Thiết chế của công đoàn liên quan đến nhà ở đoàn viên:

Cần nhanh chóng đi vào cuộc sống

Nên tăng tỷ lệ cho đoàn viên công đoàn (CĐ) thuê nhà ở thay vì bán, nếu có bán - nên bán trực tiếp cho công nhân lao động (CNLĐ); nên mở rộng đối tượng cho cả cán bộ, công chức có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thay vì chỉ dành riêng cho CNLĐ... 
can nhanh chong di vao cuoc song 32,5% công nhân thường xuyên có bức xúc về nơi làm việc
can nhanh chong di vao cuoc song Gần 1000 CNVCLĐ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế

Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội thảo “Góp ý hoàn hiện quy chế quản lý thiết chế CĐ và quy định về trình tự, thủ tục xét duyệt và tiêu chí lựa chọn đối tượng được mua, thuê mua nhà ở thuộc thiết chế CĐ” do Tổng LĐLĐVN tổ chức chiều 17/7.

can nhanh chong di vao cuoc song
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng phát biểu chủ trì hội thảo

Nên bán trực tiếp cho đoàn viên CĐ

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng nhấn mạnh: Xây dựng các thiết chế CĐ là chủ trương quan trọng nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; đồng thời giải quyết những bức xúc, cấp thiết của đoàn viên và người lao động (NLĐ) về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa thể thao cho NLĐ tại các khu công nghiệp tập trung, đồng thời đây cũng là giải pháp quan trọng thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của “Năm vì lợi ích đoàn viên CĐ”.

Với mỗi thiết chế, từ nguồn kinh phí tiết kiệm ngân sách chi của tổ chức, ngoài phần hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước, CĐ sẽ bỏ ra khoảng 30% kinh phí xây dựng; đồng thời có các phương án làm việc với các ngân hàng cho đoàn viên CĐ vay vốn với giá ưu đãi...

Với tất cả các giải pháp tối ưu nhất, CĐ sẽ đảm bảo giá thành bán 1 căn nhà thấp nhất (từ 100-150 triệu đồng/căn tùy diện tích).

Theo Đề án được phê duyệt, từ năm 2017 đến năm 2018, Tổng LĐLĐVN sẽ phấn đấu hoàn thành 10 thiết chế của CĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-CX); từ năm 2018-2020 hoàn thành và đưa vào sử dụng 40 thiết chế CĐ tại các KCN-CX. Đến năm 2030, phấn đấu tất cả các KCN-CX trên cả nước đều có thiết chế CĐ.

Trong các thiết chế CĐ sẽ bao gồm tổ hợp các công trình gồm khu căn hộ để bán, cho thuê, nhà trẻ, siêu thị, nhà thuốc, khu sinh hoạt văn hóa, khu tập luyện thể thao. Thiết chế CĐ được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ; nâng cao vị thế của tổ chức CĐ, là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Thông tin thêm về đề án, ông Phan Anh- Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tài chính Tổng LĐLĐVN cho biết: Với mỗi thiết chế, từ nguồn kinh phí tiết kiệm ngân sách chi của tổ chức, ngoài phần hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước, CĐ sẽ bỏ ra khoảng 30% kinh phí xây dựng; đồng thời có các phương án làm việc với các ngân hàng cho đoàn viên CĐ vay vốn với giá ưu đãi... Với tất cả các giải pháp tối ưu nhất, CĐ sẽ đảm bảo giá thành bán 1 căn nhà thấp nhất (từ 100-150 triệu đồng/căn tùy diện tích).

Góp ý về dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng thiết chế CĐ, ông Trương Văn Hiền- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho rằng: Tổng LĐLĐVN nên xét duyệt và bán trực tiếp cho đoàn viên CĐ, không nên bán cho doanh nghiệp để doanh nghiệp cấp lại cho NLĐ bởi nếu qua một khâu trung gian nữa, CĐ sẽ khó quản lý về giá cả, vận hành.

Là 1 trong 10 tỉnh đầu tiên khởi công xây dựng thiết chế CĐ theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bà Nguyễn Thị Vân Hà- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cũng đồng tình với quan điểm trên.

Theo bà Hà, đây là chính sách ưu đãi của tổ chức CĐ đối với đoàn viên, do vậy, việc bán, cho thuê phải trực tiếp từ CĐ đến với đoàn viên và NLĐ. “Cần phân phối trực tiếp để quản lý chặt việc bán hoặc cho thuê cho đúng đối tượng, đúng nhu cầu. Bởi như ở Bắc Ninh, KCN Yên Phong có hơn 100.000 CNLĐ, trong đó hơn 70% là NLĐ ngoại tỉnh, nếu không quản lý chặt, sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của NLĐ”, bà Hà khẳng định.

Không nên cứng nhắc tỷ lệ mua - thuê

Đánh giá cao quyết tâm của tổ chức CĐ trong việc triển khai thực hiện thiết chế CĐ cho NLĐ, ông Trần Đoàn Trung- Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cho rằng: Tổng LĐLĐVN không nên quy định cứng nhắc tỷ lệ bán tại mỗi dự án là 80% và 20% cho thuê.

Nếu được chọn, ông Trung cho rằng, TP Hồ Chí Minh sẽ lựa chọn phương án cho thuê hoàn toàn bởi tính ổn định của việc làm của CNLĐ không cao. Hơn nữa, cần tính toán tới xu thế của công nghiệp 4.0- khi việc làm của NLĐ có khả năng bị dịch chuyển rất cao và việc dịch chuyển này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu về nhà ở.

Đồng tình với việc không nên cứng nhắc về tỷ lệ thuê- mua, ông Nguyễn Ngọc Chính- Phó Chủ tịch CĐ Xây dựng Việt Nam đề xuất thêm: Tổng LĐLĐVN cần xem xét mở rộng đối tượng cho LĐ đặc thù của các ngành như xây dựng, giao thông.

Trong khi họ chính là những người xây dựng nhà ở và các công trình nhưng trong thời gian lao động lưu động, phần lớn NLĐ không có nhà ở trong lán trại tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn. Vì vậy, Tổng LĐLĐVN cần xem xét mở rộng đối tượng, cho CNLĐ của ngành xây dựng thuê trong thời gian thi công công trình.

Cũng liên quan đến việc xem xét mở rộng đối tượng cho thuê- mua nhà, ông Trương Văn Hiền cho rằng, ngoài đối tượng là CNLĐ KCN-CX, Tổng LĐLĐVN nên dành khoảng 10% số lượng nhà ở dành cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là giáo viên mới ra trường, mới được điều chuyển về địa bàn làm việc.

Quan điểm này cũng nhận được sự nhất trí cao của bà Nguyễn Thị Vân Hà, bởi theo bà Hà, cán bộ công chức, viên chức mới ra trường, mới lập gia đình đi làm còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở. Hơn nữa, họ cũng là đoàn viên CĐ, có nhiều đóng góp cần được quan tâm.

Liên quan đến việc xem xét đối tượng, ông Nguyễn Thiện Phước- Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương đề nghị: Không nên cứng nhắc ở vấn đề hộ khẩu mà chỉ cần xem xét NLĐ có hợp đồng lao động, có đăng ký tạm trú tại địa bàn sẽ được xem xét bởi phần lớn CNLĐ sẽ dịch chuyển nơi làm việc, không gắn bó với 1 nơi lâu dài, việc quy định “cứng” sẽ rất khó cho CNLĐ.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, Tổng LĐLĐVN sẽ tiếp tục bàn bạc, xin ý kiến các cơ quan chức năng trước khi ban hành quy chế quản lý, sử dụng thiết chế CĐ và quy định về mua, thuê nhà ở thuộc thiết chế CĐ. Tổng LĐLĐVN cũng sẽ xem xét việc mở rộng đối tượng là cán bộ công chức, người lao động... làm sao để việc bán, cho thuê căn hộ thuộc thiết chế CĐ đảm bảo đúng đối tượng, công khai, công bằng và hiệu quả nhất.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động