành kiểm tra để xác định chính xác có dương tính với HIV hay không. Với nhân viên y tế, người làm nhiệm vụ như: Công an truy bắt tội phạm nếu có máu nhiễm HIV bắn vào da, mắt, niêm mạc,… cần uống kháng vi rút trong vòng 28 ngày để đảm bảo vi rút không nhân lên. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng được khuyến khích và khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Khi phải tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc dịch sinh dục cần áp dụng các biện pháp dự phòng như: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sử dụng vật ngăn cách như kính bảo hộ, áo choàng, gang tay,… khi chăm sóc. Và ngâm tất cả các đồ dùng có dính máu, dịch cơ thể trong dung dịch nước sát trùng trước khi tiêu hủy là các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả nhất.Đặc biệt, để phòng bệnh HIV, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và dịch sinh dục là nguyên tắc chủ đạo trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động