Sân khấu về đề tài thống nhất đất nước 30/4/1975:

Cần những vở diễn về hòa hợp dân tộc

Đề tài chiến tranh luôn là một trong những đề tài vĩ đại nhất của văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Người làm nghệ thuật có thể khai thác đề tài ấy dưới nhiều góc độ, từ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đến những trận chiến khốc liệt, từ nỗi niềm của người ở hậu phương đến những cảnh chia ly, từ những trái ngang do chiến tranh mang lại đến những vết thương thời hậu chiến.
can nhung vo dien ve hoa hop dan toc Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa

Tất nhiên, còn những góc độ khác nữa, bởi chiến tranh luôn được nhìn ở nhiều lăng kính khác nhau, và mỗi thế hệ lại có cách suy nghĩ khác, tìm tòi khác. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một cột mốc của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là ngày giải phóng, là ngày thống nhất hai miền, sau 30 năm chiến tranh, sau 30 năm người Việt chưa một đêm được ngủ yên.

Và ngày này, luôn là đề tài chưa bao giờ vơi cạn của người làm nghệ thuật, nhất là sân khấu. Ngay sau khi giải phóng, khán giả đã được xem những vở diễn xuất sắc ca ngợi hòa bình, khơi gợi lòng yêu nước, ý chí bảo vệ giang sơn của người Việt. Những ngày ấy, không khí văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng thật là sục sôi, trong bầu cảm hứng bất tận rằng từ nay, núi sông đã liền một dải, anh em hai miền đã về cùng một nhà. Thế nhưng, nếu để nhìn lại một cách công tâm, thì chúng ta vẫn thiếu quá nhiều tác phẩm về đề tài này.

can nhung vo dien ve hoa hop dan toc
Tái hiện hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập vào trưa 30-4-1975.

Những tác phẩm của thời đó gần như đã làm xong nhiệm vụ của mình, bởi đa phần chúng là những tác phẩm được sáng tác cho kịp thời, ca ngợi là chủ yếu, tránh nói đến những mất mát, thương đau. Thời điểm ấy, những tác phẩm ấy là hợp lý và cần thiết. Ngày hôm nay, có thể nhiều người sẽ cho rằng đó là những tác phẩm một chiều, phiến diện, chỉ tô hồng.

Nhưng có lẽ, những người ấy quên mất một điều rằng, trong ngày vui, một tiếng khóc ai oán là không nên bởi nó lạc lõng và có phần thiếu văn hóa. Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn. Dân tộc ta đã phải trả một cái giá quá đắt. Vẫn còn nạn nhân của chất độc, vẫn còn những người thương binh, vẫn còn những gia đình không tìm được người thân. Nhưng buồn hơn, là vẫn còn một đường ranh giới vô hình, khiến người Việt còn xa người Việt, khiến người Việt ở khắp nơi chưa “nối vòng tay lớn” như lời mong ước của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Mà đáng buồn là, đường ranh giới này không phải do bản thân mỗi người tự vạch cho mình, mà nó đến từ những uất ức của một số người về thực chất lại không phải đổ máu một ngày nào. Bởi bản thân những người lính thực sự, sau khi xong việc, họ lại về với quê hương để làm nốt những việc dang dở, chứ họ không có thời gian để làm những việc đó. Bởi hơn ai hết, họ mới là những người biết yêu hòa bình. Và chính văn học nghệ thuật cũng như sân khấu, phải làm điều này. Khi mà về thực chất, thời gian chính là liều thuốc tiên giúp người ta quên dần đi quá khứ để hướng tới tương lai. Khi mà chính bản thân con người đã quên đi những định kiến, bỏ qua hận thù mà phần nhiều là do tự buộc vào mình, mở lòng để đến với nhau.

Thực tế đã đi xa hơn nghệ thuật rất nhiều. Thực tế là giờ đây, chuyện những người ở hai phía đối nghịch do hoàn cảnh lịch sử giờ thành bạn bè, rồi chuyện có những cặp vợ chồng mà hai người cha đã từng là kẻ thù, là chuyện hết sức bình thường. Thực tế là một chuyện. Nhưng khi thực tế ấy được vào kịch, thì sự lan tỏa lớn hơn nhiều, và có tác dụng nối người Việt lại với người Việt mạnh hơn bất cứ một loại keo dính nào.

Và đề tài hòa hợp dân tộc này, trên thực tế, còn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về con người Việt Nam, một dân tộc về bản chất là hiền lành và không nuôi dưỡng sự hận thù.

Nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động