Bảo vệ lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

Cần đảm bảo vai trò ba bên

Đó là khuyến nghị được đưa ra tại Hội thảo tham vấn chính sách “Vai trò của tổ chức CĐ trong việc tuyển dụng công bằng và việc làm bền vững đối với người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Châu Á đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 18/6.
can dam bao vai tro ba ben Tổ chức thi tiếng Hàn cho lao động ngành sản xuất chế tạo và ngư nghiệp
can dam bao vai tro ba ben Ban hành Bộ quy tắc để bảo vệ lao động xuất khẩu tốt hơn

Nỗi lòng lao động Việt Nam nơi đất khách

Nhớ đến quãng thời gian 5 năm tủi nhục, mưu sinh nơi đất khách quê người, chị Triệu Thị Thiết (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) vẫn chưa hết xót xa. Được môi giới giới thiệu chương trình lao động tại Nhật Bản, năm 2012, chị Thiết quyết định sang Nhật tìm cơ hội đổi đời, sau khi vét sạch vốn liếng và vay nợ số tiền hơn 300 triệu đồng (cả tiền đặt cọc).

can dam bao vai tro ba ben
Hội thảo tham vấn chính sách do Tổng LĐLĐ Việt Nam, ILO và Quỹ Châu Á đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 18/6.

Số tiền lớn như vậy, nhưng công ty bên chị ký hợp đồng dặn nếu có tổ chức nào hỏi, chỉ nói mất 800USD. Sang Nhật, hợp đồng ký là 2 năm, nhưng mới làm việc được 2 tháng, chị Thiết bị Công ty trong nước “gọi” về nước và đòi phạt hợp đồng vì lỗi giao hàng, trong khi đó, nghiệp đoàn nơi chị làm việc khẳng định chị không sai.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Châu Á thực hiện dự án “Thúc đẩy bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư nước ngoài” với hỗ trợ tài chính của Văn phòng Quyền Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ CĐ cơ sở để cung cấp thông tin và tư vấn về di cư an toàn và quyền của NLĐ cho những lao động di cư tiềm năng và gia đình họ.

Dự án cũng hỗ trợ 3 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi nhằm cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động trở về.

Không biết tiếng Nhật, không biết cầu cứu tổ chức nào để bảo vệ mình, nhẩm tính nếu về nước sẽ mất trắng khoản chi phí hơn 300 triệu đồng, chị Thiết đành liều trốn ra ngoài làm việc. Vì làm việc bất hợp pháp tại Nhật Bản nên công việc của chị bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Trong gần 4 năm lưu lạc nơi đất khách, chị Thiết chuyển chỗ ở và chỗ làm 17 lần. Sau, không thể chịu được sự vất vả và sống chui lủi, chị Thiết quyết định ra đầu thú với cơ quan chức năng để chờ làm thủ tục về nước, gác lại ước mơ đổi đời nhờ xuất khẩu lao động.

Tâm sự thêm với phóng viên, chị Thiết cho biết: Trước khi sang Nhật làm việc, tôi được công ty bên Việt Nam tư vấn thu nhập sẽ khoảng 33 triệu đồng/tháng, nhưng khi sang đến nơi, thực tế tiền lương không đúng như thế, chủ bắt làm thêm ngày thứ Bảy nhưng không được tính tiền lương ngày làm việc đó.

“Từ bài học chua xót của cá nhân tôi, tôi mong những ai có ý định đi làm việc ở nước ngoài hãy tìm hiểu, tham khảo thật kỹ thông tin. Tôi cũng mong có Quỹ hoặc tổ chức nào đó đứng ra can thiệp và giúp đỡ cho người lao động đòi được quyền lợi chính đáng khi không may bị xâm phạm ở nước ngoài”, chị Thiết bày tỏ.

Không rơi vào hoàn cảnh bi đát như chị Thiết, anh Nguyễn Đình Tân ở xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa đi lao động tại thị trường Đài Loan về nước cho biết: Rào cản lớn nhất của lao động Việt Nam là ngôn ngữ để giao tiếp. Hơn nữa, do không tìm hiểu kỹ trước khi đi nên khi sang Đài Loan, anh Tân phải làm việc trong môi trường khá nóng và ồn, thời gian làm việc từ 12-14 tiếng, nhà ở thì ẩm thấp và cũ nát.

Đó là chưa kể chi phí khi đi làm việc tại Đài Loan của anh Tân lên tới 6.500USD – khoản chi phí cao hơn rất nhiều so với quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định khiến anh phải mất 10 tháng làm việc để làm việc mới có thể bù đắp được chi phí. Bên cạnh đó, khi sang đến nơi, anh Tân cùng nhiều LĐVN khác bị giữ hộ chiếu nên không được tự do đi ra ngoài.

Câu chuyện của chị Thiết và anh Tân chỉ là 2 trong muôn vàn câu chuyện khó khăn của LĐVN gặp phải khi đi xuất khẩu lao động. Điều đó cho thấy một thực tiễn: LĐVN nếu không tìm hiểu cho kỹ về luật pháp, văn hóa nước mình đến làm việc, không được chuẩn bị tinh thần, kiến thức về những rủi ro cần tính đến... sẽ dễ bị o ép khi ở nước ngoài mà không biết tìm đến cơ quan, tổ chức nào để có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình.

Cần đảm bảo vai trò của cơ chế 3 bên

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017, trong đó: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của LĐVN.

Đáng chú ý, số lượng LĐ nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê-Út.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017, trong đó: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của LĐVN. Đáng chú ý, số lượng LĐ nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê-Út

Một nghiên cứu gần đây của ILO cho thấy, 76% người LĐVN sang làm việc ở Malaysia và Thái Lan phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với các biện pháp khắc phục pháp lý trong thời gian làm việc ở đó. Rất ít người tham gia vào các tổ chức CĐ tại nơi đến làm việc. So với LĐ di cư từ Campuchia, Myanmar và CHDCND Lào, người LĐVN chịu chi phí di cư cao nhất.

Việc phải trả nhiều tiền hơn để đi làm việc ở nước ngoài và phải vay mượn để thanh toán cho những khoản chi phí đó làm cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc vì nần và buôn bán người. Theo ông Michael R. DiGregorio - đại diện Quỹ Châu Á ở Việt Nam: Để bảo vệ quyền của lao động di cư, cán bộ công đoàn cơ sở của Tổng LĐLĐ Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông tại cộng đồng và tư vấn về di cư an toàn cho người lao động di cư tiềm năng và thành viên trong gia đình họ.

Thời gian gần đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cuộc trao đổi 3 bên về chính sách di cư lao động và xây dựng luật liên quan đến người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngoài báo cáo rà soát và khuyến nghị về Luật người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, CĐ cũng tham gia vào việc xây dựng các quy định liên quan đến cơ chế khiếu nại cho người lao động, hợp đồng mẫu, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2015, Tổng LĐLĐ Việt Nam và CĐ Malaysia đã ký Bản ghi nhớ bao gồm những vấn đề quan trọng để bảo vệ NLĐ tốt hơn

Đặc biệt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Châu Á thực hiện dự án “Thúc đẩy bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư nước ngoài” với hỗ trợ tài chính của Văn phòng Quyền Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ CĐ cơ sở để cung cấp thông tin và tư vấn về di cư an toàn và quyền của NLĐ cho những lao động di cư tiềm năng và gia đình họ. Dự án cũng hỗ trợ 3 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi nhằm cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động trở về.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Lý - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: Là tổ chức đại diện bảo vệ quyền hợp pháp của NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm đến việc làm, thu nhập và quyền của người LĐ di cư Việt Nam cũng như mong muốn đảm bảo tuyển dụng công bằng và việc làm bền vững cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ họ khi về nước.

Để làm được điều đó, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, điều quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung Luật về người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tăng cường vai trò của CĐ với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng như vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và chương trình. Luật này, được gọi là Luật 72, có hiệu lực năm 2007, hiện nay đang trong quá trình rà soát để sửa đổi bổ sung

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng: Các dòng di cư cần được quản lý thông qua sự đồng thuận ba bên, bao gồm Chính phủ, CĐ và người sử dụng lao động tại cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh: “CĐ đại diện cho tiếng nói của NLĐ trong cơ cấu ba bên của ILO. Nếu không có tiếng nói mạnh mẽ này thì việc ‘ba bên đều thắng’, nghĩa là di cư mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động, NLĐ và nhà nước, không thể thực hiện được”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động