Chênh lệch lương theo giới trên toàn cầu quá cao

(LĐTĐ) Báo cáo mới nhất về tiền lương toàn cầu của ILO cho thấy tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp trong khi chênh lệch lương theo giới vẫn tiếp tục ở mức quá cao, 20%, trên toàn cầu.
chenh lech luong theo gioi tren toan cau qua cao Tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp

Tăng trưởng lương toàn cầu thấp nhất trong vòng 10 năm qua

Theo Báo cáo tiền lương toàn cầu 2018/2019 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tăng trưởng tiền lương toàn cầu năm 2017 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, thấp hơn nhiều so với các mức tăng trưởng tiền lương trước thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Báo cáo cho thấy mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) đã sụt giảm từ 2,4% năm 2016 xuống còn 1,8% năm 2017. Kết quả này được công bố trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 136 quốc gia.

chenh lech luong theo gioi tren toan cau qua cao
Thu nhập của phụ nữ trên toàn cầu thấp hơn 20% so với nam giới. Ảnh minh họa

Khi phân tích về tăng trưởng tiền lương, báo cáo chỉ ra rằng tăng trưởng tiền lương thực tế của các quốc gia phát triển trong nhóm G20 đã giảm từ 0,9% năm 2016 xuống còn 0,4% năm 2017. Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi thuộc G20, tăng trưởng tiền lương thực tế dao động trong khoảng 4,9% năm 2016 và 4,3% năm 2017.

“Điều khó hiểu là ở các nền kinh tế có thu nhập cao, chúng ta thấy khi tăng trưởng GDP khôi phục và mức thất nghiệp giảm, tăng trưởng tiền lương lại chậm lại. Và có những dấu hiệu sớm cho thấy tình trạng tăng trưởng tiền lương chậm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2018,” Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết. Cũng theo Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder, mức lương chững lại như vậy là một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và tăng mức sống.

Cùng với các đối tác xã hội, các quốc gia cần tìm hiểu các cách thức để đạt được tăng trưởng tiền lương bền vững về mặt xã hội và kinh tế”. Báo cáo của ILO cũng cho thấy trong vòng 20 năm qua, tiền lương thực tế trung bình đã tăng gần gấp ba lần ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển thuộc G20, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ đạt 9% ở các quốc gia G20 phát triển.

Tuy nhiên, ở nhiều nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, bất bình đẳng về tiền lương vẫn duy trì ở mức cao và tiền lương thường không đủ để trang trải nhu cầu của người lao động và gia đình họ.

Chênh lệch lương theo giới quá cao

Báo cáo tính toán chênh lệch lương theo giới theo những cách sáng tạo và chính xác hơn, sử dụng dữ liệu từ khoảng 70 quốc gia và khoảng 80% lao động hưởng lương trên toàn thế giới, qua đó cho thấy phụ nữ tiếp tục bị trả lương thấp hơn nam giới khoảng 20% trên toàn cầu.

Ông Guy Ryder cho biết: “Chênh lệch lương theo giới là một trong những biểu hiện rõ nhất của bất bình đẳng xã hội và tất cả các quốc gia cần cố gắng hiểu rõ hơn những vấn đề tiềm ẩn của những biểu hiện này và đẩy mạnh tiến bộ hướng tới bình đẳng giới”. Theo Báo cáo, ở các quốc gia có thu nhập cao, chênh lệch tiền lương theo giới lớn hơn trong nhóm người lao động được trả lương cao nhất.

Trong khi đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chênh lệch tiền lương theo giới lại lớn hơn ở nhóm lao động được trả lương thấp hơn.Với việc sử dụng những bằng chứng thực tiễn, báo cáo cũng chỉ ra rằng những cách lý giải truyền thống như sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam giới và phụ nữ làm những công việc được trả lương, chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc giải thích tình trạng chênh lệch tiền lương theo giới.

“Ở nhiều quốc gia, phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn nam giới vẫn hưởng mức lương thấp hơn, kể cả khi họ làm cùng ngành nghề”, bà Rosalia Vazquez-Alvarez, chuyên gia kinh tế và tiền lương của ILO, là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết. Cũng theo bà Rosalia Vazquez, tiền lương của cả phụ nữ và nam giới cũng có xu hướng thấp hơn ở các doanh nghiệp và ngành nghề có đông lao động nữ.

Để giảm chênh lệch tiền lương theo giới, cần phải chú trọng hơn tới việc đảm bảo trả lương bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và giải quyết tình trạng đánh giá thấp công việc của phụ nữ. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chênh lệch tiền lương theo giới là vai trò làm mẹ. Báo cáo cho thấy những người mẹ thường có xu hướng được hưởng mức lương thấp hơn so với những người không làm mẹ.

Điều này có thể liên quan đến một loạt các yếu tố trong đó có sự gián đoạn thị trường lao động, giảm giờ làm việc, làm các công việc phù hợp với gia đình hơn nhưng mức lương thấp hơn hay những quyết định thăng cấp mang tính dập khuôn ở cấp doanh nghiệp.

Theo báo cáo này, sự phân công trách nhiệm gia đình công bằng hơn giữa phụ nữ và nam giới trong nhiều trường hợp có thể khiến phụ nữ lựa chọn nghề nghiệp khác đi.Tuy nhiên, “Điều đáng ngạc nhiên là, bằng chứng cho thấy đã tồn tại chênh lệch tiền lương thậm chí trước cả khi phụ nữ có con. Điều này cho thấy cần thiết phải đấu tranh loại bỏ định kiến và phân biệt đối xử tại thời điểm bắt đầu gia nhập thị trường lao động”- Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhấn mạnh.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động