Lao động di cư

Chưa được hưởng nhiều chính sách an sinh

(LĐTĐ) Lao động nữ di cư là lực lượng lao động tích cực trên thị trường, tham gia vào cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, họ cũng là nhóm dân số phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình làm việc và sinh sống tại nơi di trú.
chua duoc huong nhieu chinh sach an sinh Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
chua duoc huong nhieu chinh sach an sinh Đánh giá tổng quát hiệu quả chính sách an sinh
chua duoc huong nhieu chinh sach an sinh Tăng cường an sinh xã hội: Mối quan tâm hàng đầu của cử tri

Đây là điều ghi nhận được thông qua báo cáo nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” do Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện.

chua duoc huong nhieu chinh sach an sinh
Lao động nữ di cư còn đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh minh họa.

Phải đối mặt với nhiều thách thức

Theo bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều người dân từ nông thôn lên thành phố với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn. Bà Hà cho biết, lao động nữ di cư là lực lượng lao động tích cực trên thị trường, tham gia vào cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên họ cũng là nhóm dân số phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình làm việc và sinh sống tại nơi đến; là nhóm dân số chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương trong xã hội; nhưng mạng lưới an sinh xã hội từ trước đến nay chưa bao phủ nhiều đến họ, đặc biệt là nhóm đang làm ở khu vực kinh tế phi chính thức.

Do hiểu biết hạn chế về quyền an sinh xã hội của mình nên nhiều lao động nữ di cư cũng không biết cách làm thế nào để tiếp cận các quyền an sinh xã hội hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp cận các quyền đó tại nơi đến, khó khăn lớn nhất mà người di cư gặp phải ở nơi đến là chỗ ở.

Họ cũng bất lợi hơn lao động địa phương khi chịu chi phí sinh họat cao hơn do chủ nhà trọ áp dụng giá điện, nước kinh doanh đối với người thuê.

Trong những năm gần đây, các hiệp định tự do thương mại được Việt Nam ký kết có các yêu cầu bảo vệ lao động, đặt ra thách thức cũng như cơ hội cho Việt Nam khi các doanh nghiệp thường theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chi phí thấp thông qua việc không đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian làm việc dài và hạn chế người lao động tiếp cận các phúc lợi xã hội.

Thêm vào đó, nhiều công nhân không hiểu về các quy định của pháp luật lao động trong nước và quốc tế, hoặc quyền lợi của họ được hưởng như bảo hiểm y tế, các chế độ phúc lợi khác. Trước thực trạng trên, Quỹ Hỗ trợ Chương trình, Dự án an sinh xã hội đã đề xuất thực hiện Dự án “Thúc đẩy quyền xã hội toàn cầu cho lao động nữ di cư tại Việt Nam”, với mục tiêu là thúc đẩy quyền của lao động nữ di cư và khả năng tiếp cận các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ di cư ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, di cư có xu hướng nữ hóa khi tỷ lệ nữ/ tổng số người di cư từ 15- 59 tuổi là 52,4%. Báo cáo cho biết, có 34,3% gặp khó khăn về việc làm, 42,6% nữ lao động di cư gặp khó khăn về chỗ ở, và 97,9% lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội. Người di cư chủ yếu từ nông thôn (79,1% tổng số người di cư); 2/3 người di cư không có trình độ chuyên môn.

Người di cư thường làm các công việc giản đơn, thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Đáng chú ý, dẫn nguồn của Tổng Cục thống kê năm 2015, nghiên cứu cho biết hơn 1/2 người di cư đã có gia đình và có con cái, trong đó có 40% đang sống cùng con tại nơi đến. Cũng theo kết quả nghiên cứu,lao động nữ di cư có hiểu biết hạn chế về các quyền và thông tin an sinh xã hội về việc làm và thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên do môi trường làm việc và chế độ làm việc khác nhau, lao động nữ di cư khu vực chính thức vẫn có hiểu biết tốt hơn lao động nữ di cư khu vực phi chính thức về các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội và tham gia tổ chức đại diện.

Do hiểu biết hạn chế về quyền an sinh xã hội của mình nên nhiều lao động nữ di cư cũng không biết cách làm thế nào để tiếp cận các quyền an sinh xã hội hay tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp cận các quyền đó tại nơi đến, khó khăn lớn nhất mà người di cư gặp phải ở nơi đến là chỗ ở. Họ cũng bất lợi hơn lao động địa phương khi chịu chi phí sinh họat cao hơn do chủ nhà trọ áp dụng giá điện, nước kinh doanh đối với người thuê.

Chia sẻ thêm về những khó khăn của lao động di cư, thạc sĩ Trần Thị Hồng, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, qua khảo sát thực tế cho thấy, có những khoảng trống về pháp luật trong chính sách với lao động nữ. Thí dụ, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộ khẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động nữ di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản.

Cụ thể, lao động nữ phi chính thức khó tiếp cận BHXH và BHYT. Đối với BHXH bắt buộc, lao động nữ di cư khu vực phi chính thức không ký hợp đồng lao động nên không tham gia được BHXH bắt buộc. Mặt khác, thời gian đóng BHXH bắt buộc quá dài (20 năm) trong khi nhiều lao động nữ di cư làm việc ở các doanh nghiệp chỉ khoảng 10 -15 năm. Chính sách BHXH tự nguyện hiện nay cũng không hấp dẫn với lao động nữ di cư do mới được hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Hai chế độ rất được lao động nữ di cư quan tâm là thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp không có, nên họ không muốn tham gia. Ngoài ra, các chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên hay đột xuất, chưa có chính sách dành riêng cho người tạm trú ngắn hạn như lao động nữ di cư. Khó khăn nữa là BHYT. Muốn mua BHYT, người lao động cần có sổ đăng ký tạm trú và văn bản đồng ý của chủ nhà. Họ cũng chỉ có thể mua BHYT tự nguyện khi chủ nhà cũng mua. Đây là những khó khăn thường xuyên với lao động nữ di cư.

Thúc đẩy quyền an sinh xã hội cho lao động di cư

Từ thực tế nghiên cứu, báo cáo “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” cũng đã đưa ra các khuyến nghị chính sách để đảm bảo quyền an sinh xã hội cho lao động nữ di cư như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền an sinh xã hội, ý thức chủ động trong tìm hiểu thông tin của người lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng; Tiếp tục phát huy vai trò của các bên liên quan trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong tiếp cận các dịch vụ xã hội bình đẳng, đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương nơi có nhiều lao động nữ di cư đến sinh sống và làm việc cũng như tăng cường công tác thống kê về người lao động di cư để có dữ liệu nhận diện và quản lý người lao động di cư.

Tại cuộc hội thảo tham vấn ý kiến kết quả nghiên cứu về lao động nữ di cư được tổ chức mới đây, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội Phạm Thị Hải Hà khẳng định: “Trong thời gian tới, chúng tôi phải nghiên cứu, đề xuất những chính sách thực sự phù hợp với nữ lao động di cư Việt Nam để trình Chính phủ, từ đó, giúp cải thiện điều kiện việc làm, điều kiện sống cũng như chế độ phúc lợi xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế này”.

Còn ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý AFV thì nhấn mạnh, cơ quan này hỗ trợ thực hiện nghiên cứu về bảo đảm quyền an sinh xã hội với lao động nữ di cư xuất phát từ thực tế. Hiện nay, số lao động đổ về các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất vùng miền rất lớn, đặc biệt là lao động nữ. Vấn đề tiếp cận quyền an sinh xã hội của lao động nữ cũng rất quan trọng. Thí dụ, ngoài quyền tiếp cận an sinh xã hội của bản thân họ về các dịch vụ y tế, việc làm, còn có quyền giáo dục, y tế cho con họ.

Trên cơ sở nghiên cứu này, sẽ đề xuất với các cơ quan liên quan, nhà hoạch định chính sách, có giải pháp phù hợp để bảo đảm quyền an sinh xã hội với người lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng. Ông Việt Anh nêu rõ, kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống và vấn đề phúc lợi xã hội của lao động nữ di cư, cả nhóm chính thức và phi chính thức. Từ đó, có biện pháp cải thiện chính sách cho nhóm đối tượng yếu thế này.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động