Gắn kết “cung - cầu” trong đào tạo nguồn nhân lực ICT trình độ cao

Chìa khóa vươn ra biển lớn

(LĐTĐ) Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, trong đó lấy công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) làm nền tảng. Ngành ICT đã trở thành ngành kinh tế lớn dựa trên tri thức và công nghệ với quy mô 100 tỷ USD và xấp xỉ 1 triệu lao động tri thức. Tuy nhiên, ngành kinh tế lớn này đang phải đối mặt với bài toán nhân lực không hề đơn giản.
chia khoa vuon ra bien lon Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao
chia khoa vuon ra bien lon Sắp diễn ra chương trình Hợp tác ICT Việt Nam - Hàn Quốc 2018

Nhân lực vừa thiếu vừa yếu

Thống kê mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) cho thấy, hiện cả nước có 153 cơ sở giáo dục có đào tạo về ICT, mỗi năm có gần 35.000 sinh viên ra trường. Trong khi đó, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động.

chia khoa vuon ra bien lon
Triển lãm Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp

Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực ICT lớn như vậy nhưng hiện nay các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.

Trước thực trạng trên, một số chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định, nguyên nhân việc thiếu nhân lực trầm trọng là do các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao.

Theo ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh, hiện nay, các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu, số còn lại 72% cần phải được đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 3 tháng.

Giải thích nguyên nhân các chương trình đào tạo ngành CNTT còn có sự chênh lệch lớn với nhu cầu xã hội, PGS.TS Trần Thị Thái Hà - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Do các trường đại học chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trách nhiệm giải trình thấp; tính kết nối còn yếu do thiếu thông tin, thiếu động lực và năng lực. Do sinh viên và cha mẹ của sinh viên còn thụ động, lúng túng trong chọn trường, khó tìm việc; chưa sẵn sàng cho tương lai, thiếu thông tin, thiếu định hướng và chưa được trang bị kỹ năng mềm tốt.

Về phía doanh nghiệp, đơn vị này đang thiếu lao động có kỹ năng phù hợp, thiếu thông tin từ phía cung là các cơ sở đào tạo, trong khi lại tham gia yếu vào quá trình này. Các cơ quan bộ/ngành còn gặp khó khăn về quản lý và đưa ra chiến lược, chính sách thúc đẩy hiệu quả phát triển nguồn nhân lực.

Giải pháp nào hiệu quả và dài lâu?

Theo trao đổi của Phó Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên CNTT của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như: Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh, tiếp cận ứng dụng truyền thống thay đổi tương ứng với công nghệ, các kỹ năng cần thiết của người lao động cũng thay đổi đáp ứng phân công lao động toàn cầu; kỹ năng cho Start-up còn mới với sinh viên.

Bởi vậy, sinh viên CNTT cần phải cập nhật, cải tiến thường xuyên cho nhu cầu “chất lượng cao” của nguồn nhân lực CNTT và cũng cần có sự phối hợp đa dạng giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Cùng với việc sinh viên phải chủ động, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để đạt được khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường về CNTT là phải dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ ICT.

Nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng nhu cầu của đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại.Theo đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT đặt câu hỏi: “Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã nắm theo doanh nghiệp quyết định sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau, vẫn đổ lỗi cho nhau?”.

Từ thực tế đào tạo, PGS.TS Hoàng Minh Sơn -Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Nhân lực ICT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của mọi lĩnh vực, không phải chỉ của chính lĩnh vực ICT.

Vấn đề hiện nay là để đào tạo được nguồn nhân lực ICT đáp ứng yêu cầu, cần rất nhiều yếu tố như sinh viên phải được cung cấp một nền tảng kiến thức tốt, làm chủ công nghệ “lõi”: IoT, Big Data, AI, Blockchain…

Sinh viên cũng cần được trang bị kỹ năng nghiên cứu độc lập, tự học tốt đảm bảo nền tảng cho cập nhật công nghệ; kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh tốt; kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 phía: Trường đại học - Doanh nghiệp và Nhà nước.

Khẳng định, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo CNTT phải trở thành nhu cầu tự thân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Người đứng đầu ngành Giáo dục nhận định, vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, nhưng muốn hiệu quả, phải trở thành nhu cầu tự thân. Tức là các doanh nghiệp phải coi nhà trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được. Việc kết nối giữa doanh nghiệp với trường đại học và các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tạo ra một hệ sinh thái gồm ít nhất 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

Theo đó, nhà nước là các bộ chuyên ngành tạo môi trường thể chế chính sách thuận lợi, để cho các trường đại học và các doanh nghiệp hợp tác với nhau; Các trường đại học phải thay đổi căn bản tư duy, chuyển từ quản lý sang quản trị, tiếp cận thị trường, cung ứng các dịch vụ CNTT, đổi mới chương trình đào tạo, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, gắn kết với doanh nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái, trong đó thay đổi phương thức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Còn các doanh nghiệp phải coi đây là một cơ hội, động lực. Như vậy, giữa doanh nghiệp và các trường đại học đều phải có một lợi ích chung, có một động lực là cùng có lợi; có một áp lực chung là nếu không hợp tác tốt với nhau thì cả hai bên đều bị tụt hậu. Đặc biệt, các trường đại học phải giảm bớt thời gian học lý thuyết, thay vào đó, phải dành cho sinh viên nhiều hơn thời gian để thực tập, được “nhúng mình” vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Từ quá trình làm việc sẽ tạo ra một hệ sinh thái cộng sinh, sẽ hình thành văn hóa làm việc nhóm, chia sẻ, hỗ trợ nhau, thậm chí là văn hóa cạnh tranh. Còn các cơ quan bộ/ngành có trách nhiệm vừa kiến tạo, vừa gỡ vướng, gỡ khó khăn cho họ.“Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện rất quyết liệt để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Chúng tôi tin rằng khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi ban hành, thực hiện tự chủ đại học, các trường đại học phải đổi mới rất căn bản từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị nhà trường, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy thị trường để theo đuổi” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đồng thời Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT khẳng định sẽ tạo các cơ chế chính sách và bảo trợ cho các hiệp hội như hiệp hội Tin học TP Hồ Chí Minh để xây dựng các điển hình, các cẩm nang hỗ trợ cho các doanh nghiệp và trường đào tạo ICT để thiết lập những mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi ngoài các trường.

Đặc biệt, hai Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để có những quy định thuận lợi nhất trong việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ICT vì một Việt Nam phát triển.

Phạm Thảo – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Trong năm 2023, quận Thanh Xuân đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động đối với 55 lượt doanh nghiệp, hộ gia đình có công trình xây dựng trên địa bàn quận, tiến hành xử phạt 12 cơ sở với tổng số tiền trên 215 triệu đồng.

Tin khác

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động