Cần giải pháp đột phá để loại bỏ bếp than tổ ong

(LĐTĐ) Theo lộ trình, Hà Nội sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như sự thay đổi nhận thức của người dân, việc sử dụng bếp than tổ ong đã được giảm tải khá nhiều. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như đúng lộ trình đã đề ra sẽ là rất khó nếu không có giải pháp đột phá.
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong “Sát thủ” vô hình từ bếp than tổ ong và thói quen đốt rơm rạ
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong Loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020: Khó do thiếu chế tài

Vẫn còn phổ biến

Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) đã tiến hành khảo sát về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy, có khoảng 55.000 bếp than tổ ong khắp Thủ đô đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè, các huyện ngoại thành chiếm 37% do đồng thời sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu khác.

Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số. Cụ thể, Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong
Sử dụng than tổ ong không những gây ô nhiễm mà còn mất mỹ quan đô thị cần phải loại bỏ. (Ảnh minh họa: PV)

Như vậy, tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020.

Là quận được thành phố thí điểm xóa bếp than tổ ong, theo trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Lê Đỗ Phương, nếu như năm 2017, toàn quận có 2.525 bếp than tổ ong hoạt động, thì đến nay đã xóa được 1.436 bếp... Tương tự, tại quận Ba Đình, việc vận động người dân không dùng bếp than tổ ong cũng có chuyển biến tích cực.

Đầu năm 2018, toàn quận có 3.950 bếp than tổ ong, đến nay đã xóa được gần 1.600 bếp. Số liệu thống kê cho thấy, chúng ta đã đạt được tiến bộ nhất định trong việc giảm thiểu, dẫn đến hạn chế, tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong thì vẫn còn là chặng đường dài.

Nếu việc nấu ăn hàng ngày đa số người dân đều sử dụng bếp gas, bếp từ thì đối với các hộ kinh doanh nhỏ như bán nước vỉa hè, phở, bánh cuốn, bún chả… lại đang sử dụng bếp than tổ ong. Chúng ta không khó bắt gặp tại một số chung cư cũ, vỉa hè… người dân vẫn mặc nhiên đun than tổ ong. Điều này không chỉ gây ô nhiễm cho khu dân cư, khu phố và cả thành phố mà còn góp phần làm xấu xí bộ mặt đô thị. Bởi vậy, loại bỏ than tổ ong ra khỏi đời sống- xã hội trên địa bàn Thủ đô là việc phải làm.

Ông Nguyễn Văn Quý, chủ một nhà hàng trên phố Cầu Chì, Thị xã Sơn Tây cho biết, nhà hàng tôi có đủ từ bếp ga, bếp điện và cả bếp than tổ ong, ngày nay việc sử dụng bếp than tổ ong không còn nhiều như trước nhưng cũng rất khó thay thế nhất là đối với các món cần ninh, hoặc ủ bởi cả chi phí lẫn yêu cầu chất lượng đồ ăn.

Đi dọc tuyến phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm) chỉ dài vài chục mét, song hầu như cửa hàng bán đồ ăn nào cũng sử dụng bếp than, có cửa hàng xếp thành hàng 4 - 5 bếp.

Không chỉ là vật dụng quen thuộc đối với các quán ăn, nhà hàng, tại các khu chung cư, khu tái định trên phố Hoàng Đạo Thúy, khu Trung Hòa - Nhân Chính..., hình ảnh người dân và hộ kinh doanh sử dụng bếp than để đun nấu vẫn khá phổ biến.

Không những vậy, nhiều hộ gia đình đun nấu bếp than ngay trước cửa nhà, thậm chí người lớn cũng để trẻ nhỏ ngồi ngay cạnh bếp than để nghịch mà không lường trước nguy hại đến sức khỏe. Người già, trẻ em khi hít phải mùi than tổ ong rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hơn nữa, khói than còn gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm không khí.

Phải quyết liệt hơn

Thời gian qua, Sở TN&MT Hà Nội đã phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan, tiếp tục triển khai mô hình thí điểm thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường tại một số phường trên địa bàn thành phố. Người dân được mượn bếp dùng thử để trải nghiệm bếp trước khi mua, đồng thời được hưởng mức giá ưu đãi (thấp hơn giá thị trường từ 30 – 40%). Tuy nhiên, việc triển khai cũng chưa thu được hiệu quả cao.

Theo tìm hiểu, ngoài các nguyên nhân như việc sử dụng bếp cải tiến xoong nồi sẽ dính nhọ, mất thời gian cọ rửa, theo người dân, bếp cải tiến cứ sau 15 – 25 phút lại phải “canh” để tiếp nguyên liệu 1 lần. Trái lại, với bếp than tổ ong thì việc thay nguyên liệu chỉ tiến hành 3 - 4 tiếng sau khi đun nấu. Mặt khác, chi phí cũng là rào cản khiến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải tính toán cân nhắc. “Than tổ ong đang có giá 3.000 đồng/viên, với bếp cải tiến, giá nguyên liệu từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Thời gian cháy hết 1 viên than tổ ong khoảng 4 tiếng thì thời gian cháy hết 1kg nguyên liệu của bếp cải tiến chỉ khoảng 2 tiếng. Việc mua nguyên liệu để đun cũng chưa thuận lợi” – một người dân so sánh.

can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong
Tình trạng người dân sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu vẫn diễn ra phổ biến. (Ảnh minh họa: HNM)

Trên thực tế, theo ông Lê Tất Định, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, điều đáng lo ngại là qua khảo sát cho thấy, tại các hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong, có nhiều trường hợp mắc bệnh hô hấp và tim mạch. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí mà người Hà Nội vẫn gọi là “sát nhân vô hình” chính là bếp than tổ ong. Hệ lụy của việc đun nấu bằng bếp than tổ ong là nguy cơ tỉ lệ người mắc các bệnh như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp... có xu hướng tăng lên

Tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020.

Nói như vậy để thấy, muốn giảm thiểu tiến tới loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn, bên cạnh yếu tố kinh tế, cần tuyên truyền rõ ràng hơn nữa đến người dân về tính hiệu quả của việc đảm bảo môi trường, có sự so sánh giữa hiệu quả kinh tế và sức khỏe để có lựa chọn phù hợp.

Cần phải khẳng định, việc thành phố Hà Nội lên kế hoạch “xóa sổ” bếp than tổ ong là một chủ trương hết sức đúng đắn và trong quá trình thực hiện chúng ta cũng đã thu được nhiều hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để hạn chế tiến tới chấm dứt hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020 như đã đề ra vẫn còn một chặng đường dài nếu không có giải pháp đột phá.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động