Cha mẹ “tẩy chay” vắc xin: Con gánh hậu quả

(LĐTĐ) Thờ ơ, thậm chí “tẩy chay” vắc xin đang diễn ra ở một số phụ huynh thiếu hiểu biết và có suy nghĩ cực đoan. Các chuyên gia y tế cảnh báo điều này sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường khi trẻ không được bảo vệ khỏi các dịch bệnh nguy hiểm, thậm chí sự sống bị đe dọa.
cha me tay chay vac xin con ganh hau qua Tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi cơ hội bảo vệ lên đến 90%
cha me tay chay vac xin con ganh hau qua Cục Quản lý Dược: Không để thiếu vắc xin phòng bệnh

Hệ lụy khôn lường

Thời gian vừa qua, trên các mạng xã hội, xuất hiện nhiều trang “chống vắc xin”, “anti vắc xin”, “tẩy chay vắc xin… đưa ra hàng loạt thông tin sai lệch về hiệu quả của vắc xin. Những người theo phong trào này cho rằng, tiêm vắc xin có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con em họ. Thay vì chủ động tiêm, phòng vi rút gây bệnh, họ để hệ thống miễn dịch của cơ thể tự đề kháng với dịch bệnh.

Ngoài ra, sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết và bảo thủ của một số người dân cũng là căn nguyên khiến phong trào tẩy chay vắc xin lan rộng. Hậu quả khiến nhiều bệnh như quai bị, chân tay miệng,… đặc biệt là sởi bắt đầu quay lại bùng phát gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Theo các bác sĩ tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết số trẻ nhiễm bệnh sởi vào khám và điều trị tại Bệnh viện đều chưa tiêm phòng. Điều đáng nói là trong số này, có cả những trường hợp trẻ mắc bệnh do cha mẹ “tẩy chay” nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Đơn cử như trường hợp bé Diệp (17 tháng, ở Hà Nam) mới đây nhập viện điều trị vì bệnh sởi. Trước đó, bé bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau thì nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo biểu hiện mệt li bì.

cha me tay chay vac xin con ganh hau qua
Tiêm chủng là cách phòng bệnh sởi đơn giản và hiệu quả cho trẻ em.

Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và hai bàn chân của cháu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi thăm khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu Diệp chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng xã hội, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho cháu tiêm phòng. Khuyên thế nào cũng không được”.

Tương tự, chị Lường Thị Lan (21 tuổi, ở Lào Cai), mặc dù con gái đã 10 tháng tuổi nhưng chưa tiêm mũi vắc xin phòng bệnh nào, kể cả sởi. Nguyên nhân, do chị nghe nhiều người nói có cháu đi tiêm phòng bị tiêm tiêm nhầm thuốc, con bị câm, điếc nên sợ hãi và lo lắng không cho con đi tiêm.

“Tôi có đọc báo, tìm hiểu trên internet về tiêm vắc xin, thấy nhiều người cũng không cần cho con đi tiêm. Và tôi nhận thấy, từ lúc sinh ra đến giờ dù chưa tiêm lần nào nhưng con vẫn khỏe mạnh, nên tôi nghĩ không tiêm cũng không sao” chị Lan chia sẻ.

Đừng để trẻ mang bệnh do cha mẹ thiếu hiểu biết

Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp cha mẹ “tẩy chay” vắc xin sởi. Trong khi đó, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, một số dịch bệnh trên địa bàn thành phố như: Sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, ho gà có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2018. Theo số liệu thống kê mới nhất, thành phố đã ghi nhận 412 ca mắc sởi, phân bố tại 29/30 quận, huyện, thị xã và 183/584 xã, phường, thị trấn.

Số ca mắc sởi tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (chiếm 73%). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân sởi như: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Ba Đình. Điều đáng nói là 92% bệnh nhân mắc sởi chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng do mất sổ tiêm chủng.

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vắc xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc xin phòng bệnh cho con.

Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Công tác tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều năm, bác sĩ Lâm gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu bé được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ mắc sởi. May mắn, sau gần ba tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, những người có tư tưởng chống lại tiêm vắc xin là do chưa hiểu hết vấn đề. Bởi vì, bất kỳ loại vắc xin nào dù tốt đến đâu cũng không bảo đảm an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vắc xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể. Mỗi cá thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ.

Tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong. “Thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng một lọ vắc xin lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin. Do vậy cha mẹ không nên cực đoan, thiếu hiểu biết, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng trẻ”, bác sỹ Dũng khuyến cáo.

Để phòng ngừa các bệnh sởi hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết thêm trong thời gian tới Hà Nội phấn đấu khống chế dịch bệnh sởi trong quý II/2019; giảm dần số ca mắc sởi. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, để thực hiện mục tiêu này, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là triển khai tốt công tác tiêm phòng. Vì vậy, các quận, huyện có tỷ lệ tiêm chủng thấp cần phải rà soát đối tượng trẻ trong độ tuổi tiêm chủng; đặc biệt, cần có sự tham gia phối hợp của đội ngũ cộng tác viên dân số cùng vào cuộc, rà soát lập danh sách cụ thể trẻ cần tiêm chủng theo hộ gia đình.

Đồng thời, đối với việc phòng chống dịch bệnh, Hà Nội cũng sẽ tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm từ các trường hợp dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; cách ly trường hợp bệnh; rà soát tiền sử tiêm chủng các đối tượng xung quanh, tổ chức tiêm vét với tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo tiêm chủng dịch vụ với trẻ trên 5 tuổi; ra quân xử lí môi trường, phòng dịch như mở cửa thông thoáng, lau chùi bằng chất tẩy rửa thông thường... Thực hiện tổ chức tiêm chủng tốt, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, tăng cường theo dõi trước, trong và sau tiêm; khuyến cáo và tổ chức tiêm vắc xin dịch vụ cho trẻ trên 5 tuổi và người dân, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và có con trên 9 tháng tuổi.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động